Râu bắp thường bị người dùng bỏ đi. Bởi mọi người cứ nghĩ rằng chỉ có trong hạt bắp mới chứa hàm lượng dinh dưỡng, còn râu bắp thì không. Nhưng đây là điều hoàn toàn sai lầm, ít ai ngờ được râu bắp lại là một thần dược chữa được rất nhiều bệnh. Vậy cụ thể râu bắp là gì? Râu bắp tốt như thế nào? Hãy cùng chúng tôi xem ngay bài viết bạn nhé!
Râu bắp là gì?
Râu bắp hay còn được gọi là râu ngô, râu lúa ngô, râu ngọc mễ và có tên khoa học là Zea mays L, thuộc họ nhà lúa. Râu bắp tươi sẽ có màu vàng óng nhìn rất bắt mắt. Khi phơi khô thì râu bắp lại chuyển thành màu đỏ sẫm. Râu bắp chất lượng sẽ có mùi hương đặc trưng, thu hút được nhiều côn trùng.
Cách thu hái và chế biến râu bắp
Thường thì râu bắp được thu hoạch 2 lần trong năm. Lần một là vào tháng 4 hoặc tháng 5 và lần hai từ tháng 7 hoặc tháng 8. Dược liệu sau khi thu hái về sẽ được phân loại, bỏ đi những sợi màu đen và chỉ lấy những sợi màu vàng. Sau đó, sẽ được đem dược liệu này đi rửa sạch, mang phơi ở các nơi có điều kiện thoáng mát.
Tính vị của râu bắp
Theo nghiên cứu của đông y, dược liệu này có vị ngọt, tính bình, tác dụng bình can, tiêu đàm, lợi niệu và tiêu thũng. Về quy kinh, râu bắp có tác dụng quy vào các kinh phế, can, tâm, thận.
Thành phần hóa học của râu bắp
Qua nhiều cuộc thí nghiệm đã thực hiện, kết quả ghi nhận: Trong dược này có chứa rất nhiều thành phần hóa học khác nhau và mang đến nhiều lợi ích tích cực cho sức khỏe. Cụ thể như:
- Muối kali tầm 4 – 5%.
- Đường khoảng 2.8%.
- Lipid
- Sitosterol
- Stigmasterol
- Tanin
- Tinh dầu
- Allantoin
- Vitamin K
- Vitamin C
Tác dụng dược lý của râu bắp
Trong y học, râu bắp được công nhận là có khả năng lợi niệu (lợi tiểu). Dược liệu có tác dụng hỗ trợ điều trị các bệnh lý về đường tiết niệu như viêm bàng quang, sỏi thận,…. Đồng thời, chúng còn được khuyên dùng để hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý khác như cao huyết áp, thấp khớp, viêm đau khớp, viêm túi mật, viêm gan, tiểu đường,… Đặc biệt, dược liệu này cũng có tác dụng cầm máu khi sử dụng kết hợp với Vitamin K.
Liều lượng và cách dùng râu bắp
Tùy vào từng mục đích khác nhau mà dược liệu này sẽ được sử dụng với cách dùng phù hợp. Tuy nhiên, dạng sắc, pha nước uống vẫn là cách dùng phổ biến nhất của chúng. Hoặc cũng có thể điều chế dược liêuj thành cao loãng, bảo quản trong lọ để dùng dần 2 – 3 ngày.
Về liều lượng sử dụng râu ngô thì theo các chuyên gia sức khỏe, chỉ nên dùng khoảng 30 – 40g/ngày. Bởi việc lạm dụng dùng quá nhiều loại dược liệu này có thể gây nên các ảnh hưởng không hay đối với sức khỏe.
Râu bắp có tác dụng gì?
Tổng kết qua các kết quả thí nghiệm đông y, y học hiện đại và cả thực tế thì râu bắp được các giới chuyên môn công nhận là dược liệu tốt, an toàn, mang lại hiệu quả cao trong hỗ trợ điều trị các căn bệnh như:
- Giúp hạ đường huyết tốt đối với các bệnh nhân tiểu đường.
