Cây ngải cứu rất thông dụng trong cuộc sống hàng ngày, bởi nó được sử dụng để chế biến món ăn và dùng làm một vị thuốc quý. Có rất nhiều công dụng trong điều trị bệnh như: điều hoà kinh nguyệt, an thai, lưu thông máu lên não, cầm máu…
Tổng quan về cây ngải cứu
Cây ngải cứu là gì?
- Tên khoa học là Artemisia vulgaris L. họ Cúc Asteraceae
- Trong dân gian người ta còn gọi là cây thuốc cứu, ngải điệp
- Là loại cây cỏ sông nhiều năm, thân có nhiều rãnh dọc.
- Lá không có cuốn mọc so le, hai mặt lá có màu khác nhau, mặt trên màu lục sẫm, mặt dưới có nhiều lông nhỏ màu trắng tro.
- Cụm hoa hình đầu nhỏ, màu vàng lục nhạt, mọc tập trung thành từng chùm kép ở đầu cành.
Nơi phân bố chủ yếu
Phân bố: cây mọc hoang ở nhiều nơi trên cả nước, đặc biệt là ở Lâm Đồng, Phú yên, Bình Định, có thể trồng quanh nhà làm thuốc. Cây có trồng bằng thân ngầm, cành, ngọc bánh tẻ vào mùa xuân.
Bộ phận dùng
Bộ phận dùng lam thuốc: thân và lá, có thể dùng tươi hoặc phơi khô.
Thu hái – sơ chế
Thời điểm tốt nhất để thu hái cây ngải cứu đó là trước lúc nở hoa, tức là tầm từ tháng 6-7 hàng năm. Bởi vì đây là lúc cây chứa lượng tinh dầu lớn nhất có ít cho sức khỏe. Khi thu hoặc ngải cứu, người ta thường nhổ cây hoặc chỉ hái phần lá và ngọn.
Sau khi thu hái về, rửa sạch bụi bẩn, sau đó cắt nhỏ đem phơi hoặc sấy khô để dùng làm thuốc.
Bảo quản
Thuốc muốn bảo quản được lâu phải bỏ vào túi nilon để sử dụng dần hoặc bán. Tránh để ở những mơi ẩm thấp.
Thành phần hóa học
Cả cây ngải cứu đều chứa tinh dầu, thành phần chủ yếu là cineol, á-thuyon, dehydro matricaria este, tetradecatrilin, tricosanol, arachyl alcol, adenin, cholin. Đây đều là những thành phần tốt cho sức khỏe.
Tính vị, tác dụng dược lý
Theo y học cổ truyền, ngải cứu là một loại thảo dược tính ấm, vị đắng, đặc biệt là có mùi rất hăng nồng có tác dụng điều hòa khí huyết, kháng khuẩn, lợi tiểu và giảm đau nhức rất hiệu quả.
Tác dụng của cây ngải cứu
Cây ngải cứu giúp điều hòa kinh nguyệt ở nữ giới
Tác dụng nổi bật nhất của cây ngải cứu đó là giúp điều hòa kinh nguyệt. Trong dân gian, người ta thường dùng thảo dược này để sắc uống hoặc nấu canh để giúp điều chữa đau bụng đồng thời trị rối loạn kinh nguyệt.
Khi chế biến ngải cứu thành các món ăn sẽ giảm bớt đi mùi hăng của cây thuốc và dễ dàng sử dụng hơn. Tuy nhiên, nếu dùng ở dạng thuần thúy thì công hiệu sẽ cao hơn rất nhiều, giúp điều trị bệnh nhanh hơn.
Cây ngải cứu giúp an thai
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng ngải cứu là thảo dược lành tính, có tác dụng an thai rất tốt và an toàn đối với các mẹ bầu. Ra máy, đau bụng là tình trạng thường gặp ở những người mang thai khiến tâm trạng bất an ảnh hưởng xấu đến thai nhi.
Tuy nhiên, thật tốt vì cây ngải cứu có thể giúp giải quyết được các triệu chứng này, giúp an thai và cải thiện tốt cho sức khỏe của thai phụ.
Ngải cứu chữa bệnh rối loạn tiền đình
Với tác dụng điều hòa và lưu thông khí huyết, rau ngải cứu chữa bệnh rối loạn tiền đình và có khả năng đưa máu lên não rất tốt. Nhớ đó, mà hệ tiền đình được hoạt động bình thường, lượng máu lên não cũng sẽ ổn định.
Trường hợp nếu bạn bị choáng váng khi đứng dậy đột ngột hoặc đau đầu do thời tiết thay đổi,… Bạn hãy sử dụng một ít ngải cứu để cải thiện tình trạng này.
Ngải cứu trị mụn và làm trắng da
Qua nghiên cứu của các chuyên gia đã phát hiện lá ngải cứu chứa tinh dầu, các flavonoid, các acid amin như choline, adenine có tác dụng kháng khuẩn, thúc đẩy quá trình tuần hoàn máu, trao đổi chất, đào thải và loại bỏ các chất nhờn trên da, bụi bẩn, giữ ẩm và làm trắng da.
Trong ngải cứu còn có chứa chất tanin, có tác dụng ngăn ngừa sự xuất hiện các vết chàm, các mụn nước nhỏ và một số triệu chứng viêm da khác.
Ngải cứu chữa đau thần kinh tọa, đau nhức xương khớp
Theo y học hiện đại, lá ngải cứu có chứa rất nhiều hoạt chất có lợi cho sức khỏe như thuyon, dehydro matricaria este, cineol,… Những hoạt chất này giúp chữa bệnh đau thần kinh tọa có tác dụng làm giảm nhanh các triệu chứng đau nhức xương khớp, phù nề, tê bì chân tay của bệnh này gây ra.
