Cây đỏ ngọn là một trong số các loại thảo dược được dùng làm thuốc, loài cây này được sử dụng khá lâu theo kinh nghiệm dân gian. Và gần đây được nghiên cứu phát hiện có tác dụng tốt trong việc hỗ trợ điều trị các bệnh về tim mạch.
Mô tả đặc điểm cây đỏ ngọn
Tên khoa học
Cây đỏ ngọn có tên khoa học Cratoxylon Prunifolium Kurtz, thuộc họ ban Hypericaceae.
Mô tả cây
Theo kinh nghiệm của các chuyên gia Thảo Dược Đức Thịnh, thì cây đỏ ngọn có một số đặc điểm nhận dạng như mô tả sau
- Người dân còn gọi là cây ngành ngạnh, vàng la, cúc lương, hoàng ngưu trà.
- Là một cây nhỏ có gai ở gốc, để tự nhiên cây có thể cao to cho gỗ, cành non có lông tơ, dần dần trở nên nhẵn và có màu tro. Thân phía ngọn có màu đỏ do lông tơ màu đỏ nên gọi là đỏ ngọn.
- Lá hình mác, mọc đối nhau, cuốn ngắn, mặt gân chính đỏ đến 1/3, lá con non thì gân lá và lá có màu đỏ đến hơn nữa.
- Hoa mọc trên những cành ngắn có lông màu tía, hoa màu hồng trắng.
- Quả nang, dài 15mm, rộng 7-8mm. Hạt hình trứng dài 6mm, rộng 3mm.
Khu vực phân bố
- Cây đỏ ngọn được phân bố phổ biến ở các nước châu Á như: Trung Quốc, Malaysia, Philipin, Ấn Độ.
- Ở Việt Nam cây mọc tự nhiên ở vùng núi thấp hoặc trung du như Hòa Bình, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Bắc Giang. Đây là loài cây ưa sáng và lá thường rụng vào mùa đông.
Bộ phận dùng
Bộ dùng làm thuốc: lá cây, rễ và vỏ. Nhưng lá thường là phần được sử dụng phổ biến, có dược tính cao.
Thành phần hóa học
Thành phần chủ yếu được nghiên cứu và tìm thấy trong cây đỏ ngọn đó là flavonoid, tannin, saponin và axit hữu cơ… Có tác dụng triệt tiêu các gốc tự do trong cơ thể, chống oxy hóa, bảo vệ tế bào, ngăn ngừa các nguy cơ xơ vữa động mạch- nguy cơ chính gây ra bệnh mạch vành.
Mùi vị
Theo đông y, cây có vị ngọt, hơi đắng, có chút chua và chát, tính mát.
Công dụng của cây đỏ ngọn
Theo nghiên cứu, cây đỏ ngọn có rất nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe của chúng ta, nhưng ít người biết đây là một vị thuốc quý dùng để điều trị các bệnh khác nhau.
Trị bệnh cảm sốt, chân tay mỏi
Cây đỏ ngọn được dùng để điều chế thành thuốc để điều trị bệnh cảm cúm, sốt cao, cảm nắng, nhức mỏi chân tay,…
Hỗ trợ tiêu hóa, mệt mỏi
Dùng lá đỏ ngọn hãm nước trà uống rất tốt sẽ giúp tăng cường hệ tiêu hóa, vì thảo dược này có chứa nhiều axit hữu cơ tốt cho sức khỏe. Sử dụng cây đỏ ngọn có tác dụng chữa rối loạn tiêu hóa, kém ăn, mệt mỏi rất hiệu quả.
Tăng cường trí nhớ, bảo vệ tế bào não
Cây đỏ ngọn thường được dùng nhiều trong những bài thuốc bổ cho người lớn tuổi với tác dụng tăng cường trí nhớ, phòng chống các bệnh nguy hiểm thường gặp ở người già. Thảo dược này rất thích hợp dùng cho người lớn tuổi bị suy giảm trí nhớ, hay quên, lú lẫn.
Điều trị xơ vữa động mạch, thiểu năng tuần hoàn não
Chất flavonoid trong cây đỏ ngọn có tác dụng giúp tiêu diệt các gốc tự do trong cơ thể. Thảo dược này còn có thể chống cục máu đông chống xơ vữa động mạch, giúp hỗ trợ điều trị các bệnh về tim mạch, giảm các triệu chứng như nhồi máu cơ tim đồng thời giúp tăng cường máu lên não.
Thảo dược này rất phù hợp cho người lao động trí óc hoặc làm việc trong môi trường làm việc cường độ cao và người mắc chứng thiếu máu lên não.
