Nhiệt miệng là căn bệnh khá phổ biến ở nhiều lứa tuổi, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Chữa bệnh này bằng phương pháp dân gian đang được nhiều người sử dụng, điểm hình như cách dùng cây nhọ nồi chữa nhiệt miệng. Để hiểu rõ hơn về phương pháp này, hãy cùng tìm hiểu trong bài viết này nhé.
Nguyên nhân gây ra nhiệt miệng
Từ xa xưa, theo quan niệm dân gian đã cho rằng nguyên nhân gây nhiệt miệng do cơ thể bị nóng trong người hoặc ăn quá nhiều đồ cay nóng. Nhưng quan niệm đó chưa được kiểm chứng chỉ đúng một phần.
Hiện nay, theo nền y học hiện đại nguyên nhân cụ thể của bệnh nhiệt miệng vẫn chưa được xác định. Các yếu tố nguy cơ liên quan gồm: môi trường, chế độ dinh dưỡng, vi sinh vật gây nhiễm trùng, độc tố bên trong thức ăn, ký sinh trùng hoặc do thiếu hụt dinh dưỡng như axit folic. Cụ thể là:
- Tổn thương nhỏ trong miệng do các nguyên nhân như tai nạn khi chơi thể thao, đánh răng quá mạnh, vô ý cắn vào niêm mạc má bên trong miệng.
- Một số đồ ăn: cà phê, socola, trứng, dâu tây, một số loại hạt phô mai, thực phẩm chứa nhiều gia vị hoặc có vị chua, cay.
- Vi khuẩn gây loét dạ dày – tá tràng đó là Helicobacter pylori hoặc một số vi khuẩn trong khoang miệng.
- Cơ thể bị thiếu hụt vitamin B12, sắt, kẽm hoặc axit folic.
- Do căng thẳng, mệt mỏi.
- Mắc bệnh lý về gan: viêm gan, gan nhiễm độc do rượu, xơ gan,…
Cách dùng cây nhọ nồi chữa nhiệt miệng tại nhà
Cây nhọ nồi hay còn gọi là cây cỏ mực, được biết đến từ lâu với tác dụng cầm máu, sát khuẩn rất tốt. Do vậy, vị thuốc này rất hiệu quả trong việc điều trị nhiệt miệng.
Cách dùng cây nhọ nồi chữa nhiệt miệng:
- Lấy nắm lá nhọ nồi rửa sạch, cho vào cối giã nát.
- Vắt lấy nước cốt bỏ phần bã rồi hoa thêm 1 thìa mật ong vào.
- Lất tăm bong thấm nước cốt bôi vào vết lở loét bạn nên bôi khoảng 2-3 lần/ngày. Hạn chế ăn uống, nói chuyện trong vài tiếng sau khi bôi.
Chú ý: Sau khi nhổ bỏ, răng miệng của bạn sẽ bị dính màu của cây nhọ nồi. Bạn không cần lo lắng vì từ từ nó sẽ nhạt màu và hết hẳn. Cách này rất hiệu nghiệm nhưng vì mùi hơi hôi nên nhiều người ngại dùng.
Tuy nhiên ngay sau lần thoa đầu tiên, bạn sẽ thấy vết loét bớt nóng đau và ngứa, bề mặt vết loét cũng nhỏ dần. Vài lần sau thì vết nhiệt miệng sẽ hết hẳn.
Ngoài ra, nếu bạn đang bị viêm họng hoặc bị nổi đẹn thì dùng cách này cũng mang lại hiệu quả rất cao.
Cây nhọ nồi điều trị mụn và làm đẹp da
Ngoài công dụng chữa nhiệt miệng, cây nhọ nồi còn có thể điều trị mụn rất hiệu quả bằng cách kết hợp giữa bôi thoa bên ngoài da và ăn uống để thanh mát từ bên trong. Cụ thể như sau:
Dùng cây nhọ nồi thoa lên da mụn
Mỗi lần dùng, bạn lấy 50g lá nhọ nồi non đem giã nhuyễn, sau đó đắp trực tiếp lên vùng da bị mụn. Sau khoảng thời gian 15 phút, bạn rửa mặt sạch lại với nước là được.
Lưu ý: Cây nhọ nồi giúp giảm viêm và làm mát da rất tốt. Tuy nhiên, sau khi đắp, da bạn sẽ bị đổi màu do cây thuốc này. Vì vậy, hãy tranh khi thực hiện cách làm đẹp ngày để không ảnh hưởng đến công việc và sinh hoạt.
Dùng cây nhọ nồi nấu canh giải nhiệt
Ngoài cách đắp ngoài da để giảm mụn thì bạn cũng có thể ăn canh cỏ mực để thanh mát, giải nhiệt.
Bước 1: Hái lá cỏ mực non rồi rửa sạch (có thể hái phần ngọn nhưng không được hái phần có hoa).
Bước 2: Rửa sạch, đun nước sôi rồi nấu canh, nêm nếm như bình thường rồi cho canh chín tắt bếp.
Món canh này kết hợp với đắp nhọ nồi tươi lên vùng da bị mụn sẽ là cách hoàn hảo để bạn điều trị mụn dứt điểm cả bên ngoài lẫn bên trong. (Thường thì bạn chỉ cần kiên trì ăn món này mỗi tuần hai lần và kết hợp đắp ngoài da trong vòng 1 tháng sẽ thấy hiệu quả rõ rệt).
Bài viết đã cung cấp cho bạn đọc phương pháp dùng cây nhọ nồi chữa nhiệt miệng và thêm một số công dụng khác. Mong rằng thông tin này thật sự hữu ích cho bạn và nếu bạn đang bị nhiệt miệng thì áp dụng ngay nhé.