Ngải cứu giúp lưu thông máu lên não
Bạn đã bao giờ thử dùng kết hợp ngải cứu với trứng gà để tạo thành một món ăn bổ dưỡng chưa? Nếu chưa thì hãy chế biến thành món ăn trong bữa ăn của bạn.
Ngải cứu và trứng gà đều là những thực phẩm giàu protein, andenin, cholin nên khi hòa quyện với nhau món này sẽ có tác dụng lưu thông khí huyết, vừa tăng cường máu lên não và đồng thời giúp cải thiện hệ miễn dịch hiệu quả.
Ngải cứu trị ho, cảm sốt, cảm cúm
Những hoạt chất có bên trong ngải cứu có khả năng khắc phục bệnh ho khan, ho có đờm, giải cảm, hạ sốt rất hiệu quả. Đồng thời giúp người bệnh cải thiện một số dạng ho và những triệu chứng khó chịu đi kèm do bệnh gây ra.
Ngải cứu có tác dụng làm giảm mỡ bụng
Ngoài những tác dụng trên cây ngải cứu còn có tác dụng giảm mỡ bụng, đặc biệt là đối với phụ nữ sau sinh, sẽ trả lại vòng 2 thon gọn, quyến rũ. Ngoài ra, các hoạt chất bên trong thảo dược này còn giúp phòng ngừa táo bón, cải thiện hệ tiêu hóa và trị các bệnh về phụ khoa.
Những ai nên sử dụng cây ngải cứu?
Ngải cứu có rất nhiều công dụng tốt cho sức khỏe, tuy nhiên bạn cần phải biết những đối tượng nào nên dùng sẽ tốt hơn.
- Phụ nữ bị rối loạn kinh nguyệt, kinh không đều, đau bụng kinh.
- Người hay bị đau nhức xương khớp và đau thần kinh tọa.
- Người bị nóng trong người, mụn nhọt.
- Người cơ thể suy nhược, kém ăn.
- Người bị ho, cảm cúm, mỡ bụng nhiều.
- Phụ nữa mang thai nên sử dụng 1-2 lần trong một tuần, dùng với liều lượng 2-4 ngọn nhỏ.
Cách sử dụng cây ngải cứu
Ngải cứu là loại thảo dược được sử dụng rất nhiều trong đời sống, bởi nó có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe của con người.
- Dùng độc vị: Lấy khoảng 3-10g ngải cứu nấu với nước hãm như trà, dùng trong ngày.
- Chế biến món ăn: Lấy một ít cả ngải cứu cắt nhỏ, đánh tan với 1 quả trứng, bỏ thêm hạt nêm và các gia vị khác, rán vàng, ăn với cơm hoặc có thể ăn không đều được. Giúp bổ máu và lưu thông máu.
- Dùng ngoài trị đau do sang chấn: Lấy ngải cứu tươi rửa sạch, giã mát đắp lên vùng bị đau với liều lượng thích hợp.
Những lưu ý khi sử dụng ngải cứu
- Phụ nữ mang thai chỉ nên ăn ngải cứu 1 đến 2 lần trong tuần, mỗi lần dùng từ 3-5 ngọn để giúp an thai.
- Người sức khỏe tốt, không nên lạm dụng trà hoặc nước sắc thường xuyên.
- Chống chỉ định với bệnh nhân bị viêm gan
- Bệnh nhân bị xơ vữa động mạch, sỏi thận,.. hạn chế ăn món trúng rán ngải cứu.
- Ăn ngải cứu giúp lợi tiểu, nhưng đặc biệt tránh với người rối loạn đường ruột cấp tính.
- Người có thể trạng yếu, người già phụ nữa sau sinh không mắc các bệnh về gan, xơ vữa hay sỏi cách 2 ngày nên ăn 1 quả trứng bắc ngải cứu rất tốt.
- Cây ngải cứu có nhiều tác dụng tốt cho sức khoẻ, tuy nhiên nếu dùng quá liều sẽ không tốt, dễ gây ngộ độc, gây hưng phấn thần kinh trung ương quá mức sẽ gây co giật.
Cây ngải cứu là vị thuốc quý có rất nhiều tác dụng, mà mỗi gia đình nên biết để tận dụng hỗ trợ điều trị bệnh. Nhưng bạn cũng nên lưu ý sử dụng sao cho hợp lý đem lại hiệu quả tốt cho sức khỏe của mình nhé.
Địa chỉ bán ngải cứu ? Mua ngải cứu ở đâu?
Giá bán cây ngải cứu tại thảo dược Đức Thịnh là 110.000đ/kg
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều địa chỉ bán cây ngải cứu, nhưng muốn mua được sản phẩm chất lượng đảm bảo và uy tín, các bạn có thể liên hệ đến các chi nhánh, cửa hàng của Công Ty Thảo Dược Đức Thịnh để mua nhanh nhất.
Thảo Được Đức Thịnh là công ty chuyên cung cấp các loại thảo dược quý trong đó có cây ngải cứu, tất cả các sản phẩm đều có nguồn gốc rõ ràng và chất lượng đáng tin cậy.
Đức Thịnh cam kết bán hàng chất lượng 100% từ thiên nhiên, các bạn có thể hoàn toàn hài lòng về sản phẩm của chúng tôi. Chúng tôi cam kết bao đổi trả và hoàn tiền 100% nếu khách hàng mua phải hàng kém chất lượng
Hi vọng rằng chúng tôi sẽ là địa chỉ lựa chọn hàng đầu của khách hàng.
(Kết quả sử dụng cây ngãi cứu có thể khác nhau, tùy vào cơ địa từng người)