Cây lá lốt là loại rau có rất nhiều trong các bữa ăn của gia đình Việt Nam nhưng ít ai biết đến tác dụng chữa bệnh thần kì của cây lá lốt. Lá lốt được chế biến thành nhiều món ăn đa dạng như xào, nướng, nấu canh khiến bữa ăn thêm phần hấp dẫn.
Trong Đông Y thì lá lốt còn là một vị thuốc có tác dụng chữa được nhiều các loại bệnh khác nhau. Đặc biệt dùng để điều trị bệnh đau nhức xương khớp rất hiệu quả.
Cây lá lốt là cây gì?
Đặc điểm cây lá lốt
- Tên khoa học là Piper lolot C, thuộc họ Hồ tiêu (Piperaceae).
- Cao khoảng 30–40 cm, mọc thẳng khi còn non, khi lớn trườn trên mặt đất.
- Lá đơn, hình tim, mọc so le, có mùi thơm đặc sắc, mặt lá láng bóng.
- Hoa mọc thành cụm ở nách lá. Quả mọng, chứa một hạt.
Phân bố
Cây thường mọc ở rất nhiều nơi, những vùng ẩm ướt, mương nước, bờ ao,…
Thành phần của cây lá lót
Theo các tài liệu được tìm thấy trong lá và thân chứa alcaloid và tinh dầu, flavonoïdes. Trong tinh dầu chủ yếu là beta-caryophylen, rễ chứa tinh dầu thành phần chính là benzylacetat. Lá lốt có vị cay, tính ấm, mùi thơm, tính hàn.
Đối tượng sử dụng cây lá lốt
- Người đau nhức xương khớp, đầu gối sưng đau, phù thũng do suy thận.
- Người bị bệnh gout.
- Người bị đau bụng do nhiễm lạnh.
- Người có chứng ra nhiều mồ hôi ở tay, chân.
- Người bệnh á sừng, tổ đỉa.
- Người bị viêm nhiễm âm đạo, khí hư ra nhiều.
- Người bị đầy bụng, nôn mửa, kiết lỵ.
Công dụng của cây lá lốt là gì?
Trong Đông y, cây lá lốt là một loại thảo dược có tác dụng kháng khuẩn, giảm đau hiệu quả và chống viêm rất tốt.
Do đó, lá lốt được sử dụng trong việc chữa các bệnh về đau nhức xương khớp. Ngoài ra, lá lốt còn nhiều tác dụng tốt đối với cơ thể mà chúng ta chưa biết đến như sau:
Giúp tăng cường sinh lý ở nam giới:
Lá lốt đã được xem như một vị thần dược rất tốt cho sinh lý nam giới, nó có thể chữa bệnh vô sinh, giảm sinh tinh, giúp cho cơ thể luôn ham muốn,…
Vì là một thảo dược thuộc tính ấm, do đó lá lốt chữa lạnh rất tốt giúp tăng cường việc trao đổi chất, điều hòa cơ thể và kích thích vào thần kinh trung ương, não bộ cùng bộ phận sinh dục.
Từ đó duy trì sức khỏe chon am giới khi lâm trận và tăng cường khả năng sinh tinh cùng chống vô sinh.
Hỗ trợ điều trị bệnh gout (thống phong)
Với công dụng bật là chữa các bệnh về đau nhức xương khớp thì không thể không nói đến bệnh gout. Bởi vì, các hoạt chất trong lá lốt có tác dụng giảm lượng acid uric trong máu xuống.
Người bệnh gout có thể sử dụng lá lốt với nhiều dược liệu khác nhau hoặc dùng độc vị để chữa bệnh.
Cách 1: Nấu nước lá lốt
Lấy lá lốt và cây vòi voi mỗi vị 30g, cỏ xước 20g, nấu cùng với 1 lít nước. Khi nước thuốc sôi thì đun với lửa nhỏ khoảng 15 – 30 phút để nước cạn còn chừng một nữa là được.
Chia ra làm 3 lần sử dụng, nên uống hết trong ngày, mỗi lần uống nên hâm lại cho nóng sẽ tốt hơn. Kiên trì sử dụng mỗi ngày để thấy các biểu hiện của bệnh gout sẽ mau chóng thuyên giảm.
Cách 2: Lá lốt ngâm chân
Lấy 100g lá lốt (Tươi hoặc khô đều được) nấu cùng với 2 lít nước. Nước sôi thì cho 1 thìa muối vào (khoảng chừng 10g muối) nấu thêm 5 phút rồi lấy ra. Để nước thuốc nguội bớt thì đổ ra chậu rồi ngâm chân vào.
