Hương nhu là một cái tên khá quen thuộc đối với mọi người, đặc biệt là các chị em phụ nữ. Với mùi thơm dễ chịu, hương nhu thường được sử dụng làm tinh dầu, nước hoa, nước gội dầu,… Đồng thời, dược liệu này còn được biết đến với tác dụng chữa bệnh thần kỳ. Hãy xem ngay bài viết bên dưới để biết hương nhu tuyệt vời như thế nào bạn nhé!
Mô tả cây hương nhu
Loài cây này có tên gọi khoa học là Ocimum gratissmum Linn, thuộc họ hoa môi (Lamiaceae). Trong danh mục dược liệu Việt Nam, hương nhu còn có tên gọi là hương nhu trắng, hương nhu tía, é tía.
Còn theo hán việt, cây còn được gọi là nhu (thổ thiên), hương thái (thiên kim phương), hương nhung (thực liệu bản thảo), cận như, hương nhu. Hay dược liệu còn gọi là mật phong thảo (bản thảo cương mục), bạch hương nhu (bản thảo đồ kinh), nhưỡng nhu, hương đu, mậu dược, thạch giải, sơn ông, nô dã chỉ, thanh lương chủng (hòa hán dược khảo), trần hương nhụ, hương nhự.
Cách nhận biết cây thuốc ngoài tự nhiên
Cây này thuộc dạng cây thảo, có chiều cao tầm 1 – 2m. Cây sống nhiều năm, thân vuông, hóa gỗ ở gốc, có lông. Khi cây còn non, 4 cạnh thân có màu nâu tía, còn 4 mặt thân có màu xanh nhạt, còn khi già thân trở thành nâu.
Cây có lá mọc đối chéo hình chữ thập, có cuống dài, phiến thuôn hình mũi mác, khía răng cưa. Lá có nhiều lông ở cả hai mặt nhưng mặt trên có màu xanh thẫm hơn mặt dưới. Cây có mùa hoa quả vào tháng 4 đến tháng 7.
Cây có cụm hoa hình xim ở nách lá, co lại thành xim đơn. Tràng hoa có màu trắng, chia ra hai môi không đều nhau. Quả bế của cây mọc thành chùm, bao bởi đài hoa tồn tại. Toàn thân dược liệu này đều có mùi rất thơm, dễ chịu nên được dùng cả cây, trừ phần rễ.
Phân loại cây thuốc
Trong tự nhiên, loài cây này được phân thành 2 loại chính đó là: Hương nhu trắng và hương nhu tía. Để phân biệt 2 loại này cần chú ý các đặc điểm sau:
Hương nhu trắng:
Loại này, thân và cành hình vuông, có lông. Lá mọc đối chéo chữ thập, dạng hình trứng nhọn. Mặt trên lá có màu lục xám, mặt dưới màu lục nhạt. Cả hai mặt đều có lông ngắn, mịn, gân hình lông chim, cuống dài, mép có khía răng. Hoa nhỏ có màu nâu, mọc thành xim co, thường sẽ rụng nhiều nên chỉ còn lại đài. Đặc biệt, toàn cây đều có mùi thơm.
Hương nhu tía:
Đây là cây hương nhu có thân hình vuông, nếu chặt thành từng đoạn thì mặt ngoài màu nâu nhạt đến nâu tím, có nhiều nếp nhăn dọc, lông mịn. Lá mọc đối, khô giòn, nhăn nheo, dạng hình trứng nhọn, gân hình lông chim, mép khía răng, có cuống dài.
Mặt trên lá có màu nâu, mặt dưới màu nâu nhạt hơn, có các tuyến nhỏ lõm xuống và hai mặt đều có lông ngắn. Hoa có màu nâu nhạt, hình môi mọc thành xim co. Đài hoa tồn tại với chức năng đựng quả bế tư nhỏ.
