Tỉ lệ bệnh nhân mắc bệnh hư thận, suy thận ở nước ta hiện nay là rất cao, nhưng vẫn chưa có phương pháp nào điều trị triệt để mà lại rất tốn kém chí phí. Điều đáng mừng là hiện chúng ta đã tìm ra bài thuốc nam điều trị bệnh suy thận từ 4 vị thuốc nam, trong đó có cây muối rất hiệu quả, chi phí lại thấp, đặc biệt rất an toàn cho sức khỏe người bệnh.
Vậy bài thuốc hỗ trợ điều trị suy thận, thận hư đó là gì? Cây muối có tác dụng gì? Ở bài viết hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu bạn nhé!
Mô tả dược liệu cây muối
Đặc điểm
- Cây có tên khoa học là Rhus chinensis Mill (Rhus javanica L., R. semialata Murr.), thuộc họ Ðào lộn hột – Anacardiaceae.
- Tên gọi trong đông y là cây sơn muối, diêm phu mộc.
- Thuộc dạng cây gỗ nhỏ, cao từ 5 – 10m, nhiều cành non, có lông mềm màu hung.
- Lá kép mỏng, mọc so le, hình mũi mác, đầu nhọn, gốc thuôn, mặt trên sỉn màu, còn mặt dưới thì nhạt và có nhiều gân nổi rõ, cuống có phủ lông, ở mép lá có răng cưa.
- Hoa nhỏ, mọc thành cụm ở ngọn, phân thành nhiều nhánh, có màu vàng trắng. Cây muối thường cho ra hoa vào tháng 6 – 7 hàng năm.
- Quả hạch tròn, màu hồng, có lông màu trắng. Cây muối thường kết quả vào tháng 10 – 11 hàng năm.
Bộ phận dùng
Tất cả các bộ phận của cây muối đều được sử dụng như: thân, rễ, vỏ, quả, lá.
Phân bố
Cây có nguồn gốc từ Trung Quốc, Malaixia, Nhật Bản. Ở Việt Nam cây mọc hoang nhiều ở các tỉnh miền Bắc và miền Trung như: Hòa Bình, Ninh Bình, Lâm Đồng, Quảng Nam,…
Thu hái và sơ chế
Cây được thu hái quanh năm. Tất cả các bộ phận của cây đều được dùng. Tuy nhiên, sau khi thu hái về bạn sẽ nhặt lá ra riêng, thân cây được chặt thành miếng mỏng rồi phơi khô, rễ đem rửa sạch rồi mới chặt miếng mỏng phơi riêng.
Bảo quản
Bảo quản cây muối khô ở nơi khô ráo thoáng mát.
Thành phần hóa học
Trong y học cổ truyền, rễ và lá cây sơn muối có tính mát, vị mặn, giúp thanh nhiệt, giải độc, hoạt huyết rất tốt. Vỏ, rễ cũng có vị mặn, chát, tính mát, có tác dụng tiêu viêm, lợi niệu, khử phong thấp.
Theo kết quả nghiên cứu y học, trong cây muối có chứa nhiều thành phần hoạt chất như: tanin, lipid, acid gallic, nhựa, tinh bột . Trong rễ cây muối còn có chất Flavon, Acid hữu cơ, Phenol, dầu béo. Trong lá lại có khá nhiều parveen hay nazneem,…
Vị thuốc cây muối
Tính vị
Cây muối có vị mặn, chát, thuộc tính mát.
Quy kinh
Thảo dược này quy kinh vào phế và thận.
Tác dụng dược lý
Theo y học cổ truyền cây muối rừng là thảo dược quý, có công dụng đặc biệt như sau:
- Có khả năng dưỡng huyết, lợi niệu, sinh tân dịch để nâng cao chức năng thận và hỗ trợ điều trị chứng hư thận, suy thận.
- Giải độc, tiêu viêm hiệu quả.