Mỗi ngày ngâm chân như thế này 2 lần sáng và tối trước khi đi ngủ, như vậy các khớp của ngón chân người bệnh gout sẽ không bị sưng đau nữa.
Cách 3: Rượu lá lốt
Dùng 200g rễ và thân của lá lốt khô, ngâm với rượu trắng khoảng 45 độ. Ủ sau 2 tuần là có thể sử dụng được.
Mỗi lần sử dụng đổ rượu lá lốt ra ly nhỏ rồi đổ vào lòng bàn tay, thoa đều 2 bàn tay rồi xoa bóp nhẹ nhàng lên vùng bị đau nhức. Làm thường xuyên 3 lần/ngày tình trạng sưng đau tại các khớp sẽ hết hẳn.
Giúp cơ thể tăng khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng
Vitamin C, kali, canxi, chất xơ, photpho và rất nhiều chất dinh dưỡng khác của lá lốt khi đi vào cơ thể giúp nâng cao sức khỏe cho cơ thể. Đồng thời, những chất này còn giúp tăng cường sức lực và sinh lực cho nam giới, đặc biệt là ở bộ phận sinh dục.
Điều trị mụn, tàn nhan, giúp trắng da
Trong lá lốt chứa rất nhiều tinh dầu, chất xơ và các phenol, alcaloid giúp chống viêm hiệu quả, diệt khuẩn rất tốt. Vì thế lá lốt dùng để trị mụn và tàn nhang rất tốt.
Bên cạnh việc điều trị mụn và tàn nhang, thì lá lốt còn có tác dụng giúp tẩy tế bào chết hiệu quả, ngăn ngừa bã nhờn, tăng cường sức khỏe cho da. Và thúc đẩy nhanh quá trình hồi phục da, nuôi dưỡng các tế bào giúp da luôn săn chắc mịn màng và trắng hồng tự nhiên.
Chữa ngộ độc thức ăn
Hãy dùng lá lốt cùng, sinh khương, rau má, hạt sen,… đun sôi với nước uống khi có các biểu hiện bị ngộc độc thức ăn như: đau bụng, buồn nôn, ói, đại tiện nhiều lần, bị sốt nhẹ,…
Chữa chứng ra mồ hôi trộm
Khi trẻ hay ra mồ hôi trộm thì mẹ hãy nhanh chóng lấy lốt nấu lên với nước để tắm cho trẻ. Mỗi ngày tắm 2 lần cho trẻ với nước này sẽ ổn định cơ thể và giúp dãn lỗ chân lông.
Chữa viêm tinh hoàn ở trẻ em
Khi tinh hoàn của trẻ bị sưng to, khiến mệt mỏi, đau nhức, sốt nhẹ,… Như vậy sẽ rất nguy hiểm nếu để lâu, hãy áp dụng cách sau, đó là dùng lá lốt, tràn bì, bạch linh, tề chi nấu cùng với nữa lít nước, đun sôi cô cạn còn một nửa thì cho trẻ uống, chia nhỏ ra sử dụng, không uống hết trong một lúc.
Tác hại của lá lốt đối với sức khỏe con người
Cây lá lốt là một loại thảo dược rất tốt đối với sức khỏe con người, tuy nhiên nếu không sử dụng đúng liều lượng thì sẽ gây ra những hậu quả vô cùng nghiêm trọng.
Lá lốt sẽ khiến môi lưỡi bị khô, luôn trong tình trạng khát nước, lợi hàm sưng đỏ bất thường. Nếu bạn ăn lá lốt trong nhiều ngày hoặc với số lượng lớn sẽ khiến cho dạ dày bị nóng và ảnh hưởng tới tiêu hóa.
Ngoài ra, lá lốt còn có thể gây dị ứng đối với những người cơ địa không thích hợp. Tuy nhiên trường hợp này khá hiếm gặp.
Kiêng kị khi sử dụng cây lá lốt
- Cần phải kiên trì trong một thời gian dài và có liều lượng cụ thể.
- Mỗi người chỉ nên ăn từ 50-100g lá lốt mỗi ngày.
- Với người bị đau dạ dày, nhiệt miệng, táo bón thì không nên ăn.
(Kết quả sử dụng cây lá lốt có thể khác nhau, tùy vào cơ địa từng người)