Phân bố, thu hái và chế biến hương nhu
Thường thì, cây hương nhu tía sẽ được trồng làm thuốc ở quanh nhà. Còn cây hương nhu trắng, mọc hoang nhiều khắp nơi ở nước ta, nhiều nhất là tại các tỉnh Hải Dương, Hưng Yên, Thái Nguyên, Quảng Ninh, Hà Giang, Tuyên Quang. Ngoài ra, ở các nước Ấn Độ, Cămpuchia, Lào, Thái Lan, Philipin thì loài cây này cũng được biết đến và trồng tại nhà.
Thời gian cây thuốc này đang ra hoa hoặc một số hoa đã kết quả thì mọi người sẽ bắt đầu thu hoạch. Đối với dược liệu này, mọi người sẽ thu hái và sử dụng toàn bộ cây (trừ phần rễ). Để bảo quản, dùng dần trong thời gian dài, dược liệu sau khi thu hái về sẽ đem phơi khô, cho vào túi nilon, buộc kín.
Tác dụng dược lý của cây hương nhu
Sau khi được đưa vào thực hiện nghiên cứu, kết quả ghi nhận cây thuốc này có các tác dụng dược lý sau:
Tác dụng giải nhiệt:
Khi thực hiện, dùng 30g dược liệu này ( dạng tươi) sắc nước cho chuột thí nghiệm uống. Sau lần thứ nhất uống, cơ thể chuột đã có sự giảm nhiệt tốt. Còn sau uống 3 lần liên tục, dược liệu đã có tác dụng giải nhiệt hiệu quả.
Tác dụng trấn thống, giảm đau:
Sau khi áp dụng dùng dầu thạch được chiết xuất từ cây này 0.3ml/kg và 0.15ml/kg rót vào dạ dầy chuột nhắt, kết quả nhận thấy có tác dụng ức chế, giảm chất chua hiệu quả.
Tác dụng kháng khuẩn:
Theo kết quả nghiên cứu khoa học, dầu thạch được làm dược liệu này có tác dụng kháng khuẩn đối với trực khuẩn thương hàn, trực khuẩn bạch hầu, trực khuẩn lỵ, trực khuẩn phế viêm,… các loại trực khuẩn.
Bên cạnh đó, dầu thạch từ dược liệu này với liều 190mg/kg cho uống liên tục 7 – 8 ngày sẽ thấy có tác dụng tăng cường khả năng miễn dịch. Ngoài ra, nếu dùng nước sắc dược liệu này sẽ có tác dụng trấn tỉnh chua.
Thành phần hoá học có trong cây hương nhu
Theo ghi nhận từ kết quả nghiên cứu y học, trong cây hương nhu trắng và hương nhu tía đều có tinh dầu. Tuy nhiên, tỷ lệ tinh dầu trong cây hương nhu trắng (0.6 – 0.8%) sẽ cao hơn hương nhu tía (0.2 – 0.3%).
Bên cạnh đó, tinh của loài cây này có vị cay, chia ra 2 phần, phần nhẹ hơn nước và phần nặng hơn nước. Riêng phần nhẹ hơn nước (chiếm 0.9746%) với độ sôi 243 – 244°C. Thành phẩn chủ yếu trong cả tinh dầu hương nhu trắng hay tía là ơgenola (chiếm 45 – 70%).
Ngoài ra, loại tinh dầu này còn chứa tầm 20% ête metylic của ơgenola, 3% cacvacrola, camphen, limonen, o.xymen, p.xymen, α và β pinen. Theo thông tin y học, ơgenola là một vị thuốc rất cần thiết dùng trong nha khoa, trong việc tổng hợp chất vanilin.
Công dụng của hương nhu
Hương nhu với các tác dụng dược lý và thành phần hóa học chứa trong đã được xác nhận là có nhiều công dụng trong y học. Dược liệu khuyên dùng áp dụng để chữa trị nhiều căn bệnh hiệu quả như:
- Chữa cảm mạo, đau bụng, thủy thũng, nhức đầu, nôn, chảy máu cam, tiêu chảy.
- Trị sốt rét, cảm nắng vào các ngày hè, nhiễm lạnh khi đông về.
- Hỗ trợ ngăn rụng tóc, giúp mọc tóc nhanh và khỏe.
