Củ ráy là một vị thuốc mà dân gian thường hay được dùng để hỗ trợ điều trị bệnh trị thống phong, chàm và cảm hàn rất hữu hiệu. Đây cũng là một vị thuốc quý mà Đông Y ngày nay cũng áp dụng để chữa các bệnh ngoài da rất phổ biến.
Mô tả dược liệu cây ráy
Đặc điểm của cây ráy
- Tên khoa học là Alocasia odora (Roxb) C, thuộc họ Ráy ARACEAE.
- Tên gọi khác là cây ráy dại hoặc dã vu.
- Thuộc loại thực vật thân mềm, hình dạng giống như cây khoai môn.
- Lá hình tim, to bản, khoảng 30-50cm, giữa lá vũm lại.
- Cuống lá to tạo thành thân, mọc thành bẹ, thân mềm mọng nước.
- Rễ phình to tạo thành củ, củ dài, có nhiều gân giống khoai môn, củ rất ngứa khi đụng vào.
Bộ phận dùng
Thường người dân sẽ dùng củ ráy để làm thuốc.
Phân bố
Cây ráy mọc hoang khắp nơi, đặc biệt ưa thích những nơi ẩm thấp, nhiều nước và đất bùn. Củ ráy còn được tìm thấy ở Châu Úc, Campuchia, Lào và Trung Quốc.
Thu hoạch – sơ chế
Theo kinh nghiệm dân gian, củ ráy thường được lấy từ rấy có tuổi đời từ 2-3 năm trở lên.
Củ ráy sao khi đào về thì được cắt hết rễ phụ, rửa sạch rồi cạo hết vỏ ngoài, sau đó mới cắt thành lát mỏng phơi khô.
Nếu dùng tươi thì phải ngâm nước vo gạo khoảng 1 ngày để khử hết chất độc.
*Lưu ý: Củ ráy có chất gây ngứa nên khi thu hoạch và chế biến cần chú ý đeo găng tay bảo vệ.
Bảo quản
Cho củ ráy khô vào bao nilon, cột kín và để ở nơi thoáng mát.
Thành phần hóa học
Thành phần hóa học trong củ có chứa nhiều tinh bột, chất gây ngứa, đường, glycozit, saponin, protein, flavonoid,… có tác dụng kháng khuẩn, tiêu viêm và nhiều tác dụng khác.
Vị thuốc củ ráy
Tính vị
Củ ráy là thảo dược thuộc tính hàn, có vị nhạt, hơi độc, nếu ăn sống có thể gây ngứa ở miệng và cổ họng.
Cây ráy có tác dụng gì?
Hiện nay, cây ráy chỉ đang được sử dụng trong phạm vi dân gian, chứ chưa được nghiên cứu trên phương diện khoa học.
Trong dân gian, cây ráy có tác dụng chữa ghẻ lở, mụn nhọt và bệnh chàm. Ngoài ra nhân dân Quảng Tây của Trung Quốc còn dùng củ ráy sắc uống để chữa sốt rét và thũng độc.
Củ ráy chữa bệnh gì?
Củ ráy là loại thảo dược quý có tác dụng chữa được những bệnh như sau:
- Kháng khuẩn và kháng viêm hiệu quả.
- Điều trị các bệnh ngoài da như: lở loét, ghẻ, mụn nhọt.
- Hỗ trợ điều trị bệnh gout.
- Chữa bệnh chàm.
Đối tượng sử dụng củ ráy
- Người bị bệnh gout.
- Người hay ngứa, bị lở loét, ghẻ, mụn nhọt.
- Người mắc bệnh chàm.
Một số bài thuốc chữa bệnh từ cây ráy
Trong dân gian người ta thường kết hợp củ ráy khô với các vị thuốc khác để nâng cao hiệu quả chữa bệnh như sau:
Hỗ trợ và điều trị bệnh gout
- Củ ráy khô ( đã xắt nhỏ, sao vàng):……………20g
- Chuối hột rừng khô (đã xắt nhỏ, sao vàng):…………….20g
Hai vị trên đem sắc với 400ml nước, uống trong ngày.
Hỗ trợ điều trị mụn nhọt, ghẻ lở
Cách 1:
Dùng củ ráy tươi giã nát, đem xào chung với giấm rồi đắp lên chỗ mụn.
Cách 2:
Dùng 80-100g củ ráy khô, 60g củ nghệ vàng nấu với dầu vừng cho thật nhừ, sau đó cho thêm ít sáp ong và dầu thông vào đánh tan ra.
Để nguội rồi phết lên giấy xốp, dán vào nơi bị mụn nhọt, ghẻ lở.
Hỗ trợ điều trị bệnh chàm
Dùng củ ráy tươi giã nát, hấp lên cho chín, sau đó đắp lên chỗ bị chàm lúc còn ấm. Thực hiện hàng ngày để bệnh mau khỏi.
Những lưu ý khi sử dụng cây ráy chữa bệnh
- Người bị dị ứng hay mẫn cảm với thành phần có trong thảo dược thì nên ngừng sử dụng ngay lập tức.
- Người bị hư hàn không được dùng.
- Nên dùng ráy khi đã được nấu chín, không nên sử dụng thảo dược lúc còn sống, nếu không sẽ bị ngứa họng và miệng, thậm chí là tử vong.
Địa chỉ bán củ ráy ở đâu chất lượng?
Công ty thảo dược Đức Thịnh là thương hiệu kinh doanh thuốc nam có tiếng trong lĩnh vực thuốc nam trên cả nước. Chúng tôi có bán củ ráy khô chất lượng hảo hạng với giá 120.000đ/kg.
Với uy tín nhiều năm trong nghề, chúng tôi cam kết bao đổi trả hàng và hoàn tiền lại 100% nếu như sản phẩm bị ẩm, mốc, hư hại.
Khách hàng có nhu cầu có thể liên hệ với chúng tôi qua số Hotline hoặc đến trực tiếp cửa hàng tại địa chỉ gần nhất.
Đối với khách hàng ở xa, chúng tôi có dịch giao hàng và thanh toàn tại nhà nên khách hàng vẫn có thể chọn mua hàng của chúng tôi mà không mất nhiều thời gian, công sức.
(Kết quả sử dụng củ ráy có thể khác nhau, tùy thuộc vào cơ địa từng người)