Đã từ lâu, cây ô rô được người dân biết đến và dùng làm thuốc hỗ trợ điều trị các bệnh thường gặp trong đời sống thường ngày. Ngày nay, khi khoa học phát triển, cây ô rô được đưa vào nghiên cứu y học, được ghi nhận nhiều tác dụng mang lại.
Không chỉ dùng tốt cho sức khỏe, cây ô rô còn có nhiều tác dụng ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị các bệnh về gan, thận, xương khớp,… Để hiểu hơn về dược liệu này, tại sao chúng ta không xem ngay bài viết bên dưới đây!
Cây ô rô có đặc điểm là gì?
- Cây có tên khoa học Circus Japonicus Maxim, thuộc họ Cúc.
- Tên thường gọi là ô rô gai hay ô rô nước.
- Là cây dại mọc hoang khắp nơi, thường mọc thành bụi lớn trên các bờ kênh rạch và vùng đất sình lầy ở các cửa sông.
- Là cây thuốc sống lâu năm, rễ có hình thoi dài và có nhiều rễ phụ.
- Thân tròn nhẵn, màu lục nhạt có lấm tấm đen.
- Cây cao từ 0.5-1.5 m, lá mọc đối, không có cuống, hình mác. Dài từ 15-20 cm, gốc tròn, đầu nhọn sắc.
- Quả ô rô thon dài, nhẵn hơi dẹp, thường có từ tháng 5 đến tháng 9.
- Thường thời gian thu hái thường là mùa thu, mùa hạ, lúc hoa nở.
Cây ô rô cạn
- Cây có tên khoa học Circus Japonicus Maxim, thuộc họ Cúc.
- Tên thường gọi là ô rô gai hay ô rô nước.
- Là cây dại mọc hoang khắp nơi, thường mọc thành bụi lớn trên các bờ kênh rạch và vùng đất sình lầy ở các cửa sông.
- Là cây thuốc sống lâu năm, rễ có hình thoi dài và có nhiều rễ phụ.
- Thân tròn nhỏ nhiều rãnh dọc, màu lục nhạt có lấm tấm đen.
- Cây cao từ 0.5-1.5 m, lá mọc đối, không có cuống, hình mác. Dài từ 15-20 cm, gốc tròn, đầu nhọn sắc.
- Quả ô rô thon dài, nhẵn hơi dẹp, thường có từ tháng 5 đến tháng 9.
- Thường thời gian thu hái thường là mùa thu, mùa hạ, lúc hoa nở, có hoa màu tím.
Cây ô rô nước
- Cây ô rô nước là loại cây có xuất xứ ở Sri Lanka và Ấn Độ.
- Loại cây này có thân tròn nhẵn và màu lục.
- Phiến lá cứng, quành viền có gai, thường mọc đối xứng nhau, có mặt trên nhẵn.
- Hoa màu trắng hoặc xanh lam, thường ra hoa vào tháng 10 – 11 hàng năm.
- Quả màu nâu bóng hình bầu dục, vỏ trắng trắng và xốp, bên trong có chứa 4 hạt.
- Hình ảnh cây ô rô
Cây ô rô có mấy loại?
Có 2 loại cây ô rô đó chính là ô rô cạn và ô rô nước. Trong đó cây ô rô cạn được sử dụng để làm thuốc và chúng ta sẽ tìm hiểu những công dụng của nó trong phần tiếp theo sau đây.
Còn cây ô rô nước chỉ được trồng để làm cảnh, trang trí nhà cửa ở Sri Lanka và Ấn Độ, bởi vì nó là cây bản địa của vùng này.
Bộ phận dùng
Tất cả các bộ phận của cây ô rô đều được sử dụng để làm thuốc.
Phân bố
Cây ô rô cạn:
Ở vùng trung du, đồi núi phía Bắc và miền Trung nước ta có rất nhiều cây ô rô cạn mọc hoang.
Cây ô rô nước:
- Ở nước ta cây ô rô mọc nhiều ở gần biển, tại các bãi nước lợ, cửa sông hay hai bên bờ sông.
- Cây ô rô còn được tìm thấy ở Ấn Độ, phía nam Trung Quốc (Hải Nam), Inđônêxia, Malaixia,…
Thu hái – sơ chế
Cây ô rô cạn được thu hái hàng năm, nhưng chủ yếu vẫn là vào mùa thu. Còn cây ô rô nước thì được thu hoạch trễ hơn ô rô cạn, bởi đến tháng 10 – 11 thì loại thảo dược này mới bắt đầu nở hoa.
Sau khi thu hái cây ô rô được rửa sạch và cắt nhỏ phơi khô, tuy nhiên rễ sẽ được để riêng ra.
Bảo quản
Ô rô khô được bảo quản trong túi nilon và để ở nơi khô ráo, thoáng mát
Vị thuốc ô rô
Tính vị
Cây ô rô nước có vị hơi mặn, thuộc tính hàn. Tuy nhiên, rễ của cây này lại có vị mặn chua và hơi đắng.