- Trị chứng hôi miệng.
- Hỗ trợ chữa phù nước, khô mồ hôi, tiểu tiện ít và đỏ.
Đối tượng sử dụng hương nhu
Hương nhu là dược liệu lành tính, có tác dụng chữa bệnh tuyệt vời. Đặc biệt, dược liệu tác dụng chữa bệnh hiệu quả với các đối tượng:
- Người bị chứng đau bụng, tiêu chảy, nhức đầu, nôn mửa, chảy máu cam.
- Người bị hiện trạng cảm nắng, nhiễm lạnh, bệnh sốt rét.
- Người bị chứng rụng tóc
- Người mắc chứng hôi miệng
- Người tiểu tiện bí, khó khăn.
Cách sử dụng hương nhu hiệu quả
Thường thì, mọi người sẽ dùng dược liệu này để sắc nước uống mỗi ngày. Đây được xem là một cách dùng đơn giản, tiện lợi, phổ biến của hầu như tất cả các loại dược liệu và hương nhu cũng vậy.
Cụ thể, chỉ cần lấy khoảng 8 – 20g dược liệu khô, rửa qua bằng nước sạch. Sau đó, đem dược liệu đun sôi cùng với 500ml nước, để lửa nhỏ, cô cạn còn 200ml là được, dùng uống trong ngày. Dược liệu này có thể nấu với nhiều nước, dùng uống thay nước lọc hằng ngày. Cây thuốc có vị ngọt, mùi thơm, rất dễ uống.
Bài thuốc chữa bệnh từ hương nhu
Bên cạnh dùng sắc nước độc vị, dược liệu này còn được sử dụng kết hợp với nhiều dược liệu khác nhằm nâng cao tác dụng, tạo nên nhiều bài thuốc quý, có tác dụng chữa bệnh hiệu quả như:
Bài thuốc chữa đau bụng đi ngoài lỏng do ăn thức ăn lạnh hay cảm do nóng ẩm
Áp dụng dùng 8g dược liệu này kết hợp với 6g hoắc hương, 4g gừng tươi nấu với 300ml nước, sắc cạn còn 200 ml. Nước sắc thu được chia làm 2 lần uống trong ngày và nên uống khi còn nóng.
Bài thuốc chữa chứng hôi miệng
Đối với phương pháp chữa hôi miệng bằng hương nhu, chỉ cần dùng 10g dược liệu nấu với 200ml nước, đun sôi tầm 15 phút là được. Nước này dùng để ngậm và súc miệng trong ngày. Cứ như vậy, kiên trì áp dụng phương pháp này mỗi ngày sẽ nhận thấy kết quả rõ nhất.
Hương nhu mua ở đâu?
Bạn đang có nhu cầu mua và sử dụng hương nhu? Liên hệ ngay với Đức Thịnh hôm nay. Là thương hiệu độc quyền, uy tín, với hơn 10 năm trong nghề, Đức Thịnh tự tin sẽ mang đến sản phẩm dược liệu tốt nhất, chất lượng hàng đầu.
Hơn nữa, việc lựa chọn Thảo Dược Đức Thịnh bạn sẽ không phải lo về giá, hay hoang mang về cách dùng dược liệu. Chúng tôi đảm bảo dược liệu Đức Thịnh luôn bán đúng giá thị trường. Đồng thời, mọi thắc mắc của bạn sẽ được nhân viên Đức Thịnh nhiệt tình giải đáp, cặn kẽ, chi tiết.
Được phục vụ quý khách hàng là niềm vui lớn nhất của Thảo Dược Đức Thịnh. Với cách mua hàng đơn giản, bạn sẽ mang về sản phẩm dược liệu hương nhu chất lượng với giá tốt nhất.
- Liên hệ ngay hotline: 0937 301 801
- Truy cập hệ thống tin nhắn website để đặt hàng: thaoduocducthinh.com
- Đến địa chỉ cửa hàng để mua và tư vấn trực tiếp: 1236 Kha Vạn Cân – P. Linh Trung – Q. Thủ Đức – TP. Thủ Đức.