Rễ cây dâu tằm ngâm rượu như thế nào?

Rễ cây dâu tằm thường được dùng để ngâm rượu có tác dụng làm trắng da, chữa đau nhức xương khớp, tiêu đờm, chống viêm, điều trị các bệnh về gan,… Vậy cụ thể cách dùng rễ cây dâu tằm ngâm rượu như thế nào? Câu trả sẽ được giải đáp dưới đây, mời bạn đọc tham khảo.

Cây dâu tằm là cây gì?

Cây dâm tằm có tên khoa học là Morus alba L, thuộc họ thân gỗ. Còn được gọi với nhiều tên khác là cây tầm tang, cây dâu cang, cây mạy môn.

Dâu tằm thuộc cây thân gỗ, cao từ 3-5m. Cành mềm, lúc non có lông tơ sau có màu trắng xám, nhẵn. Phần lá mọc so le nhau, hình bầu dục, khía răng cưa và mũi nhọn.

Hoa đơn tính, vô cánh, mùa hoa vào tháng 4-5. Quả dạng bế hình cầu, có màu trắng, lúc còn non có màu xanh và khi chín chuyển sang những màu hồng, tím đen, đỏ đậm, vị hơi chưa, ngọt, mùa quả từ tháng 6 đến tháng 7.

Vỏ rễ dâu tằm thu hoạch cuối thu khi lá rụng, người ra cạo hết vỏ ngoài, đem rửa sạch, bóc lấy vỏ rễ màu trắng ngằn đem đi phơi hoặc sấy khô để dụng làm chữa bệnh.

Cây dâu tằm là cây gì?

Công dụng của rễ dâu tằm

Theo nghiên cứu y học cổ truyền, rễ cây dâu tằm có vị ngọt, hơi đắng, tính bình, không có độc tính. Được quy vào kinh tâm, phế, tỳ, vị, đại tràng có tác dụng phế kiện tỳ, chỉ khái, lợi tiểu, ha suyễn, nhuận tràng, tiêu sưng.

Trong dân gian thường sử dụng vị thuốc này trong các bài thuốc trị bệnh như ho ra máu, ho dai dẳng lâu ngày, ho do phế thiệt, ho có đờm, ho dai dẳng lâu ngày, viêm họng có hành sốt, viêm phế quản, đi tiểu gắt hoặc ít,…

Đối với y học hiện đại, rễ dâu tằm có chứa những hoạt chất quý, tốt cho sức khỏe con người. Bao gồm có nhiều acid hữu cơ, pectin, tanin, hoạt chất flavonoid (morin, mulberrin, xyclomulberrin) và nhiều loại vitamin khác nữa.

Những hoạt chất của vị thuốc này được các nhà khoa học công nhận về tác dụng tiêu viêm, kháng khuẩn, chống oxy hóa, sát trùng,… Có tác dụng rất tốt để điều trị các bệnh ho, hen, viêm phế quản, khàn tiếng, tiểu tiện không thông.

Ngoài ra, rễ cây dâu tằm còn được đem vào ứng dụng để giúp ổn định huyết áp, các vấn đề về tim mạch, điều trị đau nhức xương khớp, thấp khớp, đau cơ, thận yếu, viêm gan, giảm cholesterol,…

Công dụng của rễ dâu tằm

Rễ cây dâu tằm ngâm rượu như thế nào?

Bên cạnh lá dâu tằm thì rễ cây dâu tằm ngâm rượu cũng là một bài thuốc quý, giúp điều nhiều loại bệnh. Và đây là cách ngâm rượu rễ dâu tằm đúng chuẩn.

Chế biến rễ dâu tằm khô

Sau khi thu hái rễ dâu tằm về, rửa thật sạch để loại bỏ đi bụi bẩn, đất cát. Sau đó tước lấy bỏ rễ, cắt nhỏ rồi phơi thật khô, cho vào túi nilon để bảo quản và sử dụng lâu dài.

Cách ngâm rượu rễ dâu tằm

Nguyên liệu: 1kg rễ dâu tằm rửa sạch, 5 lít rượu trắng ngon và bình ngâm tầm 8 lít.

Cách làm: Cho rễ dâu tằm vào bình thủy tinh, sành hoặc sứ, tiếp tục đổ rượu vào, rồi đậy nắp kín lại, để ở nơi khô ráo có nhiệt độ ổn định. Ngâm sau 1 tháng là có sử dụng, mỗi ngày uống 2-3 ly.

Tác dụng của bài thuốc này là giúp điều trị tình trạng gây choáng váng, hoa mắt, ù tai, chóng mặt, đau vùng thận, mỏi đầu gối, đặc biệt là có hiệu quả rất tốt với nam giới bị yếu sinh lý và xuất tinh sớm.

Bài viết này đã phân tích về cách dùng rễ cây dâu tằm ngâm rượu như thế nào. Mong rằng đây sẽ là những kiến thức bổ ích giúp bạn thành công có được một bình rượu quý để chữa bệnh. Chúc bạn và người thân luôn có thật nhiều sức khỏe.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *