Từ lâu, cây cỏ xước đã được dân gian và đông y sử dụng trong nhiều bài thuốc quý, giúp hỗ trợ điều trị nhiều căn bệnh. Đặc biệt, cây cỏ xước được nhắc đến nhiều với tác dụng hỗ trợ điều trị các bệnh về xương khớp hiệu quả.
Vậy sự thật thì cây cỏ xước có những tác dụng nào? Bạn đọc hãy cùng Đức Thịnh tìm hiểu bài viết sau đây nhé!
Tìm hiểu về cây cỏ xước
Mô tả cây cỏ xước
- Tên khoa học là Achyranthes aspera L., thuộc họ Amaranthaceae (rau dền).
- Tên gọi khác là ngưu tất nam
- Rễ nhỏ, thân mảnh, hơi vuông, thường chỉ cao 1m.
- Lá mọc đối, có cuống, phiến lá hình trứng, đầu nhọn, mép lượn sóng.
- Hoa nhiều, mọc thành bông dài 20 – 30 cm ở ngọn cây.
- Quả nang, có lá bắc dạng gai nhọn, hạt hình trứng dài.
Nơi phân bố chủ yếu
Cây cỏ xước được tìm thấy ở nhiều quốc gia thuộc khu vực đông Nam á như Thái Lan, Malaysia, Campuchia,… Ở nước ta, cây mọc hoang ở khắp nơi thường tập trung ở một số tỉnh như Lào Cai, Lai Châu, Sơn La, Điện Biên,…
Bộ phận dùng
Toàn cây đều được dùng làm thuốc
Thu hái – sơ chế
Cỏ xước thường được dùng cả cây để làm thuốc, nhưng dùng nhiều nhất là rễ. Sau khi thu hái, có thể dùng tươi hoặc cắt nhỏ rồi phơi khô. Dù ở dạng khô hay tươi, chúng vẫn giữa được dược chất có lợi cho sức khỏe.
Bảo quản
Cây cỏ xước khô để bảo quản lâu hơn, bạn cần để ở nhưng nơi khô ráo thoáng mát, tránh ẩm thấp.
Thành phần hóa học
Theo các nghiên cứu khoa học, trong rễ cỏ xước có chứa thành phần chính là saponin và achyranthine alkaloids, có khả năng làm giãn mạch máu, hạ huyết áp, chống viêm, giảm đau và tăng cường hô hấp hiệu quả.
Tính vị, tác dụng dược lý
Theo đông y, cây cỏ xước có vị chua, hơi chát, đắng, tương đối khố uống, không độc, tính bình.
Axit oleanolic có trong rễ cây giúp kháng viêm, thanh nhiệt, lợi tiểu, hạ đường huyết, chống oxy hóa,… Ngoài ra chúng còn bổ thận, bổ gan, làm giảm mỡ máu, chống xơ vữa động mạch,…
Phân loại cây cỏ xước
Theo cuốn “ Từ điển thảo mộc dược học” cây cỏ xước có thể chia ra làm 4 loại:
- Cây cỏ xước lông trắng có tên khoa học là achyranthes aspera var.argentea.
- Cây cỏ xước xám đỏ có tên khoa học là achyranthes aspera var.rubrofusca.
- Cây cỏ xước Ấn Độ có tên khoa học là achyranthes aspaera var.indica.
- Cây cỏ xưởng nguyên chùng có tên khoa học là achyranthes aspera var.aspera.
Tùy vào từng khu vực địa lý mà có những loại cây khác nhau. Ở nước ta, cây cỏ xước chủ thường gặp là cây có lông trắng, thường được trồng và thu hoạch để điều chế làm thuốc.
Công dụng của cây cỏ xước
Cây cỏ xước chữa bệnh xương khớp
Thảo dược này có tác dụng mạnh gân xương, lưu thông khí huyết, tê bì chân tay và giảm đau nhức xương khớp. Thường được dùng để điều trị phong tê thấp, cước khí, ngã sưng đau, điều trị thóa hóa xương khớp và các bệnh liên quan đến xương khớp.
Cây cỏ xước chữa bệnh về gan, thận
Cở xước có tác dụng mát gan, lợi tiểu, bổ thận, bổ gan, thường được dùng để điều trị sỏi thận, suy thận, các chứng vàng da, nặng chân, phù thùng.
Cây cỏ xước chữa bệnh trĩ
Nhờ tác dụng thanh nhiệt, kháng viêm nên cây cỏ xước thường được dùng để điều trị bệnh trĩ nhẹ hiệu quả.
Cây cỏ xước trị mụn và làm đẹp da
Thảo dược này thường được dùng để sắc nước thuốc điều trị rất nhiều bệnh. Bên cạnh đó, cây cỏ xước còn được dùng để làm mặt nạ giúp trị mụn và làm trắng da hiệu quả.
