Từ xưa ông cha ta đã dùng cây sói rừng trị bệnh gút (Hay còn được gọi là bệnh thống phòng). Vậy cây thuốc nam này có thật sự chữa được bệnh gút hay không, hãy cùng Thảo dược Đức Thịnh theo dõi bài viết sau đây nhé!
Đặc điểm cây sói rừng
Cây sói rừng hay còn gọi là cây thảo san hô, sói nhẵn, sói lang,… thuộc dòng dõi của loài hoa sói. Có , tên gọi khoa học là Sarcandra glabra
Loại cây này mọc hoang chủ yếu ở các tỉnh vùng núi như Lạng Sơn, Sơn La và Lâm Đồng của nước ta. Đồng thời, loại cây này cũng được tìm thấy ở một số quốc gia thuộc vùng Đông Á và Đông Nam Á.
Thân cây sói rừng thường có màu xanh, tròn và nhẵn, không có lông, cao khoảng 1-2m và xuất hiện những mấu hơi phồng.
Các phiến lá của cây thuốc này hình thon dài, bầu dục hay ngọn giáo, chúng thường mọc đối diện nhau và có 5-7 cặp gân. Mỗi lá dài từ 7-20cm, rộng khoảng 2-8cm. Ở mép lá luôn có những răng cưa vừa nhọn, vừa thô. Cuống lá thường dài 5-8mm.
Vào tháng 6-7 hàng năm cây sói rừng cho ra những bông hoa màu trắng rất đẹp. Hoa của cây sói rừng dạng kép, hoa có một nhị và không có cuống hoa.
Đến tháng 8-9 hàng năm thì cây thuốc này cho ra những quả tròn màu đỏ, vỏ bóng nổi bật giữa một mảng màu xanh. Chúng mọc thành chùm, mỗi chùm có khoảng 8-12 quả. Quả này có kích thuốc rất nhỏ, bằng hạt đu đủ nhưng rất mọng nước.
Người ta thường thu hái cây sói rừng vào tháng 10 hàng năm. Tất cả các bộ phận của cây sói rừng đều được sử dụng làm thuốc.
Cây sói rừng trị bệnh gút được không?
Thảo dược Đức Thịnh xin khẳng định cây sói rừng trị bệnh gút rất hiệu quả. Theo những ghi chép trong Đông y cây sói rừng là một loại thảo dược có vị cay đắng, thuộc tính ấm, giúp tiêu viêm, kháng khuẩn, khu phong trừ thấp và hoạt huyết chỉ thống.
Hiện nay, các nghiên cứu khoa học cho biết trong cây sói rừng chứa nhiều hoạt chất flavonoid, coumarin, axit succinic, axit fumaric, tinh dầu và các loại sesquiterpen. Những hoạt chất này có tác dụng ngăn ngừa rối loạn chuyển hóa acid uric và đào thải acid uric dư thừa ra ngoài cơ thể.
Trong khi đó, nguyên nhân chính gây ra bệnh gút là do sự rối loạn chuyển hóa acid uric trong cơ thể, acid đi vào máu rồi đến thận sẽ được lọc bỏ và đào thải ra khỏi cơ thể. Nhưng khi lượng acid uric trong máu tăng cao và thận không kịp lọc để đào thải, sẽ dẫn đến tình trạng acid tích tụ thành tinh thể urat trong các mô, đặc biệt là trong các khớp xương chân hoặc tay.
Và những hoạt chất trong cây sói rừng có thể giúp thận hoạt động tốt hơn và đào thảo acid uric ra ngoài. Như vậy, có thể thấy được cây sói rừng vừa có tác dụng ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh gút hiệu quả.
Ngoài hỗ trợ điều trị bệnh gút, thì cây sói rừng cũng có tác dụng hỗ trợ đợ điều trị các bệnh về xương khớp khác.
Hướng dẫn cách sử dụng cây sói rừng trị bệnh gút
Mặc dù theo như kết quả phân tích khi dùng cây sói rừng trị bệnh gút không có nhiều tác dụng phụ. Tuy nhiên, vì cây thuốc này hơi có độc nên cần lưu ý khi sử dụng. Nhằm đem đến công dụng tối đa nhất khi dùng, bạn cần nắm bắt được cách sử dụng cây sói rừng như sau:
Lấy 1kg cây sói rừng ngâm với 3 lít rượu gạo trong bình thủy tinh một tháng là có thể sử dụng được. Mỗi ngày uống một ly nhỏ hoặc khi các khớp xương đau nhức có thể lấy rượu này để xoa bóp, cách này sẽ giúp giảm các cơn đau nhanh chóng.
Bạn có thể kết hợp với việc uống nước sắc từ cây thuốc này, mỗi ngày lấy 20-30g cây sói rừng nấu với 1 lít nước, đun sôi với lửa nhỏ để nước thuốc cô cạn còn một nữa thì lọc lấy nước cho vào bình giữ nhiệt sử dụng dần.
Qua những thông tin trên, bạn đã biết cây sói rừng trị bệnh gút như thế nào rồi đúng không? Mong rằng những thông tin này sẽ hữu ích cho bạn và giúp bệnh nhân gút tìm được thảo dược điều trị.