Cây tầm gửi có tác dụng gì? Cây tằm gửi chỉ nghe cái tên thôi bạn đã liên tưởng đến một loài cây sống nhờ, bám trên cây khác. Nhưng không, cái tên tầm gửi không nói lên tất cả. Trong y học, loài cây này khá nổi tiếng về các tác dụng mang lại đối với sức khỏe. Vậy sự thật thì cây tầm gửi tốt như thế nào? Các bạn đọc hãy cùng đón đọc bài viết sau nhé!
Đặc điểm nhận dạng cây tầm gửi
Vốn dĩ là cái tên, loài cây quen thuộc đối với nhiều người. Nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về cây tầm gửi. Dưới đây là một số đặc điểm, thông tin cơ bản về cây tầm gửi mà bạn đọc có thể tham khảo.
- Thân: Tầm gửi một loại cây sống ký sinh, mọc dạng bò hoặc leo, thuộc họ thân gỗ. Thân cây có sự phân chia đốt, giòn và được bao phủ bởi một lớp lông mỏng.
- Lá: Thường thì lá tầm gửi sẽ mọc đối xứng hoặc thành từng cụm, dạng hình oval hoặc hình mác, mép lá nguyên. Đặc biệt, gân lá dạng hình lông chim nên rất dễ nhận biết.
- Hoa: Cây tầm gửi có hoa lưỡng tính hoặc đơn tính, điều này tùy thuộc vào từng cây. Hoa tầm gửi thường mọc thành cụm, ở các kẽ lá, có các lá nhỏ, nhìn khá giống đài hoa. Tràng hoa thì có thể tiêu biến hoặc tách riêng, nhưng đa phần chúng sẽ tiêu giảm.
- Hạt: Hạt tầm gửi sẽ được bọc ngoài bởi một lớp chất lỏng, giúp cây có thể bám chặt vào cây chủ.
Thành phần dược chất có trong cây tầm gửi
Qua các nghiên cứu đã xác định, trong cây tầm gửi có chứa một loạt các hoạt chất chống oxy hóa, kháng khuẩn, kháng viêm các gốc tự do khác nhau ở các loài khác nhau, bao gồm: Flavonoid, các ancaloit, lectin, polypeptide, arginine, polysacarit, tannin, terpenoids, steroid, glycoside, axit galic, các hợp chất axit,…
5 lợi ích sức khỏe của cây tầm gửi tiềm năng
Có thể nói, đơn giản chỉ là cây tầm gửi nhưng lại là dược liệu quý, mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe con người. Trong đó, 5 lợi ích sức khỏe của cây tầm gửi mà chúng ta không thể không kể đến.
Có khả năng hữu ích cho bệnh ung thư
Ngày nay, chiết xuất của cây tầm gửi là một phương pháp điều trị ung thư khá phổ biến ở nước Đức cùng với một số nước khác tại Châu Âu. Mặc dù chúng đã được sử dụng ở châu Âu từ những năm 1920.
Ở một số nghiên cứu, dược liệu này đã được chứng minh là kích thích hệ thống miễn dịch, có khả năng tiêu diệt một số tế bào ung thư, gây độc tế bào và proapoptotic. Đồng thời, chiết xuất của cây tầm gửi còn thể hiện khả năng ngăn chặn sự hình thành các mạch mới, giúp cắt đứt nguồn cung cấp máu cho các khối u.
Tại một số nước ở Châu Âu, có nhiều nghiên cứu cho thấy rằng chiết xuất cây tầm gửi có khả năng hỗ trợ điều trị các căn bệnh: Ung thư vú, ung thư tuyến tụy tiên tiến, ung thư ruột kết, ung thư bàng quang (đặc biệt là đối với bệnh nhân ung thư bàng quang tái phát), ung thư dạ dày, ung thư gan, ung thư phổi, ung thư buồng trứng, ung thư tử cung, bệnh bạch cầu.
Có thể hỗ trợ sức khỏe tim mạch
Một số bằng chứng từ y học cho thấy, cây tầm gửi có tác dụng điều trị tăng huyết áp, giảm nguy cơ mắc các bệnh về mạch máu, bao gồm huyết áp cao, xơ vữa động mạch,… Đặc biệt, là loài cây có tên L. ferrugineus, Loranthus micranthus (cây tầm gửi châu Phi) được nhắc đến nhiều nhất.