- Hỗ trợ điều trị cảm cúm, ho, ho ra máu, sốt cao, kiết lị.
- Chữa bệnh trĩ, phù thũng và các bệnh về mạch vành, viêm gan.
- Trị rắn cắn, vết thương ngoài da và dị ứng sơn.
Cách dùng – liều lượng
Tùy thuộc vào từng mục đích sử dụng mà chúng ta dùng liều lượng cây muối khác nhau. Mỗi ngày chỉ nên dùng cây muối từ 15 – 60g, có thể sắc lên uống hoặc đắp bên ngoài da.
Cây muối chữa bệnh gì?
Cây muối trị bệnh herpes ( HSV)
Cây muối chứa thành phần acid moronic và acid betulonic là hai chất chống virut HSV hiệu quả. Hai chất này có tác dụng ngăn ngừa giúp sự sinh trưởng và tăng cường khả năng tiêu diệt virut này.
Đặc biệt, khi kết chất accylovia thì việc hỗ trợ trợ điều trị bệnh herpes sẽ trở nên dễ dàng hơn và mức độ tổn hại trên da sẽ giảm đi.
Bên cạnh đó, chất acid moronic trong cây muối còn có thể tăng sự tiêu diệt virut ở màng não người, tuyệt vời hơn cả các thuốc kháng sinh thông thường.
Trị bệnh tiêu chảy ra máu
Cây muối chứa nhiều chất có thể tiêu diệt vi khuẩn, đặc biệt là vi khuẩn trong ruột già. Do đó, nếu bạn đang bị tiêu chảy ra máu thì có thể sử dụng cây muối để điều trị.
Chữa ho lâu ngày, thổ huyết
Trong chiết xuất cây muối có chứa acid 6 – pentadecylsalicylic, chất kháng thrombin và kéo dài thời gian đông máu, chữa ho lâu ngày và thổ máu hiệu quả.
Trị đau răng
Cây muối được dùng để chữa các bệnh về khoang miệng phổ biến như: đau răng, nhiệt miệng, viêm lợi,…
Trị bệnh thủy thũng
Bệnh thủy thũng là tình trạng cơ thể bị ứ nhiều nước ở mặt, mí mắt, tay chân, thậm chí là toàn thân. Những người mắc bệnh này thường có thận, phế hay tỳ hoạt động không được tốt, hoặc là cả 3 tạng.
Trong khi đó, cây muối có tác động rất lớn đến thận, nếu người bị bệnh thủy thũng cũng có thể sử dụng loại thảo dược này để điều trị bệnh.
Chữa thận hư
Công dụng nổi bật nhất của cây muối, phải nói đến việc hỗ trợ điều trị thận hư hay suy thận. Tuy nhiên, nên sử dụng cây muối kết hợp với những loại thảo dược khác nữa mới đem lại hiệu quả cao.
Trị chứng trớ ở trẻ em
Chứng trớ ở trẻ em cũng sẽ hết nếu sử dụng cây muối.
Đối tượng sử dụng cây muối
- Người bị hư thận, suy thận.
- Người hay tiểu rắt, bí tiểu, khó tiểu.
- Người bị rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, ăn uống không tiêu,
- Người bị rắn độc cắn.
- Người nóng trong người, mụn nhọt độc, thường xuyên phải sử dụng rượu bia.
Cách sử dụng cây muối
Cây muối là một loại dược liệu quý, đặc biệt cây thuốc này còn là 1 trong 4 vị thuốc quý không thể thiếu trong bài thuốc hỗ trợ điều trị suy thận, thận hư,… hiệu quả.
Hỗ trợ điều trị ho khạc ra máu, lâu ngày không khỏi
Dùng cây muối tán nhỏ, uống mỗi ngày 4g với nước chè vào sau bữa ăn. Cứ như vậy ngày dùng 2 – 3 lần.