- Hỗ trợ tăng cường bài tiết nước tiểu, thải độc tố cơ thể ra ngoài.
- Hỗ trợ tăng bài tiết mật, tạo điều kiện dẫn mật vào ruột tốt hơn.
- Hỗ trợ chữa trị ứ mật, bệnh sỏi túi mật.
- Giúp cải thiện tình trạng tim mạch tốt hơn.
- Giúp cầm máu trong trường hợp xuất huyết tử cung.
- Hỗ trợ trị ho ra máu, vàng da, phù thủng.
- Hỗ trợ làm giảm đau và đông máu nhanh hơn.
- Giúp nâng cao nhiệm vụ vỏ tuyến ở thượng thận.
- Hỗ trợ gây ức chế các tụ khuẩn coli, phế cầu khuẩn.
Đối tượng nên sử dụng râu bắp
Râu bắp được y học đánh giá là lành tính, an toàn, có thể áp dụng dùng được cho nhiều đối tượng, đặc biệt là các đối tượng:
- Người thường xuyên bị chứng bí tiểu, phù nề, tiểu ra máu.
- Bệnh nhân mắc bệnh sỏi đường tiết niệu, viêm tiết niệu.
- Người bị tình trạng xuất huyết nội tạng.
- Người bị chứng cao huyết áp.
- Bệnh nhân mắc các chứng bệnh có liên quan đến gan như gan mật, xơ gan cổ trướng, vàng da,…
- Một người bình thường vẫn có thể sử dụng râu bắp giúp thanh nhiệt cơ thể, tránh bị loãng máu, tránh tích nước trong cơ thể,…
Nấu nước râu bắp như thế nào?
Nước nấu râu bắp là một tác phẩm nước mát tuyệt đỉnh được rất nhiều người ưa chuộng dùng, đặc biệt là vào các mùa nắng nóng. Cách nấu đơn giản, chỉ cần chuẩn bị các nguyên liệu: 500g mía lau, 50g râu ngô, 100g rễ cỏ tranh, 20g mã đề, 100g thục địa, 20g thuốc dòi, 1.5 lít nước lọc, đường phèn (chuẩn bị ít nhiều tùy vào sở thích độ ngọt của mỗi người).
Mía lau đem rửa sạch, để ráo, đập dập, xếp dưới đáy nồi. Còn các nguyên dược liệu còn lại cho tất cả vào nồi. Sau đó, cho nước vào, đun sôi với lửa lớn tầm 10 phút đầu, sau đó vặn lửa vừa rồi cho thêm đường phèn vào. Tiếp tục đun sôi khoảng 30 phút nữa là có thể tắt bếp, thưởng thức. Nước này dùng uống với đá lạnh sẽ rất ngon.
*** Lưu ý: Nước này rất dễ bị chua, nên uống hết sau khi nấu. Hoặc cũng có thể bảo quản trong tủ lạnh với nhiệt độ thấp, giữ lâu được 1 – 2 ngày.
Bài thuốc chữa bệnh từ râu bắp
Ngoài được sử dụng làm nước mát giúp thanh nhiệt, mát gan thì râu bắp còn được áp dụng dùng với nhiều bài thuốc chữa bệnh hiệu quả như:
Hỗ trợ điều trị tiểu đường
Dùng râu bắp khoảng 10 – 15g đem sắc với nước để uống. Bên cạnh đó, có thể sử dụng ủ hạt ngô với nước cho lên mầm, lấy mầm mang đi sấy khô rồi tán thành bột để dùng, 25g/lần/ngày pha với nước để uống.
Chữa bệnh phù thũng
Dùng 5g râu bắp, 20g thóc lép, 20g mơ leo. Tất cả các dược liệu mang sắc với nước uống sau mỗi bữa ăn.
