Cách sử dụng cây huyết rồng

Cây huyết rồng đã được ông cha ta nghiên cứu và sử dụng trong nhiều bài thuốc trị bệnh. Trong đó, vị thuốc này là dược liệu được dùng nhiều nhất trong các bài thuốc bổ khí huyết, lưu thông máu, điều trị các bệnh về xương khớp,… Vậy cụ thể cách sử dụng cây huyết rồng như thế nào? Hãy theo dõi bài viết này để biết thêm chi tiết nhé!

Cây huyết rồng có tác dụng gì?

Cây huyết rồng được xem là một vị thuốc quý, giống như cái tên của nó, tác dụng chủ yếu của cây thuốc này cũng có liên quan đến huyết. Cụ thể, huyết rồng có tác dụng hành huyết, bổ huyết, trị huyết hư hoặc kinh nguyệt không đều, tác dụng tốt cho người thường xuyên bị thiếu máu, chóng mặt, mệt mỏi.

Cây huyết rồng có tác dụng gì?

Ngoài ra, cây thuốc này còn có tác dụng thông kinh, hoạt lạc, điều trị viêm khớp, đau mỏi xương khớp, đau lưng, điều trị chứng ra mồ hôi trộm,…

Cụ thể, cây huyết rồng có tác dụng điều trị và chữa các bệnh như:

  • Hoa mắt chóng mặt, kinh nguyệt không đều: Cây huyết rồng do có tính ấm nên có tác dụng làm ấm cơ thể, đào thải hàn khí tích tụ trong cơ thể là nguyên nhân chính khiến kinh nguyệt của chị em phụ nữ không đều. Nhờ đó giúp điều trị rối loạn kinh nguyệt, hoa mắt, chóng mặt.
  • Điều trị các bệnh liên quan đến xương khớp như đau lưng, tê thấp, viêm khớp dạng thấp, đau dây thần kinh hông,….
  • Kháng viêm, diệt khuẩn, chữa phù nề, trung hòa acid trong dạ dày, làm lành nhanh các vết loét.
  • Có tác dụng bổ khí huyết, điều trị ứ huyết, mạnh xương khớp. Đặc biệt đối với người già, cây huyết rồng sẽ đem lại hiệu quả tốt hơn.
  • Điều trị các triệu chứng bị thiếu máu, đổ mồ hôi trộm, suy nhược cơ thể.

Cây huyết rồng có tác dụng gì?

Cách sử dụng cây huyết rồng

Từ xa xưa, nhiều bài thuốc trị bệnh từ cây huyết rồng đã được ông cha ta lưu truyền và sử dụng đến đời nay. Để mọi người hiểu rõ hơn và nắm được cách trị bệnh hiệu quả, dưới đây sẽ là cách sử dụng cây huyết rồng.

Chữa tê thấp và đau nhức xương khớp

Chuẩn bị 12g cây huyết rồng khô, 12g cây mua núi, 12g rễ cây gối hạc, 10g dây đau xương, 10g rễ phòng kỷ, 10g vỏ thân ngũ gia bì chân chim. Đem tất cả các nguyên liệu trên rửa sạch cho vào bình thủy tinh và đổ 1 lít rượu vào ngâm. Thời gian là 30 ngày có thể lấy ra dùng.

Mỗi ngày uống 2-3 lần, mỗi lần uống 25ml. Sử dụng liên tục trong thời gian 15-20 ngày các triệu chứng đau nhức xương khớp sẽ giảm đi hẳn.

Bài thuốc điều trị đau dây thần kinh hông

Bài thuốc này bạn chỉ cần chuẩn bị các nguyên liệu như sau: 20g huyết rồng, 12g hồng hoa, 12g ngưu tất, 12g đào nhân, 12g nghệ vàng, 10g nhọ nồi, 4g cam thảo. Đem các nguyên liệu rửa sạch, sau đó cho vào ấm nấu cùng với 400ml nước. Đun sôi thì hạ nhỏ lửa, đến khi nước cạn còn 100ml thì tắt bếp.

Lấy nước thuốc chia làm 2 lần, uống vào buổi sáng và tối. Uống liên tục trong vòng 1-3 tháng, các triệu chứng của bệnh đau dây thần kinh hông sẽ giảm.

Cách sử dụng cây huyết rồng

Chữa thiếu máu

Lấy 300g cây huyết rồng khô tán thành bột mịn, sau đó đem dược liệu đã tán đem ngâm với 1 lít rượu nếp trắng, ngâm trong thời gian 15-20 ngày là có thể dùng được. Mỗi ngày uống 2 lần vào buổi sáng và tối, mỗi lần uống khoảng 25ml.

Chữa kinh nguyệt không đều ở chị em phụ nữ

Dùng cây huyết rồng 10g, tô mộc 5g, nghệ vàng 4g. Tất cả nguyên liệu này phải là dược liệu khô thái nhỏ. Trước khi dùng phải rửa sạch, để loại bỏ bụi bẩn. Sau đó đem tất cả đi sắc với 500ml nước, sắc đến khi còn 200ml nước thì tắt bếp. Mỗi ngày dùng một thang, uống liên tục trong thời gian dài chu kỳ kinh nguyệt sẽ được cải thiện.

Bài thuốc chữa đau dạ dày

Cây huyết rồng 12g, rau má khô 12g, củ hoài sơn 12g, hà thủ ô đỏ 12g, đỗ đen 12g, cam thảo 12g, y dĩ 12g, đảng sâm 16g. Các vị thuốc đem rửa sạch trước khi đem sắc thuốc. Sau đó cho vào ấm và cho thêm 1 lít nước đổ vào để sắc. Đun sôi thì cho lửa nhỏ lại và sắc đến khi cạn còn 600ml nước thì tắt bếp.

Dùng thuốc này uống trong ngày, mỗi ngày 3 lần. Uống liên tục trong 2-3 tuần, các cơn đau dạ dày sẽ được thuyên giảm.

Cách sử dụng cây huyết rồng

Lưu ý khi sử dụng cây huyết rồng

Cây huyết rồng mặc dù có nhiều tác dụng nhưng bạn cần phải tuân thủ đúng những lưu ý để tránh gây hại đến sức khỏe.

Trước khi dùng bạn cần phải hỏi thăm ý kiến của bác sĩ. Không nên tự ý sử dụng liều lượng bởi có thể gặp phải tác dụng phụ không đáng có.

Không nên sử dụng cây thuốc này cho trẻ em, phụ nữ mang thai và cho con bú.

Người bị các bệnh lý như khí huyết không thông, khí truệ, người bị cao huyết áp tuyệt đối không nên dùng vị thuốc này.

Để đem lại hiệu quả cao nhất, bạn cần phải kiên trì dùng bài thuốc từ cây thuốc này.

Cây huyết rồng rất rễ bị mốc do đó cần được bảo quản cẩn thận, trước khi cất phải được phơi khô kỹ. Ngoài ra khi lấy dược liệu ra dùng cần dùng gang tay để lấy sau đó nhớ buộc kín để không khí và vi khuẩn không có cơ hội xâm nhập.

Trên đây là toàn bộ những thông tin về cách sử dụng cây huyết rồng. Mong rằng sau bài viết này bạn sẽ biết thêm nhiều bài thuốc để trị bệnh cho bản thân và người trong gia đình của mình.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *