Ngải cứu còn gọi là cây thuốc cứu, cây thuốc cao, Ngải Diệp, có tên khoa học Artemisia Vulgaris L. Thuộc họ cúc. Ta dùng lá có lẫn ít cành non, phơi hay sấy khô của cây Ngải Cứu. Vị thuốc này còn mang tên Ngải Diệp (lá ngải). Ngải cứu là một vị thuốc công dụng trong cả Đông và Tây y.
Thành phần của nhang ngải cứu
- Ngải cứu được phơi khô, tán nhỏ lấy phần lông trắng gọi là Ngải Nhung, đặc chế dùng làm mồi cứu.
- Hương liệu dược thảo.
- Tinh dược bí truyền.
Cơ chế hoạt động của nhang ngải cứu
- Truyền nhiệt tăng vào huyệt đạo.
- Làm tan máu bầm, giảm đau, giảm sưng.
Tác dụng của nhang ngải cứu là gì?
Ngải Nhung dùng làm mồi ngải cứu dạng nhang ngải và dùng để hơ lên các huyệt đạo để điều trị các chứng như:
- Đau lưng, thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm.
- Thần kinh tọa, đau khớp gối.
- Chứng liên quan tới vùng phổi: Tức ngực khó thở, hụt hơi.
- Đau vai gáy, đau cánh tay không nhấc lên được.
- Bại liệt chân, tay do tai biến mạch máu não.
- Nữ: Giúp sạch vùng phụ khoa, tăng khả năng hưng phấn. Giúp các bạn trẻ đã lập gia đình hấp dẫn hơn với các đức lang quân… giải quyết chứng lãnh cảm của phụ nữ tuổi ngoài 50.
- Nam: Giải quyết chứng yếu sinh lí.
- Đầy hơi dạ dày và một số chứng khác…
Cách sử dụng nhang ngải cứu như thế nào?
Nhang ngải cứu dùng rất lành không độc hại vì chỉ dùng để hơ trên huyệt vị nên rất an toàn. Nếu hơ đúng cách, đúng phác đồ các phương huyệt thì kết quả chữa các bệnh nói trên đạt hiệu quả khá cao.
Để điếu ngải hơ lên huyệt đến khi bệnh nhân cảm thấy ấm, dễ chịu (cứu ấm) dùng để chữa các bệnh hư suy, đau yếu.
Đưa điếu ngải gần sát da, bệnh nhân cảm thấy nóng thì đưa lên (cứu mổ cò). Thực hiện 3-5 lần, cách này để chữa các bệnh thực (bệnh mới phát).
Cách xoay tròn:
Đặt điếu ngải lên gần huyệt cho vừa đủ ấm thì di chuyển theo vòng tròn từ hẹp ra rộng cho tới khi thấy nóng nhiều ở vùng định cứu là được (làm 2-3 lần), cách cứu này dùng để trị các bệnh ngoài da, mụn nhọt.
Cách rà trên vùng da:
Dùng điếu ngải rà trên vùng da, cách 1-2 cam để tìm điểm nóng rát (sinh huyệt), rà với tốc độ vừa phải khi qua vùng da thấy nóng rát như phải bỏng thì nhấc lên (làm 2-5 lần). Điếu ngải luôn để hơi chếch ngay mặt da, dùng ngón tay út để trên mặt da tạo khoảng cách (như cầm cây bút để viết). Nên bôi một lớp dầu cù là mỏng trước khi cứu, không để tàn rơi xuống da người bệnh.
Cứu nóng dùng để chữa các chứng bệnh hàn, bệnh lâu ngày gây hư suy. Nên cẩn thận không để bị bỏng khi cứu, không để rơi tàn nóng làm bỏng da hay tàn tro bay vào mắt. Thời gian cứu tối đa mỗi huyệt đạo là 3-5 phút, không nên lạm dụng đốt cứu quá nhiều ở một huyệt.
Lời khuyên:
Trong phương pháp chữa bệnh bằng châm cứu, người ta có thể kích thích những huyệt bằng cách dùng kim châm sâu vào da thịt, hoặc bằng cách đặt lên những huyệt vị một miếng gừng tươi mỏng có châm vài lỗ để tránh cho da thịt khỏi bị cháy bỏng, nhưng hơi nóng vẫn thẩm thấu được vào trong rồi dùng nhang ngải đốt lên hơ vào. Sức nóng sẽ kích thích huyệt đạo (gọi là Cứu).
Lưu ý khi sử dụng nhang ngải cứu
- Các chứng nhiệt và các dạng viêm nhiễm không nên dùng.
- Khi hơ huyệt xong nhớ kiêng gió và nước khoảng 1 tiếng.
- Không sử dụng cho phụ nữ mang thai hay cho con bú
- Người bị bệnh tiểu đường, huyết áp cao, người già hay trẻ con.
Bảo quản:
- Để nơi khô ráo.
- Cẩn thận dụi tắt sau khi cứu.
Mua nhang ngải cứu ở đâu uy tín, chất lượng?
Tại công ty Thảo dược Đức Thịnh có bán nhang ngải cứu, một gói 10 cây giá 35.000đ/gói, các bạn có thể đến trực tiếp tại các cửa hàng thảo dược Đức Thịnh để mua hoặc liên hệ qua SĐT: 0985.324.028 để được tư vấn và hướng dẫn cách sử dụng.
Đối với các tỉnh ở xa, công ty sẽ giao hàng tận nhà qua dịch vụ chuyển phát nhanh (COD), khách có thể xem hàng trước khi thanh toán cho nhân viên giao nhận.
(Kết quả có thể khác nhau, tùy vào cơ địa từng người)