Cây cát lồi thường được thấy trong món bánh xèo Nam Bộ. Đây không chỉ được dùng làm thực phẩm mà còn là một vị thuốc hỗ trợ chữa trị nhiều chứng bệnh, đặc biệt là viêm khớp, đau lưng, đau dây thần kinh, sốt hay tác dụng chống viêm,…
Mô tả đặc điểm của cây cát lồi
- Cây cát lồi là loại cây thân mềm, mọc thẳng, có thể cao 50-60cm, có khi phân cành.
- Thân rễ nạc phát triển thành củ, lá có bẹ, mọc so le nhau, có lông.
- Đầu phiến lá nhọn, nhẵn, lúc non xếp thành hình xoắn ốc.
- Cây cát lồi khác với cây gừng thông thường ở chỗ chỉ có một hàng lá xếp hình xoắn ốc.
- Cụm hoa mọc thành bông ở ngọn thân, màu trắng, hình trứng, không có cuống.
- Quả nang chứa nhiều hạt nhẵn, màu đen, bóng.
Tên khoa học
Cây cát lồi có tên khoa học là Costus speciosus, họ Costaceae.
Tên gọi khác: mía dò, đọt đắng, đọt hoàng, tậu chó,…
Khu vực phân bố
Mọc hoang ở nhiều nơi, ở vùng đất ẩm cây tươi tốt thu hái quanh năm.
Bộ phận dùng
Mọc hoang ở nhiều nơi như: Sơn La, Hòa Bình, Lạng Sơn, Lai Châu,… Cây cát lối cũng xuất hiện ở nhiều nước châu á khác như: Trung Quốc, Thái Lan, Lào, Ấn Độ, Đài Loan,…
Cách chế biến và thu hái
Thân rễ, cành non, búp non của cây cát lồi được thu hái vào mùa thu. Rửa sạch thân và rễ của cây cát lồi, cắt bỏ rễ con xung quanh rễ lớn, sau đó thái phiến, rồi phơi hay sấy cho khô.
Thành phần hóa học
Thành phần hóa học chứa trong cây bao gồm các hydrat cacbon, các chất albuminoid.
Khi chiết rễ khô, thu được các hoạt chất diosgenin, tigogenin, các saponin, đây còn là nguồn chiết xuất diosgenin.
Tính vị và kinh quy
Cây cát lồi vị chua, đắng, tính mát, hơi có độc vào kinh can, tâm, tỳ, thận.
Tác dụng điều trị bệnh của cây cát lồi
Ngoài việc sử dụng làm rau ăn hàng ngay, củ cát lồi còn mang lại nhiều hiệu quả điều trị bệnh, chúng ta cùng tìm hiểu về tác dụng của loại cây này.
- Tác dụng trị thấp khớp, đau lưng, đau dây thần kinh.
- Thân và rễ có tác dụng hỗ trợ trị sốt, phát ban, hen suyễn, viêm cuống phổi.
- Ngọn và cành non hỗ trợ trị viêm tai, làm mát gan, giảm đau nhức.
- Tác dụng chống viêm, đái buốt, đái vàng.
- Hỗ trợ trị phù thũng, viêm tiết niệu, xơ gan, bụng chướng, ho khan, viêm phế quản…
- Ở Ấn Độ, rễ cây cát lồi được xem là chất xổ, lọc máu, kích thích, trừ giun.
- Trong Kama Sutra, nó được nhắc đến là một thành phần mỹ phẩm bôi lên lông mi để tăng sự thu hút về mặt tình dục.
Đối tượng sử dụng cây cát lồi
- Người bị đau lưng, thấp khớp, đau dây thần kinh.
- Người bị sốt, phát ban, hen suyễn.
- Người bị viêm tai, viêm phổi, viêm tiết niệu, viêm phế quản.
- Người bệnh bệnh viêm thận cấp, phù nề.
Cách sử dụng hiệu quả cây cát lồi
Cây cát lồi là loại cây dễ trồng và phát triển quanh năm, được bộ y tế đưa vào danh mục 60 cây thuốc có trong trạm y tế, nên trồng trong vườn nhà.
- Bộ phận chủ yếu được dùng làm thuốc là thân và rễ. Ngoài ra còn có cả búp và cành non được thu hái quanh năm, sau năm phơi khô hoặc sấy khô để sử dụng.
- Bên cạnh các tác dụng có thể làm thuốc chữa bệnh, đọt của cây còn có thể làm rau ăn với bánh xèo hoặc làm rau sống dùng trong các bữa cơm gia đình hàng ngày.