Hỗ trợ điều trị lòi dom, vết thương, lở loét
Dùng cây muối nấu nước để rửa vết thương sẽ giúp sát trùng, làm liền nhanh vết thương.
Các bài thuốc chữa bệnh từ dược liệu cây muối
Bài thuốc chữa kiết lỵ ra máu lâu ngày
Để chữa kiết lỵ ra máu lâu ngày 40g cây muối, 20g phèn phi, tán thành bột và viên lại
Lần sử dụng khoảng 2 – 8g, mỗi ngày dùng với tần suất 2 – 3 lần và uống chung với nước cơm.
Bài thuốc trị ho lâu ngày, khạc ra máu
Lấy 8 – 12g cuống lá của cây muối, sao vàng rồi tán thành bột. Lấy 4g uống với nước chè sau bữa ăn. Mỗi ngày sử dụng với tần suất 2 – 3 lần.
Bài thuốc trị đau răng, loét lợi
Lấy một lượng cây muối vừa đủ đã được tán nhỏ xát trực tiếp vào chỗ đau nhức răng, loét lợi.
Bài thuốc chữa thủy thũng
Để chữa thủy thũng người bệnh có thể lấy 4 – 8g vỏ rễ cây muối nấu với 1000ml nước. Đun sôi với lửa nhỏ để nước thuốc cô cạn còn 500ml thì lấy ra, dùng uống nhiều lần trong ngày.
Bài thuốc trị bệnh thận hư, thận ứ nước
Dùng cây muối, cây nổ, cây quýt gai, cây mực mỗi vị 20g. Tất cả đem sao vàng, sắc với 1.5 lít nước. Đun sôi với lửa nhỏ để nước thuốc cô cạn còn 500ml thì lấy ra và uống trong ngày. Nên sử dụng liên tục từ 1 – 3 tháng để đạt hiệu quả tốt nhất.
Bài thuốc trị đau bụng, đi tiêu lỏng
Lấy 1kg cây muối hoặc nhiều hơn tùy ý. Sau đó đem dược liệu tán thành bột mịn rồi cho thêm hồ vào để viên thành viên, mỗi viên bằng hạt đậu xanh. Mỗi ngày sử dụng khoảng 15 – 20 viên, uống cùng với nước ấm pha bạc hà.
Bài thuốc chữa chứng trớ ở trẻ em
Đối với trẻ hay bị trớ bạn có thể dùng 3g cây muối, chia ra 1 nửa để sống còn 1 nửa đem nướng chín, cùng với 20g trích cam thảo, rồi đem tất cả tán nhỏ thành bột. Mỗi lần cho trẻ dùng đúng 2g uống cùng với nước cháo hoặc nước cơm.
Lưu ý khi sử dụng
Sử dụng đúng liều lượng tránh lạm dụng thuốc.
Mua cây muối ở đâu là tốt nhất?
thuốc hỗ trợ điều trị suy thận, thận hư nhưng không biết nên mua ở đâu là tốt, là hợp lý nhất, hãy để Đức Thịnh giúp bạn điều này. Hiện tại, ở tất cả các chi nhánh cửa hàng Thảo Dược Đức Thịnh bạn đều có thể tìm thấy bài thuốc này với đầy đủ tất cả các vị thuốc. Với sản phẩm chất lượng, giá cả phải chăng bạn có thể yên tâm mua và sử dụng.
Để mua nhanh sản phẩm dược liệu tại Đức Thịnh bạn có thể đến trực tiếp địa chỉ cửa hàng hoặc liên hệ tổng đài hotline bên dưới đây để được tư vấn, đặt hàng, giao hàng và thanh toán tận nhà nhanh nhất bạn nhé!
Mong rằng với những chia sẽ phía trên giúp bạn hiểu hơn về cây muối. Cây thuốc là một thảo dược có nhiều công dụng đối với sức khỏe, tuy nhiên người bệnh vẫn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.
(Kết quả hỗ trợ điều trị còn tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người)