Tác dụng chữa bệnh khác
Ngoài những công dụng trên, cây cỏ xước còn giúp điều trị một số bệnh khác nữa như: sổ mũi, cảm cúm, nhức đầu, quai bị, ù tai, chóng mặt, rối loạn tiền đình, táo bón, khó ngủ, kinh nguyệt không đều, mỡ trong máu cao,…
Đối tượng nên sử dụng cây cỏ xước
Cỏ xước đã được cả đông y và tây y đánh giá rất cao trong việc chữa trị các bệnh về xương khớp nên vị thảo dược này rất thích hợp cho các đối tượng như:
- Người bị thoái hóa khớp xương, đau nhức xương khớp, đau thần kinh tọa.
- Người bị phù thũng, viêm cầu thận, suy thận, vàng da.
- Người bị sỏi mật, sỏi thận.
- Người bị viêm bàng quang, đi tiểu buốt, nước tiểu vàng, đi tiểu ra máu.
Cách sử dụng cây cỏ xước
Cũng như nhiều loại thuốc nam, cây cỏ xước có thể sử dụng sắc nước độc vị hoặc dùng kết hợp với nhiều loại cây thuốc khác, tùy vào từng tình trạng bệnh khác nhau.
Dùng độc vị:
Cây cỏ xước đem cắt nhỏ, rửa sạch, phơi khô rồi sao vàng hạ thổ để dành dùng dần. Mỗi ngày lấy 50 – 70g thuốc sắc với 1 lít nước, đun sôi trong khoảng 20 phút là được, chia làm nhiều lần uống trong ngày.
Bài thuốc kết hợp:
Hỗ trợ điều trị đau nhức xương khớp
Dùng rễ cỏ xước, dây đau xương, rễ sim (sao vàng), thổ phục linh mỗi vị 20g, cẩu tích 16g . Tất cả các vị đem rửa sạch, sắc với 1.5 lít nước, sắc cạn còn 1 lít, chia làm nhiều lần uống trong ngày.
Hỗ trợ điều trị viêm cầu thận
Dùng rễ cỏ xước 25g, rễ cỏ tranh, mộc thông, mã đề, huyết dụ, huyền sâm, lá móng tay mỗi vị 15g. Tất cả các vị đem sắc với 600ml nước, sắc cạn còn 200ml, chia làm 2 lần, uống vào buổi sáng và trưa sau bữa ăn.
Hỗ trợ điều trị phù thũng, suy thận, vàng da
Dùng rễ cỏ xước (sao vàng), cây cúc bách nhật, cây mã đề, cỏ mực mỗi vị 30g. Tất cả các vị đem rửa sạch, sắc uống ngày 1 thang, chia làm 2 – 3 lần uống trong ngày. Kiên trì sử dụng liên tục 7 – 10 ngày để theo dõi kết quả.
Hỗ trợ điều trị thoát vị đĩa đệm
Dùng cây cỏ xước, cỏ ngươi, dền gai, lá lốt, tầm gửi mỗi vị 20g, cây chìa vôi 30g. Tất cả đem rửa sạch, sắc với 1.5 lít nước, cô cạn còn 1 lít nước, chia làm nhiều lần uống trong ngày.
Lưu ý khi sử dụng cây cỏ xước
- Người dùng nên sử dụng hàng ngày và thường xuyên để đạt hiệu quả cao nhất
- Phụ nữ có thai tuyệt đối không dùng.
Mua cây cỏ xước ở đâu uy tín?
Bạn đang có nhu cầu tìm mua cây cỏ xước hỗ trợ điều trị bệnh? Hãy đến ngay địa chỉ cửa hàng Thảo Dược Đức Thịnh. Công ty chúng tôi chuyên cung cấp tất cả các loại dược liệu quý thiên nhiên, an toàn.
Trong đó, có sản phẩm cây cỏ xước khô với giá chỉ có 60.000đ/kg. Để đặt mua và tư vấn miễn phí nhanh nhất bạn vui lòng liên hệ hotline bên dưới hoặc đến trực tiếp địa chỉ cửa hàng Thảo Dược Đức Thịnh. Chúng tôi sẽ có dịch vụ giao hàng tận nơi trên toàn quốc, đảm bảo hàng được chuyển đến bạn nhanh nhất có thể. Bạn có quyền nhận và xem sản phẩm trước khi thanh toán, có quyền đổi trả và được hoàn tiền 100% nếu như sản phẩm hư hỏng, kém chất lượng nhé!
(Kết quả sử dụng cây cỏ xước hỗ trợ điều trị còn tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người)