Cam thảo dây là một vị thuốc quen thuộc trong Đông y, được nhiều người biết đến. Cây thuốc với công dụng hỗ trợ điều trị bệnh mà không phải ai cũng biết đến đó là trị ho, giải cảm, loét dạ dày, mụn nhọt, ngộ độc, viêm gan, điều vị hiệu quả.
Ngày nay, khi khoa học phát triển cây thuốc còn được đưa vào nghiên cứu và công nhận nhiều hiệu quả khác rất tốt cho sức khỏe. Vậy nó tốt như thế nào? Bài viết sau đây Đức Thịnh sẽ bật mí nhé!
Mô tả dược liệu cam thảo dây
So với cái tên thì hình ảnh thực tế bên ngoài của cam thảo dây khá quen thuộc đối với mọi người.
Cam thảo dây là cây gì?
Cam thảo dây thuộc thân dây, có nhiều xơ, mọc bò dưới mặt đất, cành nhỏ gầy. Lá kép, có hình lông chim, dài 15 – 24 cm, có 8 – 20 chét lá đôi. Phiến lá dài, có hình chữ nhật, dài 5 – 20 mm, rộng 3 – 8 mm và cuống lá thường ngắn.
Cây thuốc có hoa màu hồng, mọc thành chùm nhỏ ở các kẽ lá hay ở đầu cành và cánh hoa có hình bướm. Quả thon, bề mặt có lông ngắn, dài khoảng 5 cm, rộng 5 – 12 mm, dày khoảng 8 mm. Bên trong quả có chứa 3 – 7 hạt. Hạt hình trứng, vỏ rất cứng, màu đỏ, sáng bóng, có một điểm đen lớn ở gốc hạt.
Bộ phận sử dụng dược liệu
Toàn bộ phận của cây cam thảo dây đều được sử dụng làm thuốc. Rễ và lá được dùng tương tự như cam thảo bắc, có tên dược liệu là Liane Reglisse. Còn hạt cam thảo dây hay còn gọi là tương tư tử có chứa độc tố nên thường được dùng ngoài da và có tên dược liệu là Seemn Abri.
Phân bố
Cam thảo dây dễ phát triển, mọc hoang nhiều nơi ở nước ta. Hiện tại, ở một số nơi thì cam thảo dây được mọi người trồng để sử dụng làm dược liệu trị bệnh.
Thu hoạch và sơ chế cây cam thảo
Cam thảo dây trồng được 3 tháng là đã có thể thu hoạch dây, lá. Cắt các đoạn dây mang lá, quấn lại thành bó rồi phơi khô. Thu hái rễ vào mùa xuân – hè. Quả thì vào mùa thu sẽ thu hoạch rồi phơi khô, đập bỏ hạt.
Người dân thường thu rễ và lá phơi khô để làm thuốc, còn hạt không được dùng làm thuốc uống, chỉ có thể giã nát làm thuốc sát trùng, tiêu viêm, mụn nhọt ngoài da.
Bảo quản dược liệu
Sản phẩm dược liệu cam thảo dây sau khi thu hoạch, phơi khô sẽ được bảo quản trong bọc kín để nơi khô ráo, thoáng mát, tránh độ ẩm cao và thỉnh thoảng có thể mang ra phơi nắng để không bị ẩm mốc.
Thành phần hóa học
Rễ và lá cây chứa một chất ngọt tương tự như glyxyrizin có trong rễ cam thảo bắc. Tuy nhiên lượng chất ngọt này rất ít nhưng lại có vị ngọt khó chịu và đắng.
Hạt có chứa một chất protit độc được gọi là abrin, chất abralin là một glucoxit có tinh thể, men tiêu hóa chất béo, chất béo lipaza 2.5% chất béo, chất henagglutinin làm vón máu và nhiều men ureaza. Vỏ hạt có chứa sắc tố màu đỏ.
Vị thuốc cam thảo dây
Tính vị
Trong y học cổ truyền, cam thảo dây được ghi nhận là có vị ngọt, tính mát.
Quy kinh
Cam thảo dây đẳng quy vào 12 kinh.
Tác dụng dược lý
Trong nền y học, cam thảo dây được ghi nhận nhiều tác dụng dược lý, kể cả y học cổ truyền và y học hiện đại.
Theo nghiên cứu y học hiện đại: Chất Abrin có trong hạt cam thảo dây có thể gây vón hồng cầu. Nếu nhỏ vài giọt dung dịch Abrin vào kết mạc mắt có thể gây hiện tượng phù tấy, kết mạc, làm tổn thương giác mạc vĩnh viễn.
Theo y học cổ truyền: Cam thảo dây có tác dụng sinh tân, chỉ khát, thanh nhuận, nhuận phế.
