Cây nhọ nồi rất quen thuộc với chúng ta trong cuộc sống, chúng thường mọc ở hàng rào, vách nhà,… Ngày xưa, có lần tôi chơi dao bị đứt tay rất sâu, trong nhà không có thuốc cầm máu, mẹ tôi vội chạy đi hái mấy ngọn cây nhọ nhồi giã nát đắp lên vết đứt ở tay, chỉ sau 5 phút tôi thấy máu không còn chảy ra nữa. Từ đó tôi đã biết được công dụng của nó.
Một lần tôi qua nhà bạn chơi thấy có cuốn sách các vị thuốc nam quanh ta, tôi mở ra thấy có bài viết về cây nhọ nồi, lúc này tôi mới biết ngoài công dụng cầm máu, nhọ nồi còn có rất tác dụng mà tôi cũng không ngờ đến như chữa chảy máu cam, viêm họng, nổi mề đay, bạch biến, suy nhược cơ thể, gan nhiễm mỡ, ho ra máu, rong kinh, ngứa âm đạo, ghẻ lở,…
Mô tả cây nhọ nồi
Đặc điểm
Cây nhọ nồi (Eclipta prostrata L.) hay dân gian còn gọi là cây cỏ mực là vì nước chiết ra từ cây có màu đen như mực. Thân cây nhỏ , mọc thẳng đứng, cao khoảng 1m, lá mọc đối, dài, có lông bao phủ, toàn thân màu tím mực, hoa màu trắng.
Phân bố
Cỏ mực mọc hoang ở khắp nơi, rất dễ tìm thấy, chúng ưa nơi ẩm thấp. Thu hoạch quanh năm. Cây phân bố ở các vùng Đông Nam Á.
Thành phần
Thành phần hóa học gồm có tinh dầu, alkaloid, chất đắng, wedelolacton, stigmasterol.
Bộ phận dùng, thu hái, chế biến
Bộ phận dùng làm thuốc là toàn thân cây, có thể dùng dạng tươi hoặc khô.
Tác dụng của cây nhọ nồi
Theo đông y, cây nhọ nồi có tính lương làm mất máu, vị hơi chua có tác dụng bổ thận, cầm máu và làm đen tóc. Được dùng để hỗ trợ điều trị một số bệnh như:
Hỗ trợ điều trị gan nhiễm mỡ
Gan nhiễm mỡ là một quá trình tích trữ lâu dài, làm ảnh hưởng đến chức năng của gan. Hỗ trợ điều trị gan nhiễm mỡ cần nhiều thời gian và ăn uống kiêng nhiều chất béo.
Cây nhọ nồi là một trong những vị thuốc có trong bài thuốc hỗ trợ điều trị gan nhiễm mỡ.
Bài thuốc gồm có: 50g nhọ nồi, 20g quả trinh nữ, 15g mỗi thứ đương quy và trạch tả, mỗi ngày uống 1 thang.
Hỗ trợ điều trị bạch biến
Bạch biến là bệnh mất sắc tố da, đầu tiên xuất hiện những đốm trắng, sau đó loang dần ra. Bệnh này rất khó hỗ trợ điều trị.
Bài thuốc gồm có 30g nhọ nồi, 15g sa uyển tử, 39g hà thủ ô, 12g bạch chỉ, 10g đương quy, xích thược, 15g đảng sâm, đan sâm, 10g bạch truật, 6g thiền toái sắc uống trong ngày, uống trong vòng 15 ngày rồi ngưng một tuần sau đó uống tiếp.
Hỗ trợ điều trị nổi mề đay
Bệnh do trúng phong lạnh hoặc do ăn phải những thức ăn có độc như cá ngừ, cua, ốc,… Trên da xuất hiện những mảng sưng lên như bị phù, rất ngứa.Dùng nhọ nồi, diếp cá, lá huyết dụ, lá kế, lá dưa leo, lá nhài, lá xương sông giã lấy nước uống, còn bã đắp lên những chỗ sưng.
Phòng chống ung thư
Trong thành phần của nhọ nồi có alkaloid là hợp chất chống lại sự phát triển của tế bào ung thư, tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể
Hỗ trợ điều trị ngứa âm đạo
Nấu nhọ nhồi với nước rồi rửa ngoài âm đạo, mỗi ngày rửa 2 lần.
Ngoài ra nhọ nhồi còn có tác dụng giảm sốt, làm đen tóc, ho ra máu.
Bài thuốc chứa cỏ nhọ nồi
Thuốc cầm máu
Chuẩn bị 20g cỏ nhọ nồi, 16g cam thảo đất và 20g hoa hòe sao đen. Đem tất cả các vị thuốc này sắc chung cùng với 1 lít nước, sun sôi nhỏ lửa trong vòng 15 phút. Nước thu được dùng uống trong ngày. Bạn thực hiện bài thuốc này thường xuyên mỗi ngày 1 thang để giúp cầm máu.
Chữa sốt xuất huyết
Lấy 20g cây nhọ nồi kết hợp với hoa hòe sao đen 12g, cam thảo đất 16g, lá trắc bá sao đen 12g, lá hoặc củ sắn dây 20g.
Cho tất cả các vị thuốc vào ấm rồi cho 1.5 lít nước vào, đun sôi kỹ tầm 15-20 phút rồi tắt bếp. Mỗi ngày sắc uống 1 thang đến khi khỏi bệnh.
Chữa các chứng đau sưng ở trẻ em và người lớn
Cây nhọ nồi, lá xương sông, rau diếp cá, lá khuế, lá huyết dụ, lá nhài, lá dưa chuột, lá cải trời. Tất cả rửa sạch giã nát, thêm nước, rồi vắt lấy nước uống, còn phần bã đắp vào chỗ bị sưng.
Hãy biết tận dụng những cây thuốc sẵn có xung quanh chúng ta để bảo vệ sức khỏe chính mình và người thân.
(Sử dụng cây nhọ nồi có thể khác nhau, tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người)