Vỏ quế là một trong những nguyên liệu phổ biến có trong nhà bếp của mỗi gia đình. Hơn nữa, hàng nghìn năm qua, tác dụng, cách dùng tối ưu của vỏ quế không ngừng được tìm mới, ứng dụng vào thực tế cuộc sống thường ngày. Có thể nói, từ lâu vỏ quế đã trở thành một phần không thể thiếu trong chế độ sinh hoạt lành mạnh và khoa học của con người.
Vỏ quế là gì?
Vỏ quế là vỏ của cây quế. Đây là một cây thuốc quý, thân gỗ, có chiều cao từ 10 – 15m. Phần vỏ thân cây nứt nẻ nhiều, còn phần cành cây được phân thành nhiều cành nhỏ bao bọc bởi lớp vỏ cứng và thơm.
Vỏ quế được gọi theo nhiều tên, tùy thuộc vào vị trí của phần vỏ này. Nếu phần vỏ ở gốc cây, sẽ gọi là quế hạ căn. Phần vỏ quế ở cành cây gọi là quế chi. Phần vỏ ở thân cây thì gọi là quế thượng châu, đây cũng là loại vỏ quế tốt nhất, đem lại nhiều tác dụng nhất.
Cây quế có lá mọc so le nhau, với phần phiến lá hơi dài, cứng. Mặt trên của lá nhẵn bóng, còn mặt dưới có màu hơi giống xám tro. Lá có lông, gân lá hơi thưa và nổi rõ trên mặt. Cuống lá to, có thân rãnh. Hoa quế màu trắng, gồm 6 – 7 phiến hoa, mọc thành cụm ở phần chùy chỗ kẽ lá. Quả quế hình trứng, có các cạnh, chia thành nhiều thùy khác nhau. Quả quế khi chín sẽ có màu tím nâu.
Vỏ quế có ở đâu?
Cây quế được trồng nhiều, phổ biến ở các tỉnh thành trên cả nước, đặc biệt là các tỉnh dân tộc miền núi như Cao Bằng, Hà Giang, Nghệ An,…
Thu hoạch và chế biến vỏ quế
Vỏ quế được tiến hành bóc, vỏ, thu hoạch vào các tháng 4, 5, 9, 10 trong năm. Đây là khoảng thời gian cây có nhiều nhựa, dễ bóc vỏ, không bị sót lòng (việc bóc bị sót lòng sẽ xem là kém giá trị). Vỏ bóc ở các vị trí khác nhau sẽ được phân chia và cũng có tên gọi riêng:
- Phần vỏ lấy từ dưới, cách mặt đất tầm 0.2 – 0.4m hoặc có thể lên tới 1.2m gọi là quế hạ căn. Phần này không có giá trị cao.
- Phần vỏ được lấy từ phần trên khoảng phần 1.2m trở lên đến chỗ thân cây chia cành thứ nhất được gọi là quế thượng châu. Đây là phần vỏ quế tốt và có giá trị cao nhất.
- Phần vỏ bóc ở những cành to sẽ được gọi là quế thượng biểu.
- Phần vỏ bóc ở cành nhỏ gọi là quế chi.
Thường thì, một cây quế cho trung bình sẽ thu được 30kg loại vỏ quế tốt, 10kg loại vỏ quế vừa. Đối với phần vỏ bóc ở thân và cành to thì sau khi thu hái về phải đem ngâm trong nước tầm 1 ngày. Sau đó, mang rửa sạch xếp vào sọt tre kín hoặc ủ lá chuối 1 tuần, rồi phơi chỗ râm mát cho khô.
Vì nếu không ủ, thành phẩm cũng sẽ mất giá trị. Với vỏ quế ở các cành nhỏ chỉ cần đem phơi khô trong mát.
Vỏ quế có vị gì?
Theo kết quả ghi nhận từ nghiên cứu y học cổ truyền, vỏ quế có tính ấm, vị hơi cay nồng, pha chút ngọt vào cổ họng, có mùi thơm.
