Địa long còn được gọi là giun đất, một loài vật không còn xa lạ gì đối với người dân Việt Nam, đặc biệt là người dân vùng nông thôn. Trong sinh học cây trồng, vùng đất có nhiều địa long có nghĩa là đất nơi ấy tươi, xốp, giàu chất dinh dưỡng. Còn trong y học, địa long là bài thuốc quý, có tác dụng chữa bệnh cực tốt và là chủ vị không thể thiếu của nhiều bài thuốc đông y.
Giới thiệu về địa long
Trong khoa học địa long có tên là Pheretima asiatica Michaelsen hoặc Megascolecidae. Còn trong cuộc sống hằng địa long có rất nhiều tên gọi khác nhau như giun đất, trùng đất, trùng hổ, giun khoang, thổ long,…
Mô tả đặc điểm
Địa long là loài động vật ruột khoang phổ biến với chiều dài trung bình từ 10 – 35cm, thân hình trụ và có nhiều đốt. Thân có màu nâu hoặc màu hồng nhạt (tùy vùng đất đang sinh sống). Đặc biệt, hai bên thân có 4 đốt lông ngắn và giúp di chuyển dễ dàng hơn
Vì địa long không có mắt nên sẽ cảm nhận ánh sáng nhờ vào các tế bào phân tán dưới da và cũng vì đó mà chúng rất nhạy cảm với ánh sáng. Hơn nữa, địa long không có cơ quan hô hấp riêng, cũng phải nhờ da để hô hấp.
Địa long ăn mùn hữu cơ trong đất để phát triển. Khi trưởng thành thì sẽ bắt đầu hình thành đai sinh dục. Mặc dù, đây là một loài lưỡng tính nhưng chúng có khả năng thụ tinh chéo.
Phân bố
Địa long có ở khắp nơi. Loài vật này sống và phát triển ở môi trường có đất ẩm ướt và nhiều mùn.
Cách bắt, sơ chế và bảo quản
Để bắt được địa long bạn cần phải đào đất, chọn những nơi có đất ẩm, xốp,…Hoặc muốn dễ dàng hơn, dùng nước nghễ răm, bồ kết, chè,…đổ lên vùng đất đã chọn, địa long sẽ tự bò lên. Không dùng, địa long tự nhiên bò lên mặt đất (Vì đặc tính sợ ánh sáng nên thường sống ẩn sâu trong đất và khi bệnh sẽ tự bò lên mặt đất)
Địa long thu được sẽ bỏ vào thùng chứa sẵn lá tre, rơm hay tro, chà nhẹ, rồi rửa sạch bằng nước ấm cho hết chất nhớt. Thực hiện mổ khoang bụng (ép đuôi vào gỗ và mỗ dọc thân), rửa sạch đất trong bụng và tiến hành phơi hoặc sấy khô, bỏ bọc kín, bảo quản dùng dần.
Thành phần hóa học
Thành phần hóa học được y học ghi nhận là: hypoxathine, terrestro –lumbrolysin, xan thine, lumbritin, lumbroferine, adenine, guanine, guanidine, choline và nhiều loại vitamin, axit amin, muối hữu cơ,….
Tính vị
Trong y học cổ truyền, được công nhận với nhiều tính vị như sau:
- Vị cay, đắng, tính hàn (theo nhận định của Trấn Nam Bản Thảo).
- Vị mặn, tính hàn (theo ghi nhận của Bản Kinh, Trung Dược Học).
- Không độc, tính rất hàn (theo xác nhận của Danh Y Biệt Lục).
Tác dụng của địa long
Theo y học cổ truyền thì địa long có vị mặn, tính hàn, ít độc tính, quy vào can, tỳ, phế, vị thận. Vị thuốc có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, bình can, thông mạch khu phong, trấn kinh giật, trừ thấp lợi thủy.
Thường thì địa long được chọn làm chủ vị của các bài thuốc như hỗ trợ điều trị thương hàn phục nhiệt, sốt rét, thần kinh, kinh phong, điên cuồng, hen suyễn, to bụng, hoàng đản, cao huyết áp, nhồi máu cơ tim.
Còn phía y học hiện đại, thành phần lumbriferin trong địa long giúp thanh nhiệt, hạ sốt tốt. Các thành phần đạm thì có tác dụng kháng histamin, làm giãn khí quản. A-xit linoleic, cùng khoáng chất vi lượng giúp chống oxy hóa selen, giúp tăng cường miễn dịch, nâng cao sức đề kháng trong cơ thể. Vì vậy nên, địa long được khuyên dùng làm bài thuốc giúp thanh nhiệt, bình can, trấn kinh,…
Ngoài ra, các nhà khoa học Nhật Bản và Trung Quốc cũng đã nghiên cứu và chứng minh: Enzyme fibrinolytic chứa trong địa long có khả năng thủy phân mạnh mẽ và làm đứt được các sợi fibrin – Chính là tác nhân hình thành cục máu đông trong lòng mạch.
Đây chính là một cơ chế dùng địa long giúp ngăn ngừa tai biến mạch máu não. Đồng thời, dùng vị thuốc này còn có tác dụng lợi tiểu, giãn cơ trơn thành mạch máu, giúp hạ huyết áp hiệu quả. Bên cạnh đó, còn được một số lương y dùng làm chủ vị trong một số bài thuốc chữa các căn bệnh quái ác, khó chữa trị như:
- Hỗ trợ chữa ung thư: Bạch cầu (ung thư máu), xương và não.