Đối tượng sử dụng cây đỏ ngọn
Theo nguyên cứu của đông y cũng như kinh nghiệm của Thảo Dược Đức Thịnh, thì cây đỏ ngọn có tính mát rất tốt cho sức khỏe, nên có thể sử dụng cho rất nhiều đối tượng.
- Bệnh nhân mắc xơ vữa động mạch
- Người mắc chứng thiểu năng tuần hoàn não, thiếu máu não.
- Người lao động trí óc, hoạt động trong môi trường có cường độ làm việc căng thẳng.
- Người già suy giảm, trí nhớ, hay quên
- Người tiêu hóa kém, kém ăn, kém ngủ, thiếu máu.
- Phụ nữ sau sinh nên dùng đỏ ngọn để sớm phục hồi sức khỏe.
- Bệnh nhân bị ung thư nên dùng
- Người bình thường dùng hàng ngày để giúp tăng cường sức khỏe, phòng ung thư, kiện trí nhớ.
Cách sử dụng cây đỏ ngọn
Cây đỏ ngọn có rất nhiều cách sử dụng để chữa bệnh. Nhưng nếu bạn muốn sử dụng cây đỏ ngọn phát huy toàn bộ công dụng, thì hãy nên thực hiện theo chỉ dẫn của các chuyên gia Đức Thịnh, như sau
- Lấy 30g lá khô hoặc 60 lá tươi, hãm với 1 lít nước sôi, chờ cho ngấm trong thời gian khoảng 30 phút là có thể dùng được.
- Lưu ý: Nên tráng trà qua nước sôi 1 lần trước để mùi vị trà đỏ ngọn sẽ thơm ngon hơn.
Nếu dùng vào mùa hè, khi pha xong để nguội cho vào tủ lạnh ngăn mát, cho cả gia đình đều uống được, không độc hại mà chỉ có tác dụng tốt cho sức khỏe.
Ngoài ra người dân vùng núi thường lấy ngọn non của cây đỏ ngọn dùng làm rau ăn sống và dùng để nấu canh chua.
Một số bài thuốc thường dùng từ cây đỏ ngọn
Cây đỏ ngọn ngoài dùng để pha nước uống thì còn dùng sắc kết hợp với một vị thuốc khác nhằm mang lại nhiều tác dụng điều bệnh hiệu quả hơn.
Trị bệnh cảm sốt, chân tay mỏi
Lá cây đỏ ngọn 15g, lá ngải hoa vàng 15g. Tất cả rửa sạch, cho 500ml nước, sắc còn 250ml, chia 2 lần uống lúc còn nóng. Kết hợp với ăn cháo giải cảm sẽ nhanh khỏi.
Điều trị đau đầu, mệt mỏi, rối loạn giấc ngủ ở người tăng huyết áp
Lá cây đỏ ngọn 30g, hoa hòe 15g cho vào ấm hãm như trà uống thay nước hàng ngày.
Hỗ trợ tiêu hóa, giúp ăn ngon (dùng cho phụ nữ sau sinh)
Lá cây đỏ ngọn 15 – 30g rửa sạch, đun nước sôi hãm như trà, uống hàng ngày, có thể thêm lá vối vào để phát huy hiệu quả cao hơn.
Ngoài ra, ở một địa phương người ta dùng lá hoặc vỏ cây sắc nước uống giúp điều trị kinh nguyệt không đều, táo bón.
Cây đỏ ngọn là một trong những vị thần dược có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh xơ vữa động mạch, giúp tăng cường trí nhớ, tốt cho não, thiếu máu não, kém ăn, mất ngủ… Vì thế loại cây này càng ngày càng được ưa chuộng và săn lùng.
Giá bán cây đỏ ngọn tại Thảo Dược Đức Thịnh
Hiện nay, công ty thảo dược Đức Thịnh có bán cây đỏ ngọn với giá là 180.000đ/kg được thu hái từ thiên nhiên an toàn cho người sử dụng.Quý khách có thể liên hệ và đến trực tiếp cửa hàng tại các quận Thủ Đức, Gò Vấp, Tân Phú, Quận 7… để xem hàng và được tư vấn sử dụng.
Ngoài các chi nhánh ở Hà Nội, Tây Nguyên, miền Tây, chúng tôi có dịch vụ COD thanh toán tại nhà cho khách hàng ở xa.
Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ số điện thoại hotlien để được tư vấn và giao hàng tại nhà nhanh chóng. Cảm ơn quý khách hàng đã quan tâm đến sản phẩm của chúng tôi.
(Kết quả sử dụng cây đỏ ngọn có thể khác nhau, tùy thuộc vào cơ địa từng người)