Cách dùng – Liều lượng
Cam thảo dây có thể sử dụng dưới dạng sắc uống, thoa ngoài, hay có thể sử dụng độc vị hoặc kết hợp với các vị thuốc khác. Với liều lượng khuyến cáo dùng 8 – 16 g, tùy thuộc vào đơn thuốc, chỉ định của bác sĩ và tình trạng sức khỏe của người bệnh hiện tại.
Công dụng của cam thảo dây
Theo đông y, rễ và lá của cây có vị ngọt, hơi đắng, tính mát. Hạt có vị đắng, rất độc. Người ta thường dùng lá cam thảo dây để hỗ trợ điều trị bệnh đem hiệu quả cao, đặc biệt cam thảo dây có công dụng hỗ trợ điều trị các bệnh như:
- Hỗ trợ điều trị ho, giải cảm.
- Trị hoàng đản cho viêm gan siêu vi trùng.
- Hỗ trợ điều trị chứng đánh trống lồng ngực
- Có tác dụng tiêu viêm, lợi tiểu.
- Hạt dùng bôi ngoài có tác dụng sát trùng, tiêu viêm, làm mụn nhọt chóng vỡ mủ.
Cách sử dụng cam thảo dây hiệu quả
Là loại thảo dược gia truyền được sử dụng nhiều trong các bài thuốc. Cây thuốc chủ yếu được dùng để sắc nước uống hoặc dùng kết hợp với nhiều loại dược liệu khác để nâng cao hiệu quả điều trị.
Giúp thanh nhiệt cơ thể:
Ngày dùng 20g cam thảo dây (lá và rễ) rửa sạch, sắc với 1 lít nước uống mỗi ngày. Ngoài ra, lá và rễ cây còn dùng giã nát để đắp lên vết thương do bị rắn cắn.
Hỗ trợ điều trị ho khan, viêm họng, sốt nóng:
Dùng lá cam thảo dây 10g, sắc với 450ml nước, sắc cạn còn 200ml, chia làm 2 – 3 lần uống trong ngày.
Hỗ trợ điều trị cảm cúm:
Cam thảo dây, cây lức (sao qua), bạc hà, vỏ quýt mỗi vị 12g, lá lức (đồ chín) 60g, phèn chua 2g, củ xương bồ 10g. Tất cả tán dập, đun sôi với 1 lít nước, chia làm 2 lần uống trong ngày.
Hỗ trợ điều trị hen suyễn, có phong hàn xâm nhập bên ngoài:
Dùng cam thảo dây, gừng sống, hành hương, quế chi và tía tô mỗi vị 12g. Tất cả đem sắc với 1.5 lít nước, uống trong ngày.
Làm thuốc giải độc:
Cam thảo dây dùng 50 – 60g sắc uống, hoặc hòa chung với bột đậu xanh nghiền sống, uống nhiều càng tốt.
Hỗ trợ điều trị viêm phế quản mạn tính:
Dùng cam thảo dây, vỏ quýt (sao vàng), vỏ vối (sao thơm), hạt cải trắng mỗi vị 10g, bán hạ chế 8g, gừng tươi 4g. Tất cả đem sắc với 1 lít nước, uống ngày 1 thang.
Hỗ trợ điều trị viêm bàng quang:
Cam thảo dây 12g, bồ công anh 20g, thài lài tía 12g, hạt dành dành 12g, rau má 12g, mã đề 16g, râu ngô 12g, mộc thông 12g. Tất cả đem sắc với 1.5 lít nước, uống ngày 1 thang. Dùng lá cam thảo dây nhai để hỗ trợ điều trị chứng đánh trống ngực.
Hỗ trợ điều trị huyết áp thấp:
Dùng 12g cam thảo dây, đương quy 10g, 8g nhị sâm. Tất cả đem tán nhuyễn thành bột. Mỗi lần uống 4g, ngày uống 3 – 4 lần.
Lưu ý:
– Tuyệt đối không dùng hạt cam thảo dây điều trị bệnh về mắt hoặc dùng uống.
– Không để trẻ em chơi với hạt cam thảo dây, vì sơ ý trẻ em có thể bỏ hạt vào miệng, nhai và nuốt. Vì hạt có màu đỏ đẹp, có chấm đen ở đâu, thường được xâu thành chuỗi hạt đeo cổ).
– Đến mùa thu hoạch hạt cam thảo dây chín, cần tích cực thu hạt ngay, không để rơi hạt lung tung, trẻ trông thấy sẽ nhặt chơi rất nguy hiểm.
– Là một vị thuốc quý cần được dùng phổ biến và nhân rộng nhiều hơn nữa. Những tác dụng điều trị bệnh mà nó mang lại rất có ích và cho hiệu quả cao ngoài mong đợi.
Hỗ trợ điều trị thủy đậu:
Dùng cam thảo dây, sinh đại, ngân hoa, lục đậu bì (vỏ đậu xanh), mỗi vị đều 12 g, kết hợp với lá tre 16 g, lô căn (rễ Lau), mẫu đơn bì, hoàng đằng, mỗi vị 8g. Tất cả dược liệu đem sắc với nước uống, nên dùng khi còn ấm nóng.