Thành phần hóa học có ở vỏ quế
Thành phần quan trọng nhất có trong vỏ quế là tinh dầu. Rõ nhất là ở trong vỏ quế Việt Nam, thành phần tinh dầu chiếm khoảng 1 – 5%, trong đó có khoảng 95% aldehyd cinnamic. Đối với tây y hoặc thị trường quốc tế, mọi người sẽ thường căn cứ vào tỷ lệ tinh dầu có trong dược liệu này mà phân định loại tốt hay kém.
Tác dụng của vỏ quế khô
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh được, lợi ích sức khỏe và tác dụng tuyệt vời của vỏ quế khô mang lại bắt nguồn từ các đặc tính của chúng như kháng khuẩn, kháng nấm, làm dịu vết thương, chống oxy hóa.
Đồng thời, vỏ quế còn là dược liệu giàu khoáng chất thiếu yếu như mangan, sắt, canxi,… với hàm lượng chất xơ cao. Trong y học và cuộc sống thường ngày, vỏ quế được ghi nhận, ứng dụng sử dụng thực tế với nhiều tác dụng như:
Tăng cường chức năng não
Đây là tác dụng đầu tiên được biết đến khi nhắc về vỏ quế. Vỏ quế khô có khả năng làm tăng hoạt động của não, giúp loại bỏ căng thẳng thần kinh và chứng mất trí nhớ. Cụ thể, nghiên cứu tại Đại học Wheeling Jesuit ở Hoa Kỳ đã chứng minh, hương vị của vỏ quế có tác dụng thúc đẩy hoạt động của não rất tốt.
Theo nhóm các nhà nghiên cứu do Tiến sĩ P. Zoladz đứng đầu đã phát hiện ra: Các đối tượng người dùng vỏ quế thường xuyên được cải thiện cả về hoạt động nhận thức như khoảng lưu ý, bộ nhớ làm việc, bộ nhớ nhận dạng ảo và cả tốc độ đáp ứng trực quan.
Làm sạch máu
Theo kết quả nghiên cứu y học, vỏ quế được ghi nhận là có khả năng giúp loại bỏ các tạp chất trong máu. Điều này giúp thúc đẩy cơ thể lưu thông máu và tăng cường dưỡng chất đến các bộ phận cơ thể. Đồng thời, đây cũng là gợi ý tuyệt vời để ngăn ngừa, hỗ trợ điều trị suy giãn tĩnh mạch.
Tăng lưu thông máu
Vỏ quế khô còn thể hiện ở khả năng cải thiện lưu thông máu do sự có mặt của một hợp chất tác dụng làm loãng máu trong đó. Sự tuần hoàn máu này sẽ giúp giảm đau đáng kể. Chúng cũng giúp đảm bảo cung cấp oxy cho tế bào của cơ thể, hỗ trợ tăng cường hoạt động trao đổi chất. Bên cạnh đó, việc tiêu thụ vỏ quế thường xuyên còn giúp giảm nguy cơ đau tim hiệu quả.
Giảm đau
Vỏ quế cũng được xem là dược liệu có khả năng chống viêm rất tốt. Bên cạnh tác dụng giúp loại bỏ độ cứng của cơ và khớp, tốt cho các bệnh nhâm viêm khớp. Vỏ quế cũng giúp giảm đau ở các bệnh nhân viêm nhiễm nói chung và có khả năng loại bỏ triệu chứng nhức đầu của bệnh cảm lạnh.
Bệnh tiểu đường
Vỏ quế còn được biết đến với khả năng kiểm soát đường huyết rất tốt. Bệnh nhân tiểu đường có thể dùng vỏ quế khô để hỗ trợ hoạt động của insulin trong cơ thể. Đặc biệt, dược liệu có tác dụng hữu ích đối với các bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường tuýp 2.
