Tác dụng của dây gắm mang đến nhiều sự bất ngờ đối với người dùng. Là một loại dược liệu quý, không chỉ tốt cho sức khỏe, dây gắm còn nổi tiếng với tác dụng chữa các bệnh về xương khớp, đặc biệt là gout. Cụ thể, tác dụng của dây gắm như thế nào? Thảo Dược Đức Thịnh sẽ giới thiệu đến quý bạn đọc qua bài viết sau đây nhé!
Thành phần hóa học trong dây gắm có gì?
Qua nhiều công trình nghiên cứu y học, dây gắm được ghi nhận dược liệu chứa nhiều thành phần dược chất quý như I, II, III, IV, 2,3 – diphenyl – pyrrole và N, N’ – dimethylethanolamine, dl-de methyl coclaurin. daucosterol, axit ursolic…
Rõ nhất, từ dịch chiết Ethanol của loài dây gắm thu được tại Yên Bái đã xác định có 4 hợp chất thuộc nhóm stibenoid. Bao gồm có gnetifolin A, trans-pinosylvin, cis-resveratrol và gnetifolin E. Chính từ các hợp chất này của dây gắm, các chuyên gia đã tìm ra được các công dụng tuyệt vời của dược liệu này trong điều trị y khoa.
- Thành phần tinh dầu từ quả gắm có công dụng tương tự như một loại dầu xoa bóp ngoài da giúp giảm sưng, đau khớp hiệu quả.
- Phần thân dây và rễ gắm thu hái được quanh năm và thường dùng làm liều thuốc điều trị bệnh.
Tác dụng của dây gắm trong điều trị bệnh
Trong đông y, dây gắm có tính bình, vị đắng, tác dụng giải độc, kháng khuẩn, chống viêm, sát trùng rất tốt. Còn trong y học, bộ phận thân và rễ gắm với nhiều thành phần hoạt chất quý chứa trong, có tác dụng hiệu quả trong việc hỗ trợ điều trị các bệnh về xương khớp. Cụ thể, một số công dụng nổi bật nhất của dây gắm có thể kể đến như:
- Hỗ trợ giảm các chứng đau nhức xương khớp, sử dụng thích hợp đối với các bệnh nhân bị gout.
- Hỗ trợ làm giảm tình trạng sưng tấy ở khớp xương do gout cấp và mãn tính gây ra.
- Hỗ trợ giúp giảm đau nhanh đối với các cơn đau nhức xương khớp mà không gây ra tác dụng phụ.
- Giúp đào thải và giảm axit uric trong máu, đồng thời hạn chế hiện tượng lắng đọng urat ở khớp xương hiệu quả.
- Tác dụng điều trị rối loạn kinh nguyệt ở nữ giới rất tốt.
- Dùng trong các trường hợp bị côn trùng, rắn cắn để giúp thải độc tố ra khỏi cơ thể.
- Hỗ trợ trị chứng phong tê thấp, sản hậu mòn.
- Hỗ trợ chữa trị các chứng hạc tất phong, bong gân, gãy xương rất tốt.
Một số bài thuốc hay từ dây gắm
Với các tác dụng mà dây gắm mang lại khiến nhiều người bất ngờ. Thực tế cũng đã có nhiều bệnh nhân sử dụng dây gắm hỗ trợ điều trị bệnh với hiệu quả mang lại cao. Cụ thể, dược liệu được ứng dụng dùng thực tế qua một số bài thuốc hay từ dây gắm như:
Bài thuốc dây gắm chữa bệnh xương khớp
Kết hợp sử dụng rễ dây gắm với ngũ gia bì, hy thiêm, thạch lựu, cốt toái bổ, ngưu tất, quán chúng, lá ké, tỳ giải, cẩu tích. Tất cả các dược liệu mang đi sấy khô, tán thành bột mịn rồi vo thành viên tròn nhỏ, dùng uống với nước gừng, rượu hoặc ngâm rượu đều được.
Bài thuốc dây gắm chữa đau nhức gân xương
Sử dụng rễ gắm, ngũ gia bì, rễ rung rúc, vỏ cây hoa dẻ, rễ xích đồng nam, tầm gửi dâu, rễ cỏ xước. Đồng thời, kết hợp dùng với rễ tầm xuân, rễ bạch đồng nữ, rễ ô dược, rễ bưởi bung, rễ bươm bướm, cỏ roi ngựa, rễ chỉ thiên.
Các dược liệu này sẽ đem thái nhỏ, phơi khô dưới ánh nắng. Sau đó, lấy các dược liệu này ngâm cùng với 1 lít rượu trắng để tầm 15 ngày là có thể sử dụng. Cứ như vậy, nên dùng 1 chén nhỏ rượu mỗi ngày trước khi đi ngủ sẽ làm giảm dần các triệu chứng đau nhức gân xương hiệu quả.
Bài thuốc dây gắm chữa lở sơn
Với những trường hợp bị lở sơn, có thể dùng rễ gắm sắc nước uống, mỗi ngày 2 lần. Như vậy, sẽ giúp các triệu chứng lở loét do dị ứng với sơn sẽ nhanh chóng lành lại. Bởi vì, dây gắm có tác dụng sát khuẩn, giải độc cực tốt.
Bài thuốc dây gắm chữa sốt rét
Dùng dây gắm, hạt cau, dây cóc, ô mai, thường sơn, lá mãng cầu ta tươi, thảo quả, hà thủ ô, diệp hạ châu. Tất cả các dược liệu đem sắc với nước thành thuốc uống 2 lần/ngày trước khi lên cơn sốt rét 2 giờ. Lưu ý, nếu sử dụng bài thuốc này không thấy thuyên giảm có thể dùng thêm sài hồ.
Bài thuốc dây gắm chữa rối loạn kinh nguyệt
Sử dụng rễ gắm, nghệ đen, bạch đồng nữ, nhân trần, lá đuôi lươn, ích mẫu. Các dược liệu đem sắc uống hàng ngày. Duy trì dùng bài thuốc này sẽ giúp cải thiện tình trạng rối loạn kinh nguyệt, làm giảm đau bụng kinh rất tốt.
Bài thuốc lá gắm trị rắn cắn
Khi bị tình trạng rắn cắn, không nên cử động để tránh chất độc lan nhanh. Hãy dùng ngay 1 nắm lá gắm giã nát, lọc lấy nước uống, còn phần bã thì dùng đắp vào vết rắn cắn để hút độc. Sau đó, hãy đưa bệnh nhân đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được điều trị. Bởi vì, ở trường hợp này tác dụng của dây gắm chỉ là bước sơ cứu, hỗ trợ hút độc tức thời, giảm tình trạng nguy hiểm tính mạng.