Còn cây ô rô cạn lại có vị ngọt và thuộc tính bình.
Qui kinh
Chưa có nghiên cứu nào nói lên 2 loại cây ô rô quy vào kinh nào.
Thành phần dược tính
Theo kết quả của nghiên cứu y học, trong chiết xuất của cây ô rô nước có một loại alcaloid, Triterpenoidal saponin, trong rễ có tanin, lá chứa nhiều chất nhờn.
Còn thành phần hóa học chủ yếu của cây ô rô cạn gồm có tinh dầu, chất alkloit, beta-sitosterol, alpha amyrin beta-amyrin, pectolinarin, taraxasteryl, axetat.
Tác dụng dược lý và chủ trị
– Cây ô rô nước:
- Theo y học hiện đại cây ô rô nước có khả năng tăng hưng phấn, trị tê liệt, đau nhức cơ thể và ho đờm, hen suyễn.
- Còn trong Đông y thì cây ô rô có tác dụng tiêu sưng, tan máu ứ, hạ khí và giảm đau. Rễ của thảo dược lại có khả năng tiêu viêm và lợi tiểu.
- Người dân Cà Mau dùng lá và rễ cây ô rô để trị thủy thũng hay thấp khớp và đái dắt, đái buốt. Đọt cây ô rô thì dùng để trị đau gan. Còn lá và rễ ô rô được dùng để trị các bệnh về đường ruột.
- Người dân ở Trung Quốc lại dùng rễ của cây ô rô để trị bệnh hạch bạch huyết, u ác tính, đau dạ dày, gan lách sưng to và hen suyễn.
– Cây ô rô cạn:
- Cây ô rô cạn thường được dùng cho bệnh nhân mắc các bệnh về máu như: xuất huyết, tiểu ra máu, rong kinh, băng huyết,…
- Thảo dược này còn được dùng để trị mụn nhọt, ghẻ lở, tiêu thũng, viêm ruột thừa mãn tính,…
– Cách dùng – liều lượng
Cây ô rô có 2 cách sử dụng phổ biến đó là dùng lá khô hoặc tươi sắc lấy nước uống. Hay bạn cũng có thể dùng rễ ô rô tươi ép lấy nước uống. Mỗi ngày dùng 30 – 60g đối với cây khô, 100 – 150g đối với cây tươi.
Ngoài ra, bạn có thể sử dụng cây ô rô kết hợp dùng chung với nhiều loại dược liệu khác để nâng cao hiệu quả hỗ trợ điều trị bệnh đối với một số trường hợp bệnh.
Công dụng của cây ô rô
Tất cả các bộ phận của cây đều được sử dụng làm thuốc. Lá và rễ có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh đường ruột rất tốt. Rễ hơi đắng, có vị mặn, có tác dụng lợi tiểu, long đờm.
Toàn bộ cây có vị mặn, hơi chua, đắng, tính mát, có tác dụng làm tiêu sưng, tiêu đờm, tiêu thủng, hạ khí, giảm đau, thông sữa,…. Cây thường được sử dụng để ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị nhiều căn bệnh hiệu quả.
- Giúp thanh nhiệt, tiêu viêm, giải độc, mát gan.
- Bảo vệ gan, hỗ trợ điều trị viêm gan, vàng da.
- Hỗ trợ điều trị đau lưng, đau xương, thấp khớp.
- Hỗ trợ điều trị nước tiểu vàng, ho gà, hen suyễn.
- Giúp thông kinh, ư huyết.
Cây ô rô nước:
Tất cả các bộ phận của cây đều được sử dụng làm thuốc. Lá và rễ có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh đường ruột rất tốt. Rễ hơi đắng, có vị mặn, có tác dụng lợi tiểu, long đờm.
Toàn bộ cây có vị mặn, hơi chua, đắng, tính mát, có tác dụng làm tiêu sưng, tiêu đờm, tiêu thủng, hạ khí, giảm đau, thông sữa,… Cây thường được sử dụng để ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị nhiều căn bệnh hiệu quả.
- Giúp thanh nhiệt, tiêu viêm, giải độc, mát gan.
- Bảo vệ gan, hỗ trợ điều trị viêm gan, vàng da.
- Hỗ trợ điều trị đau lưng, đau xương, thấp khớp.
- Hỗ trợ điều trị nước tiểu vàng, ho gà, hen suyễn.
Cây ô rô cạn:
Tất cả các bộ phận của cây ô rô cạn đều được dùng để làm thuốc. Thảo dược này có tác dụng hỗ trợ điều trị được các bệnh như sau:
- Giúp thông kinh, ư huyết.
- Hỗ trợ điều trị mụn nhọt, ghẻ lở.
- Trị chảy máu chân răng.
- Chữa viêm ruột thừa mãn tính.
