Quế chi là một thành phần vỏ quế trên cây quế. Trong đông y, dược liệu này được sử dụng trong nhiều bài thuốc quý, điều trị các bệnh lý như phong hàn, phụ khoa, tiêu hóa, xương khớp… Cụ thể, đặc điểm, dược tính, công dụng, cách dùng loại quế này như thế nào? Bạn đọc hãy cùng Đức Thịnh theo dõi chi tiết bài viết dưới đây nhé!
Đặc điểm của quế chi
Quế chi hay còn gọi liễu quế, có tên khoa học là Cinnamomum cassia Presl, tên dược liệu là Ramulus cinnamoni. Đây là phần vỏ quế thuộc cành con của cây quế. Dược liệu có hình trụ tròn, dài khoảng 30 – 75cm, đường kính 0.3 – 1cm, phân nhiều nhánh.
Bề mặt dược liệu màu nâu đỏ hay nâu, có các đường sọc, nếp nhăn nhỏ, sẹo cành, sẹo mầm và sẹo lá hình mụn cục, bì khổng nhỏ. Quế chi có chất cứng nhưng giòn, dễ bẻ gãy. Dược liệu được thái phiến dày từ 2 – 4mm.
Mặt cắt của phần vỏ quế chi có màu nâu, phần gỗ có màu từ trắng vàng tới nâu vàng nhạt, phần tủy có hình vuông. Trong sử dụng, cần phân biệt rõ quế chi với nhục quế và bột quế để áp dụng dùng đúng công năng cũng như mục đích.
Bộ phận dùng của quế chi
Vỏ cành non khô của cây quế là bộ phận được dùng làm vị thuốc với tên gọi là quế chi.
Phân bố quế chi
Ở Việt Nam, cây quế mọc rất nhiều tại các địa phương. Điển hình nhất vẫn là các tỉnh phía Bắc, Bắc Trung Bộ như Cao Bằng, Yên Bái, Tuyên Quang, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh… Ngoài ra, cây quế còn phân bố ở các tỉnh khác như Khánh Hòa, Quảng Nam,…
Cách thu hái, sơ chế và bảo quản quế chi
Loại quế này (cành con của cây quế) thường được thu hái vào mùa xuân. Dược liệu sau khi thu hoạch về sẽ cắt lát mỏng hoặc miếng, đem phơi khô trong bóng râm hay ngoài nắng nhẹ. Sau đó, cho dược liệu vào túi buộc kín, kỹ, để nơi khô ráo, thoáng, tránh ẩm mốc, mối mọt.
Tính vị và quy kinh của quế chi
Theo thông tin ghi chép lại của các tài liệu y học cổ, quế chi có vị ngọt, đắng, tính ấm, có mùi thơm đặc trưng. Dược liệu có tác dụng quy vào 3 kinh tâm, phế và bàng quang.
Thành phần hóa học có trong quế chi
Theo kết quả nghiên cứu y học ghi nhận, quế này chứa tinh dầu từ 1 – 3% và cũng có một số cây chứa đến 6%. Bên cạnh đó, dược liệu này còn chứa rất nhiều các hợp chất quý như diterpenoid, flavonoid, tannin, phenylglycosid, coumarin, aldehyd cinnamic, bazylacetat, banzaldehyd, cinnamylacetat, aldehyd cinnamic,…
Tác dụng dược lý của quế chi
Quế chi được cả 2 nền đông y và y học hiện đại ghi nhận nhiều tác dụng dược lý đối với sức khỏe như:
Theo y học cổ truyền:
Dược liệu này có công dụng hoạt huyết, trừ hàn, tăng tiết mồ hôi, làm ấm kinh lạc, giảm hội chứng ngoại sinh. Dược liệu thường được dùng làm chủ trị của các bài thuốc chữa cảm mạo phong hàn, phù thũng, đau khớp, đau bụng lạnh, huyết hàn bế kinh, bị đánh trống ngực, cổ họng ho có đờm.
Theo y học hiện đại:
Với các thành phần dược chất chứa trong, loại quế này được y học hiện đại ghi nhận là có công dụng tăng tuần hoàn máu, thúc đẩy bài tiết, kích thích tiêu hóa, hỗ trợ hô tấp hiệu quả. Đồng thời, dược liệu còn được ứng dụng làm thuốc để tăng cường nhu động ruột, kích thích co mạch, co bóp tử cung, ức chế vi nấm, tiêu diệt các gốc tự do, chống xơ vữa động mạch, hạn chế hình thành khối u.
Cách dùng và liều lượng sử dụng quế chi
Quế chi được ứng dụng dùng dưới nhiều dạng, thường là sẽ sử dụng kết hợp với nhiều thành phần dược liệu khác để sắc nước uống. Liều dùng thông thường được khuyến cáo sử dụng của dược liệu này là 3 – 10g/ngày.
Tác dụng của quế chi
Quế chi với nhiều thành phần dược chất chứa trong, tốt cho sức khỏe, mang lại nhiều tác dụng tuyệt vời được y học ghi nhận như:
- Tác dụng với xương khớp, hỗ trợ chữa các bệnh về xương khớp như đau và mỏi xương ống tay, đau thắt lưng,…
- Tác dụng với hệ tiêu hóa, giúp tăng tiết nước bọt và dịch vị, kích thích hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Với chất eugenol chứa trong, quế chi giúp ức chế sự phát triển các vết viêm loét trong dạ dày rất tốt.