- Hoạt lạc, giảm đau: Thấp nhiệt trở lạc, đau khớp, gây sưng nóng đỏ đau, nước tiểu vàng và ít.
- Lợi niệu thông lâm: Thấp nhiệt làm cho tiểu tiện không lợi hoặc bí đái do kết sỏi.
- Chữa di chứng trúng phong: Bại liệt, nói ngọng
- Thanh nhiệt, cắt cơn kinh giật: Sốt cao co giật
- Thanh phế, cắt cơn suyễn: Bị ho, hen suyễn, suyễn cuống phổi, trẻ em mắc chứng ho gà do bị hỏa nhiệt.
- Chữa sốt rét
Cách sử dụng địa long
Tùy vào từng trường hợp bệnh khác nhau sẽ có cách dùng vị thuốc tương ứng. Địa long cũng vậy, có thể dùng sắc nước độc vị hoặc dùng kết hợp với một số vị thuốc khác như kim ngân hoa, bạch hoa xà thiệt thảo, cây bồ công anh,….
- Dùng độc vị:
Dùng khoảng 10 – 15g địa long, sắc với 500ml nước, đun lửa nhỏ, cô cạn còn 250ml nước, chia làm 2 lần uống trong ngày.
- Dùng kết hợp:
Hỗ trợ điều trị sốt cao kèm theo co giật:
Dùng địa long 10g, kim ngân hoa 12g, liên kiều 10g, câu đằng 15g, toàn yết 5g. Tất cả rửa sạch, đem sắc với 1 lít nước, đun lửa nhỏ, cô cạn còn 500ml, chia làm 2 lần uống trong ngày.
Hỗ trợ điều trị ung độc:
Dùng địa long khô, rết, tổ ong vàng, bọ cạp, xác rắn lột mỗi vị 50g. Kết hợp dùng chung với cây bồ công anh, rễ chàm mèo, mỗi vị 60g và bạch hoa xà thiệt thảo 200g. Tất cả đem nghiền nát thành bột rồi trộn với mật, làm thành viên nhỏ. Uống 2 lần/ngày, sáng – chiều, mỗi lần 1 viên, uống với nước ấm.
Hỗ trợ điều trị thanh nhiệt, cắt cơn co giật:
Dùng địa long 12g, bọ cạp 4g, kim ngân hoa 16g, liên kiều 12g, câu đằng 16g. Tất cả đem sắc nước uống. Hoặc dùng địa long 50g, 2 lòng trắng trứng gà khuấy đều, chiên trên chảo, ngày làm một lần cho ăn để ngừa trước cơn động kinh co giật.
Hỗ trợ điều trị thanh phế, cắt cơn suyễn:
Dùng 12g địa long sắc nước uống. Hoặc sử dụng địa long, cam thảo sống, liều lượng bằng nhau. Tất cả đem nghiền thành bột mịn, ngày uống 2 lần, mỗi lần 6g.
Hỗ trợ điều trị hen phế quản:
Dùng địa long, rết, tổ ong vàng, bồ công anh, rễ cây chàm mèo, bọ cạp, xác rắn lột, mỗi vị 63g và bạch hoa xà thiệt thảo 250g. Tất cả đem nghiền mịn trộn với mật ong, làm thành viên. Uống sáng – chiều, ngày 2 lần, mỗi lần 1 viên, uống với nước ấm.
Hỗ trợ chữa di chứng trúng phong:
Dùng địa long khô 30g, hồng hoa 20g, đào nhân 20g, xích thược 20g, bột ngô 400g, bột mì 100g, đương qui 50g, hoàng kỳ 100g, xuyên khung 10g, thêm một lượng đường trắng thích hợp.
Các dược liệu chuẩn bị sẵn sẽ được đem đi xử lý: Địa long dùng rượu trắng ngâm để khử mùi tanh, phơi hoặc sấy khô rồi tán mịn. Đào nhân sẽ ngâm mềm, bóc vỏ, sao qua. Còn đương qui, xích thược, hồng hoa, xuyên khung, hoàng kỳ sẽ đem sắc và lấy nước.
Sau đó, chúng ta sẽ tiến hành đem bột địa long, bột ngô, bột mì, đường trắng hòa với nước sắc thuốc đã sắc. Rồi tiếp tục nhào nặn thành dạng bột bánh tròn tầm 20 cái bánh và đặt đào nhân trên mặt bánh. Cuối cùng là đem bánh đi hấp chín và ăn. Nên ăn bánh này hàng ngày vào các bữa sáng, tối sẽ rất tốt.
Hỗ trợ chữa sốt rét:
Dùng địa long, vỏ rễ xoan, hậu phác nam, mỗi vị 12g và gừng, trần bì, dây thần thông mỗi vị 8g. Tất cả đem phơi khô, tán bột, làm hoàn và uống hết trong ngày.
Lưu ý khi sử dụng
Địa long được khuyên, kiêng kỵ đối với người tỳ vị hư nhược không có thực nhiệt.
Mua địa long ở đâu?
Để đặt mua sản phẩm an toàn, chất lượng và đúng nguồn gốc, bạn đọc có thể liên hệ trực tiếp theo:
- Địa chỉ cửa hàng: 1236 Kha Vạn Cân – Linh Trung – Thủ Đức – TP. HCM.
- 0937301801 (Thảo Dược Đức Thịnh)
- Website: thaoduocducthinh.com
Cảm ơn bạn đọc đã quan tâm và bỏ chút thời gian vàng ngọc để xem bài viết của chúng tôi!
(Kết quả sử dụng có thể khác nhau, tùy vào cơ địa từng người)