Hỗ trợ chữa mụn nhọt, lở loét, tróc da gây đau đớn toàn thân:
Dùng cam thảo dây, bồ công anh, sài đất, mỗi vị 15 g, kết hợp với kim ngân dây, thương nhĩ tử (sao cháy), mỗi vị 10 g. Tất cả dược liệu đem sắc với 800 ml nước, cô cạn còn 200 ml, chia làm 2 lần uống trong ngày.
Bài thuốc hỗ trợ trị họng sưng tấy viêm đau:
Dùng cam thảo dây, bạch mao căn, cát căn, mỗi vị 12 g, kết hợp với xạ can 5g, tang bì (tẩm mật sao) 12g, ô mai 6g. Tất cả các dược liệu đem sắc với 600 ml nước, cô cạn còn 100 ml, chia làm 2 lần uống trong ngày.
Bài thuốc trần bì la bạc thang hỗ trợ chữa viêm phế quản mãn tính, ho khạc ra đờm trắng:
Dùng cam thảo dây 8g, trần bì (sao vàng), la bạc tử (sao thơm), vỏ vối (sao thơm), mỗi vị 10g, kết hợp với gừng tươi 4g. Tất cả các dược liệu đem sắc cùng 600 ml nước, cô cạn còn 200 ml, chia làm 2 lần, dùng uống trong ngày khi còn nóng.
Hỗ trợ chữa khí huyết hư, suy nhược cơ thể:
Dùng cam thảo dây 30g, hoàng tinh chế, lá quao nước, huyết rồng, dây gắm, hà thủ ô đỏ chế, cẩu tích, bố chính sâm, mỗi vị 20g, kết hợp với kỷ tử 10g, nghệ vàng, dâm dương hoắc, ngắt diệp, phục linh, mỗi vị 12g và cao quy bản, hải sâm khô, mỗi vị 50g.
Tất cả dược liệu chuẩn bị sẽ đem ngâm với 4 lít rượu trắng 40 độ, ngâm trong 7 ngày và nên thỉnh thoảng lắc đều dược liệu với rượu. Sau 7 ngày là có thể dùng, uống 15 – 20 ml/lần, uống 3 lần/ngày, uống trước bữa ăn và trước khi đi ngủ.
Hỗ trợ chữa phụ nữ có thai 3 tháng, chân phù sưng đau:
Dùng cam thảo dây (sao vàng), mộc qua (sao vàng), hương phụ (tử chế), ô dược (sao vàng), tó tử (sao vàng), trần bì (sao vàng), mỗi vị đều 8g, kết hợp với gừng tươi 4g. Tất cả dược liệu đem sắc với 600 ml nước, cô cạn còn 200 ml, chia làm 2 lần uống trong ngày.
Một số lưu ý khi dùng cam thảo dây
Tuyệt đối không nên dùng hạt cam thảo dây để điều trị bệnh về mắt hoặc sử dụng để uống.
Không để hạt cảm thảo rơi lung tung, trẻ trông thấy sẽ nhặt chơi rất nguy hiểm. Nếu sơ ý, trẻ em có thể cho hạt vào miệng, nhai và nuốt.
Cam thảo dây vị ngọt, hơi đắng, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc cơ thể. Dù là được dùng phổ biến nhưng vị thuốc lại chứa một lượng độc tính nhất định nên khi dùng cần trao đổi với thầy thuốc để được hướng dẫn cụ thể.
Nơi mua cam thảo dây đạt chất lượng?
Trước thực trạng hiện nay nhiều sản phẩm kém chất lượng, nguồn gốc không rõ ràng,… xuất hiện tràn lan trên thị trường, làm ảnh hưởng tới hiệu quả điều trị cũng như ảnh hưởng tới sức khỏe của bệnh nhân.
Vì vậy việc lựa chọn những địa chỉ uy tín để mua là rất quan trọng và cần thiết nhất. Người mua nên chọn những địa chỉ có uy tín, đảm bảo chất lượng, có giấy phép hoạt động để mua được vị thuốc đạt chất lượng nhất.
Với mong muốn bệnh nhân được sử dụng sản phẩm đúng, chất lượng tốt, Thảo Dược Đức Thịnh không chỉ là bán cam thảo dây uy tín chất lượng mà còn cung cấp cho khách hàng những loại thảo dược khác nữa đúng, chuẩn, đạt chất lượng cao.
Hi vọng chúng tôi sẽ là sự lựa chọn đầu tiên khi quý khách hàng có nhu cầu mua cam thảo dây và các loại thảo dược liệu. Chúng tôi nhận giao hàng trên toàn quốc với dịch vụ chuyển phát nhanh đến tận tay khách hàng.
(Kết quả hỗ trợ điều trị còn tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người)