- Hỗ trợ điều trị các bệnh ngoài da như mụn, vảy nến, phát ban, ngứa, viêm, nhiễm trùng da,…
- Tác dụng với hệ thần kinh, giúp tăng cường khả năng hoạt động của hệ thần kinh, cải thiện tình trạng căng thẳng và giảm trí nhớ tốt.
- Tác dụng với tim mạch, huyết áp, giúp khí huyết lưu thông, từ đó hỗ trợ ngăn ngừa bệnh xơ vữa động mạch.
- Tác dụng giúp kiểm soát glucose và lipid, làm giảm lượng đường trong máu, cần bằng và luôn giữ ở mức ổn định, ngăn cảm giác thèm ăn đường của người bệnh. Với tinh dầu quế còn có khả năng đốt cháy chất béo rất hiệu quả, hỗ trợ giảm cân nhanh chóng.
- Tác dụng với thận, hỗ trợ trị viêm thận mạn, tiểu ít dẫn đến chân bị phù nề.
- Tác dụng gây ức chế nấm, vi khuẩn, ngăn chặn sự phát triển của các loại vi khuẩn và nấm gây bệnh.
- Tác dụng với đường hô hấp, giúp hỗ trợ viêm họng, có đờm, ho lâu ngày, nghẹt mũi,…
Các bài thuốc chữa bệnh từ quế chi
Ngoài cách sử dụng độc vị sắc nước dùng chữa bệnh, quế chi còn được dùng kết hợp với nhiều vị thuốc tạo thành các bài thuốc quý, chữa bệnh hiệu quả như:
Chữa cảm mạo:
Dùng quế chi 8g, cam thảo 6g, thược dược 6g, sinh khương 6g, táo đen 4 quả. Tất cả các dược liệu đem sắc với 600ml ml nước, đun sôi, cô cạn còn 200ml, chia làm 3 lần uống nóng trong ngày.
Chữa trị chứng thấp khớp mạn tính thể hàn:
Dùng quế chi 12g, rễ cỏ xước 40g, hy thiêm 28g, thổ phục linh 20g, cỏ nhọ nồi 16g, ngải cứu 12g, thương nhĩ tử 12g, thiên niên kiện 12g. Tất cả các dược liệu đem sao vàng, sắc đặc, ngày uống 1 lần, uống 7 – 10 ngày liền.
Chữa viêm khớp dạng thấp:
Dùng quế chi, bạch thược, thương truật, phòng phong, tri mẫu, mỗi vị 12g, kết hợp với gừng tươi, ma hoàng, hắc phụ chế, mỗi vị 8g và cam thảo 6g. Tất cả các vị thuốc này sử dụng sắc nước uống trong ngày.
Chữa viêm phế quản mạn tính:
Dùng quế chi 12g, phục linh 16g, bạch truật 8g, cam thảo 4g. Tất cả dược liệu này mang đi sắc nước uống trong ngày.
Chữa viêm khớp cấp:
Dùng quế chi 8g, thạch cao, ngạnh mề, mỗi vị 20g, kết hợp với tri mẫu, hoàng bá, tang chi, mỗi vị 12g và thương truật 8g. Tất cả các vị thuốc này đem sắc nước uống trong ngày.
Lưu ý khi sử dụng quế chi
Quế chi là một vị thuốc tốt, có tác dụng chữa bệnh tuyệt vời nhưng tuyệt đối không dùng trong các trường hợp sau:
- Phụ nữ có thai
- Người âm hư hỏa vượng
- Người bệnh sốt cao
- Người bị chứng xuất huyết hay có tổn thương ở yết hầu
- Phụ nữ tới kỳ, kinh nguyệt ra nhiều.
Mua quế chi ở đâu?
Bạn đang có nhu cầu mua và sử dụng quế chi nhưng vẫn còn đang phân vân về việc lựa chọn thương hiệu, cửa hàng. Thảo Dược Đức Thịnh sẽ là một sự lựa chọn tuyệt vời dành cho bạn. Hơn 10 năm hoạt động trong lĩnh vực đông y, Đức Thịnh tự tin mang đến sản phẩm dược liệu tốt nhất cho bạn.
Từ khi thành lập cho đến nay, Đức Thịnh luôn nhận được lời khen từ các khách hàng đã mua và sử dụng dược liệu tại Đức Thịnh. Bởi lẻ sản phẩm tại đây không chỉ đạt chất lượng tốt mà giá cả còn phải chăng, phong cách dịch vụ chuyên nghiệp, nhiệt tình và luôn hết mình vì khách hàng.
Nhiều trường hợp, khách hàng sau khi mua và sử dụng dược liệu tại Đức Thịnh hiệu quả, còn giới thiệu cho người thân, bạn bè mua, sử dụng cùng. Còn bạn thì sao? Hãy đến ngay địa chỉ cửa hàng Thảo Dược Đức Thịnh hoặc liên hệ hotline để trải nghiệm đi nào!