Ở các nghiên cứu năm 2011 đã công bố trên Bio Chemistry Chemistry Research International, thực nghiệm được thực hiện trên chuột cho thấy: Cây tầm gửi có tác dụng chống tăng huyết áp, giãn mạch, có khả năng làm giảm các cơn đau tim hiệu quả.
Kiểm soát tình trạng da
Trong dân gian, cây tầm gửi được dùng để nấu nước tắm hoặc dùng để bôi lên da giúp điều trị giãn tĩnh mạch, loét ở chân dưới, chữa bệnh chàm. Bên cạnh đó, dược liệu này còn có tác dụng giảm đau, được sử dụng để điều trị đau khớp rất tốt.
Hỗ trợ cân bằng nội tiết tố
Trong y học, cây tầm gửi được ghi nhận là có thể sử dụng để giúp kiểm soát các triệu chứng mãn kinh như mệt mỏi, khó ngủ,… Cây thuốc có khả năng điều chỉnh hormone ở người phụ nữ bị chứng thời kỳ kinh không đều. Ở phụ nữ sau mãn kinh là đối tượng dễ bị loãng xương nhất, cây tầm gửi cũng có thể giúp bảo vệ chống lại xương yếu và gãy xương rất tốt.
Chống cảm lạnh, ho và hen suyễn
Nhiều loại cây tầm gửi khác nhau được y học ghi nhận là có tác dụng chống oxy hóa, chống viêm, giảm đau, kích thích tăng cường hệ miễn dịch, có tác dụng hỗ trợ chống lại bệnh tật và nhiễm trùng hiệu quả. Dùng cây tầm gửi sẽ giúp chống lại cảm lạnh thông thường, viêm họng, sốt, ho,… các vấn đề về hô hấp như hen suyễn,…
Cây tầm gửi có tác dụng gì?
Hiện nay, vẫn còn nhiều người phân vân không biết là cây tầm gửi có tác dụng gì trong chữa bệnh? Cụ thể thì chúng ta hãy cùng xem phía đông y và y học hiện đại đánh giá gì về cây tầm gửi nhé!
Trong đông y
Theo đông y, cây tầm gửi có vị hơi ngọt, đắng, mùi thơm, tính bình, quy vào 2 kinh thận và can. Dược liệu có tác dụng rất tốt trong việc bồi bổ sức khỏe, giúp thanh nhiệt, giải độc, mát gan, chỉ thống, bổ xương, mạnh cốt, đặc biệt là tiêu viêm hiệu quả.
Trong đông y, cây thuốc thường được sử dụng làm chủ trị của nhiều bài thuốc quý, giúp trị đau nhức xương khớp, huyết áp cao, viêm cầu thận, phong tê thấp, sỏi tiết niệu,…
Trong y học hiện đại
Cây tầm gửi trị được bệnh cũng là một bài thuốc dân gian, cho đến khi khoa học phát triển, cây thuốc được nhiều nhà khoa học biết đến và đưa vào nghiên cứu. Nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy, cây tầm gửi chứa nhiều thành phần dược chất quý, trong đó có:
Catechin là một hoạt chất chính có trong cây tầm gửi với tác dụng ngăn chặn quá trình hình thành sỏi canxi và hỗ trợ đắc lực trong việc điều trị bệnh sỏi thận, sỏi đường tiết niệu,… Cùng một số hoạt chất khác như alpha-tocopherol, trans-phytol, afzeline, catechin,… có khả năng chống oxy hóa, giúp bảo vệ tim mạch, giảm nguy cơ đột quỵ hiệu quả.
Bên cạnh đó, dược liệu này còn có tác dụng chống viêm rất tốt. Cụ thể theo các nghiên cứu khoa học, tác dụng chống viêm của cây tầm gửi với liều 20g/kg trọng lượng có hiệu quả tương đương với việc dùng aspirin ở liều 150mg/kg trọng lượng.
Đặc biệt hơn, khi phân tách polysaccharide trong cây tầm gửi, các nhà khoa học còn nhận thấy, với hoạt chất này giúp điều hòa miễn dịch và chống oxy hóa rất tốt.
Đây là bài viết: Tác dụng của cây tầm gửi, đồng thời cũng là đáp án mà Đức Thịnh muốn gửi đến bạn đọc về câu hỏi “Cây tầm gửi có tác dụng gì?” Chúng tôi hy vọng, thaoduocducthinh.com sẽ là một cuốn cẩm nang sức khỏe có ích cho bạn đọc, sẽ giúp ích được nhiều bạn đọc trong cuộc sống thường ngày nhé!