Nhiễm trùng
Với tính chất chống nấm, kháng khuẩn, kháng vi trùng, sát khuẩn tốt nên vỏ quế khô còn được khuyên dùng để ngăn ngừa, hỗ trợ điều trị nhiễm trùng bên ngoài cũng như bên trong. Chúng sẽ giúp tiêu diệt vi trùng trong túi mật và các vi khuẩn gây nhiễm khuẩn tụ cầu.
Bệnh tim
Vỏ quế với hàm lượng canxi và chất xơ chứa trong giúp bảo vệ, chống lại bệnh tim mạch hiệu quả. Với việc dùng chút vỏ quế cho vào thực phẩm của bạn, sẽ giúp ngăn ngừa bệnh mạch vành và huyết áp cao rất tốt.
Khó tiêu
Ngoài việc dùng bổ sung hương vị cho thực phẩm, vỏ quế cũng giúp hỗ trợ, kích thích tiêu hóa. Đồng thời, chúng còn giúp giải quyết chứng đầy hơi, khó tiêu, buồn nôn, nôn và tiêu chảy. Hơn nữa, do sở hữu hàm lượng tinh dầu cao nên vỏ quế còn có hữu ích trong việc loại bỏ khí thừa trong dạ dày và ruột. Đồng thời, chúng cũng hỗ trợ giảm bớt axit, chống tiêu chảy, làm giảm tác dụng của chứng ốm nghén.
Ung thư đại tràng
Vỏ quế cũng được biết đến là dược liệu hỗ trợ hệ thống tiêu hóa và cải thiện sức khỏe của đại tràng hiệu quả, đồng thời còn làm giảm nguy cơ ung thư ruột già tốt.
Chống hôi miệng
Một tác dụng khác của vỏ quế khô là chống hôi miệng. Với hương thơm của vỏ quế khô sẽ giúp bạn có một hơi thở thơm mát. Hơn nữa, với việc nhai một miếng quế khô còn có khả năng kháng khuẩn, chống viêm, loại bỏ sâu răng và các nguyên nhân gây hôi miệng hiệu quả.
Nước hoa
Vỏ quế với mùi thơm tươi mới còn được sử dụng rộng rãi trong sản xuất nước hoa. Bên cạnh đó, chúng cũng được dùng làm hương liệu để làm thơm quần áo, phòng ngủ, loại bỏ mùi hôi trong giày, tủ lạnh,…
Các vấn đề về đường hô hấp
Không chỉ giúp làm giảm nhanh các triệu chứng của cảm lạnh, cúm, đau họng mà vỏ quế khô còn là phương pháp hữu hiệu giúp làm giảm cảm giác tắc nghẹn ở cổ họng hiệu quả.
Tốt cho phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ
Ngoài các tác dụng trên, vỏ quế còn được biết đến là phương pháp giảm bớt sự khó chịu của kỳ kinh nguyệt. Chúng cũng có khả năng giúp kiểm soát sinh sản tự nhiên. Cụ thề là việc tiêu thụ vỏ quế thường xuyên sau khi sinh con sẽ làm chậm kinh nguyệt, giúp tránh được hiện tượng thụ thai rất tốt.
Cách dùng vỏ quế khô
Trong cuộc sống thường ngày, vỏ quế được sử dụng khá nhiều, dưới nhiều dạng và cách dùng khác nhau như:
Vỏ quế giúp làm thơm phòng:
Với hương thơm dễ chịu của tinh dầu quế sẽ giúp phòng bạn trở nên tươi mát. Đồng thời, chúng cũng có thể loại bỏ mùi hôi của nhà bếp, lấn át bỏ mùi ẩm mốc. Bên cạnh đó, ngửi hương quế thường xuyên còn kích thích trí não tỉnh táo, hung phấn và xua tan căng thẳng, mệt mỏi hiệu quả.