- Trị đại tiện ra máu.
Một số bài thuốc từ dược liệu ô rô
Các bài thuốc từ cây ô rô cạn
Hỗ trợ điều trị ứ huyết, thông kinh:
Dùng rễ ô rô 30g, lá tràm 20g. Sắc uống mỗi ngày 1 thang, chia làm 2 lần uống.
Chữa lở loét, ghẻ:
Lấy một lượng cây ô rô tươi vừa đủ, rửa sạch rồi giã nát đắp lên chỗ bị ghẻ, lở loét. Áp dụng bài thuốc thường xuyên sẽ thấy tình trạng ghẻ lở thuyên giảm rõ rệt.
Chữa viêm ruột thừa mãn tính:
Chuẩn bị 4 lạng cây ô rô tươi mang đi rửa sạch, rồi giã nát thảo dược, sau đó vắt lấy nước uống. Mỗi lần dùng 1 thìa, dùng 2 lần mỗi ngày, các triệu chứng viêm ruột thừa mãn tính sẽ giảm dần.
Trị chảy máu chân răng:
Lấy một lượng lá cây ô rô tươi vừa đủ mang đi rửa sạch, rồi giã nát vắt lấy nước. Cứ ngậm nước này mỗi ngày sẽ giúp cầm máu chân răng.
Trị đại tiện ra máu:
Lấy một nắm lá cây ô rô tươi rửa sạch rồi giã nát để uống, cách làm này sẽ khắc phục được tình trạng đại tiện ra máu của người bệnh.
Bài thuốc từ cây ô rô nước
- Hỗ trợ điều trị thấp khớp, đau lưng, đau xương, tê bại:
Bài thuốc cây ô rô hỗ trợ điều trị thấp khớp, đau lưng,… Cần dùng rễ ô rô 30g, canh châu 20g, rễ cây kim vàng 8g, quế chi 4g. Tất cả thái nhỏ, tẩm rượu, sao vàng. Sắc với nước mỗi ngày 1 thang, chia làm 2 lần uống trong ngày, lúc bụng đói.
- Hỗ trợ điều trị vàng da, đau gan:
cần dùng 50g ô rô, 50g vỏ cây quao, đem sắt nhỏ, sao vàng. Sắc với 2 lít nước, sắc cạn còn 1 lít uống trong ngày. Dùng bã thuốc sắc lại lần thứ 2 uống thay nước lọc.
Ngoài cây ô rô có tác dụng mát gan giải độc tốt chúng tôi còn có nhiều loại dược liệu cũng có tác dụng không kém đó là cà gai leo, diệp hạ châu,…
- Hỗ trợ điều trị táo bón, nước tiểu vàng:
Dùng rễ ô rô 30g, lá muồng trâu 18g, vừng đen 20g. Đem vừng đen đi giã nát, 2 vị còn lại sắc nhỏ và trộn chung với nhau. Tất cả đem sắc chung với nước uống trong ngày. Cứ như vậy mỗi ngày 1 thang.
- Hỗ trợ điều trị ứ huyết, thông kinh:
Dùng rễ ô rô 30g, lá tràm 20g. Sắc uống mỗi ngày 1 thang, chia làm 2 lần uống.
- Hỗ trợ điều trị ho gà:
Hái hoa ô rô khi mới nở, đem tẩm mật ong rồi sao khô. Mỗi ngày dùng 10g, chia làm 2 lần uống.
- Hỗ trợ điều trị ho, hen suyễn:
Dùng 30g cây ô rô đem thái nhỏ, ninh với 10g thịt lợn nạc và 500ml nước. Sắc đến khi còn 200ml và chia làm 2 lần uống trong ngày.
Các lưu ý khi áp dụng cách chữa từ cây ô rô
Không dùng cây ô rô cho phụ nữ mang thai và đang cho con bú.
Người đang điều trị các vấn đề về sức khỏe đặc biệt nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
Nên mua ở đâu uy tín, chất lượng nhất?
Hiện nay, tại Thảo Dược Đức Thịnh có bán cây ô rô khô chất lượng. Sản phẩm được thu hái và sơ chế tại vườn riêng của Đức Thịnh, đã qua quá trình sàng lọc các tạp chất và đóng gói sạch sẽ. Vì vậy, bạn có thể mua và yên tâm sử dụng.
Để đặt mua nhanh sản phẩm, bạn có thể liên hệ tổng đài hotline bên dưới hoặc đến trực tiếp tại các cửa hàng, chi nhánh Đức Thịnh trên toàn quốc để được tư vấn và đặt mua.
Đối với các tỉnh ở xa, chúng tôi sẽ có dịch vụ giao hàng tận nhà cho bạn qua dịch vụ COD của Viettel. Khách hàng sẽ nhận và xem trước sản phẩm rồi mới tiến hành thanh toán tiền cho nhân viên giao nhận.
(Kết quả hỗ trợ điều trị bệnh còn tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người)