- Nhân gian thường dùng cành non và ngọn cây cát lồi còn tươi đem nướng lên, giã nát, vắt lấy nước nhỏ vào tai để hỗ trợ trị viêm tai.
Bài thuốc dân gian từ cây cát lồi
Cây cát lồi là vị thuốc được dân gian được sử dụng lâu đời với tác dụng chữa trị bệnh rất hiệu quả. Vậy thì tại sao chúng ta không thêm nó vào sổ tay các vị thuốc hay trong dân gian ngay để phòng khi dùng đến nhỉ.
Hỗ trợ trị ho gà
Dùng cát lồi và rau sam, mỗi vị 100g sắc lấy nước uống, rất hiệu quả.
Hỗ trợ trị viêm phù thũng, viêm tiết niệu
Cát lồi 30g, rễ tranh 20g. Tất cả sắc nước uống đều đặn hằng ngày.
Trị cảm sốt
Cát lồi 100g, kết hợp với lá tre tươi 20g, gừng tươi 14g sắc lấy nước.
Hỗ trợ trị mụn nhọt do nóng trong người
Lấy 100g cây cát lồi nấu nước uống. Hoặc lấy một nắm lá cát lồi tươi giã nhuyễn, rồi lấy đắp vào chỗ sưng tấy hay mụn nhọt.
Hỗ trợ trị bệnh viêm gan, xơ gan cổ trướng
Dùng 10g cây cát lồi khô, 10g lá bồ công anh, 10g hạt dành dành và 15g nhân trần nấu với 1 lít nước. Đun sôi với lửa nhỏ để nước thuốc cô cạn còn 500ml, rồi chia làm 2 lần uống buổi sáng và tối. Nhớ nên uống sau bữa ăn 15 phút là tốt nhất.
Chữa bệnh mẩn ngứa, mề đay
Dùng một nắm thân và lá cây cát lồi khô, rửa sạch rồi đem đun nước. Sau đó lấy nước tắm hoặc lấy khăn lau trực tiếp vào những vùng da đang bị mẩn ngứa hay bị nổi mề đay. Kiên trì sử dụng cho đến lúc khỏi hẳn.
Hỗ trợ chữa trị viêm tai, mắt
Lấy ngọn và lá cây cát lồi tươi nướng lên cho nóng rồi ép lấy nước để nhỏ trực tiếp lên mắt hoặc tai. Mỗi ngày làm 2 lần, sử dụng liên tục bài thuốc này khoảng tuần để thấy hiệu quả.
Phản hồi của người sử dụng
Anh Quang (Tây Ninh): “Với những người Nam Bộ như tôi, cây cát lồi không phải xa lạ gì. Trước đây tôi chỉ biết đây là một trong những loại rau thường dùng ăn với bánh xèo. Nhưng từ khi bị viêm sốt, mẹ tôi dùng cát lồi với lá tre và gừng tươi sắc lên lấy nước cho uống. Khi dùng 2 lần, bệnh hết ngay, thật hiểu quả. Từ đó, tôi mới biết đây là vị thuốc hỗ trợ trị được rất nhiều bệnh. Thế là lại biết thêm một cây thuốc quen thuộc xung quanh mình.”
Chị Hoa (Thủ Đức): “Có thể nói những ai mắc bệnh viêm đường tiết niệu thì mới hiểu được nỗi khổ mà căn bệnh gây ra. Những lần đi tiểu khó khăn, tiểu dắt, bụng ậm ạch khó chịu, các lần đi vệ sinh cứ như bị kim châm, đau lưng, ớn lạnh, nôn, buồn nôn,…
Tôi đã rất khổ sở vì chứng bệnh này. Nhưng từ khi được giới thiệu và dùng cây cát lồi hỗ trợ trị viêm tiết niệu rất hiệu quả. Theo như lời chỉ bảo tôi sắc cát lồi và lá tranh để lấy nước uống. Chỉ chưa đầy một tuần đã không còn những cảm giác đau đớn, đau bụng dưới, nóng rát vùng bụng nữa. Tôi đã chia sẻ bài thuốc này với các bạn của tôi.”
Cảm ơn bạn đã theo dõi hết bài viết về cây cát lồi, nếu thấy bài viết hay và hữu ích hãy chia sẽ nó đến cho người thân và bạn bè biết nhé.
(Kết quả có thể khác nhau, tùy vào cơ địa từng người)