Dùng vỏ quế giúp loại bỏ muỗi:
Tinh dầu vỏ quế là chất chống muỗi tuyệt vời. Nghiên cứu đã chứng minh rằng, vỏ quế có tác dụng rất hiệu quả trong việc giết ấu trùng muỗi.
Bột quế dùng làm nguyên liệu nấu ăn:
Trong quá trình chế biến món ăn hằng ngày, bột quế còn được dùng làm gia vị, hương thơm tạo mùi món ăn. Đặc biệt, các món nấu từ thịt cá, dùng bột quế sẽ làm giảm hẳn mùi tanh.
Vỏ quế dùng pha chế đồ uống:
Bên cạnh đó, vỏ quế cũng được dùng để pha chế đồ uống, đặc biệt là các loại đồ uống mà giới trẻ yêu thích. Như vậy ko chỉ giúp tạo mùi thơm, vị nước uống đặc trưng mà còn giúp giữ nguyên được những tác dụng của vỏ quế khô đối với sức khỏe.
Những bài thuốc hay từ vỏ quế
Không chỉ là gia vị nhà bếp, trong y học vỏ quế còn tham gia vào nhiều bài thuốc quý, chữa bệnh hiệu quả như:
Chữa cảm mạo:
Dùng quế chi 8g, cam thảo 6g, thược dược 6g, sinh khương 6g, táo đen 4 quả. Các dược liệu đem sắc với 600ml nước, đun sôi, cô cạn còn 200ml, chia làm 3 lần uống trong ngày (nên uống nóng).
Chữa tiêu chảy:
Dùng vỏ thân quế 4 – 8g, gạo nếp rang vàng 10g, hạt cau già 4g, gừng nướng 2 lát. Tất cả các dược liệu này đem sắc cùng với nước để uống trong ngày.
Chữa trị chứng suy nhược cơ thể do bệnh đường tiêu hóa:
Dùng nhục quế 4g, đảng sâm, bạch truật, hoàng kỳ, đại táo, mỗi vị 12g, kết hợp với trần bì, ngũ vị tử, mỗi vị 6g và cam thảo 4g, gừng 2g. Tất cả các nguyên dược liệu đem sắc uống mỗi ngày.
Chữa viêm loét dạ dày tá tràng:
Dùng quế chi 8g, hoàng kỳ 16g, đại táo 12g, kết hợp với hương phụ, bạch thược, mỗi vị 8g và sinh khương, cam thảo, cao lương khương, mỗi vị 6g. Tất cả nguyên dược liệu có được đem sắc với nước uống mỗi ngày.
Chữa chứng kinh nguyệt không đều, chậm kinh ở phụ nữ:
Dùng nhục quế 4g, bạch truật, đảng sâm, bạch thược, hoàng kỳ, mỗi vị 12g, kết hợp với phục linh, thục địa, xuyên khung, đương quy, mỗi vị 8g và cam thảo 4g. Các vị thuốc đem sắc với nước uống mỗi ngày.
Chữa viêm mũi dị ứng:
Dùng quế chi 8g, hoàng kỳ 16g, bạch thược 12g, bạch truật 8g kết hợp với phòng phong, đại táo mỗi vị 6g và gừng 2g. Tất cả đem sắc với nước uống. Nếu trường hợp bị viêm cấp tính, chảy nước mũi nhiều thì thêm ma hoàng 4g, tế tân 6g. Nếu mệt mỏi, ăn kém thì thêm đảng sâm 16g, kha tử 6g.
Vỏ quế sẽ mang đến nhiều tác dụng tuyệt vời hơn nếu được sử dụng đúng cách, ứng dụng đúng trường hợp. Đặc biệt, nếu bạn mua và sử dụng vỏ quế chất lượng thì còn gì bằng. Hãy đến hoặc liên hệ ngay Thảo Dược Đức Thịnh để được tư vấn và mua sản phẩm vỏ quế chuẩn chất lượng ngay hôm nay bạn nhé!
Giá bán vỏ quế tại Đức Thịnh: 150.000VNĐ/KG