Chữa bệnh sỏi thận
Dùng 9g râu bắp hãm với 200ml nước trong 30 phút rồi lấy nước uống. Hoặc cũng với liều lượng dược liệu và nước như vậy dùng sắc nước uống vẫn được. Ngày dùng 2 lần, 30ml/lần, uống sau mỗi bữa ăn khoảng 4 giờ.
Chữa viêm thận và viêm bàng quang
Dùng 90g râu ngô, 40g rau má, 40g ý dĩ, 30g sài đất, 40g mã đề. Tất cả các vị thuốc đem sắc chung với 600ml nước, đun sôi, để lửa nhỏ, cô cạn còn 250ml thì ngưng. Mỗi ngày dùng 3 lần, mỗi lần dùng cách nhau từ 3 – 4 tiếng.
Giúp giảm cân giữ dáng
Dùng từ 9 – 18g râu ngô tươi đem sắc với 200 – 300 ml nước, sử dụng uống trong ngày. Với cách này, có thể cho thêm mía hoặc lá dứa vào để tạo mùi thơm và tăng hiệu quả giảm cân rất tốt.
Nhưng lưu ý khi dùng râu bắp
Râu bắp vẫn luôn là dược liệu lành tính, có tác dụng đối với sức khỏe người dùng. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng chúng, người dùng cần chú ý một số vấn đề sau:
- Nếu không đảm bảo có sẵn dược liệu dạng tươi để sử dụng đều đặn hằng ngày thì vẫn có thể dùng dược liệu đã phơi khô để dùng dần. Nhưng cũng không nên quá lạm dụng dùng dược liệu này, không nên uống nhiều lần trong ngày hoặc sử dụng quá 10 ngày liên tục.
- Phụ nữ đang mang thai cần lưu ý tính lợi tiểu từ dược liệu này. Bởi bản chất phụ nữ mang thai đã phải đi tiểu nhiều, nếu uống nhiều nước râu bắp dễ phải đi tiểu nhiều, gây ảnh hưởng đến nước ối có sẵn.
- Đối với trẻ nhỏ cũng không nên cho dùng quá nhiều loại nước này. Như vậy sẽ làm mất cân bằng điện giải, tăng đào thải, làm kém hấp thu một số vi chất cần thiết cho cơ thể như canxi, kali..
- Nên chọn nguồn cung cấp dược liệu chất lượng và uy tín. Bởi vì, dược liệu nhiễm thuốc trừ sâu có thể gây hại cho sức khỏe của người dùng theo thời gian.
- Nên thực hiện rửa sạch dược liệu trước khi sử dụng để tránh bụi bẩn hoặc các loại hóa chất khác.
- Nên chọn sản phẩm dược liệu sợi to, bóng, mượt, màu nâu óng như nhung.
- Trong khi sử dụng dược liệu này thì cần cẩn thận khi sử dụng kèm các loại thuốc lợi tiểu hoặc các loại thực phẩm chức năng khác.
- Không nên dùng nước sắc này thay nước lọc cho trẻ nhỏ.
Mua râu bắp ở đâu là tốt nhất?
Hiện nay, râu bắp được bày bán khá phổ biến trên thị trường. Tuy nhiên, để mua được sản phẩm râu bắp chất lượng không thuốc trừ sâu, chất bảo quản, chúng tôi khuyên bạn nên chọn mua tại Thảo Dược Đức Thịnh.
Là đơn vị, địa chỉ kinh doanh dược liệu, thuốc nam hơn 10 năm nay, Đức Thịnh luôn tự tin mang đến khách hàng sản phẩm tốt nhất. Đức Thịnh với giá trị uy tín, tin tưởng như thế nào, hãy đến một lần để trải nghiệm bạn nhé!
- Địa chỉ cửa hàng chính: 1236 Kha Vạn Cân – P. Linh Trung – Q. Thủ Đức – TP. Thủ Đức.
- Liên hệ: 0937 301 801
- Truy cập hệ thống trang web: thaoduocducthinh.com
Giá bán râu bắp tại Đức Thịnh: 120.000VNĐ/KG