Cây nhọ nồi sốt là một bài thuốc dân gian được nhiều bà mẹ áp dụng. Khi trẻ có dấu hiệu sốt, ông bà ta hay sử dụng cách này để xử lý. Vậy cách dùng cây nhọ nồi hạ sốt như thế nào? Liệu cách này có đem lại hiệu quả như mong muốn không? Tất cả những thắc mắc này sẽ được giải đáp ngay bên dưới.
Vì sao nên dùng cây nhọ nồi hạ sốt cho trẻ?
Tâm lý của cha mẹ khi con sốt cao
Cây nhọ nồi là loại cây khá phổ biến ở nước ta. Người ta thường dùng lá cây nhọ nồi hạ nhiệt khi trẻ có dấu hiệu sốt cao.
Theo các bác sĩ chuyên khoa nhi, khi trẻ ốm, sốt, bỏ ăn, quấy khóc,… cha mẹ thường có tâm lý cậy kháng sinh. Hoặc hạ sốt để nhanh chóng nhiệt độ trong cơ thể của bé hạ xuống.
Tuy nhiên, với cách này, cha mẹ đang vô tình làm suy giảm hệ miễn dịch, khiến trẻ mất đi sức đề kháng tự nhiên trong cơ thể. Từ đó tạo điều kiện cho dịch bệnh tấn công vào cơ thể bé. Dễ gây ra các bệnh nguy hiểm khác như sởi, thủy đậu, rubella,…
Dùng cây nhọ nồi hạ sốt an toàn và hiệu quả
Theo các chuyên gia bác sĩ, ngoài việc dùng thuốc, miếng dán hạ sốt, cha mẹ cũng có dùng cây nhọ nồi để hạ sốt cho bé. Nên tránh tình trạng lạm dụng thuốc làm suy giảm hệ miễn dịch của bé.
Và theo đông y, cây nhọ nồi là cây có lành tính, không độc, có vị chua, ngọt và tính hàn. Ngoài ra còn có tác dụng khống chế cao huyết áp, bổ thận tráng dương, cầm máu. Cây thường được dùng để chữa thận âm hư, sưng gan, hói đầu, vàng da,…
Cách dùng cây nhọ nồi hạ sốt cho bé
Có 2 cách dùng cây nhọ nồi hạ sốt cho bé, cha mẹ có thể xem hướng dẫn chi tiết ngay dưới đây:
Cho bé uống cây nhọ nồi hạ sốt
- Cha mẹ có thể ra vườn hoặc ra chợ mua lá cây nhọ nồi về rửa sạch, ngâm với nước muối pha loãng.
- Chọn lá nhọ nồi rửa sạch, sau đó cho vào cối xay sinh tố xay nhuyễn.
- Tiếp tục, lọc kỹ để lấy nước cho bé uống. Cha mẹ có thể cho thêm một ít đường để bé dễ uống hơn.
- Mỗi lần cho bé uống tầm 50ml nước lá nhọ nồi.
- Nếu bé bị viêm họng, cha mẹ nên cho thêm một chút muối trắng để giúp giảm ho và giảm đau họng cho bé. Mỗi ngày cho bé uống 2-3 lần.
Đắp lá nhọ nồi hạ sốt cho bé
Ngoài ra, với bã lá nhọ nồi, cha mẹ có thể cho vào khăn sạch đắp lên vùng trán cho bé để giảm sốt. Hoặc cho vào khăn sạch rồi xoa lên lưng, lòng bàn tay, bàn chân để hạ sốt cho bé.
Đối với những bé dưới 1 tuổi, bố mẹ có thể đun sôi nước lá nhọ nồi để nguội rồi mới cho bé uống.
Sau khi cho bé uống nước lá nhọ nồi, khoảng 30 – 40 phút cha mẹ sẽ đo nhiệt độ cho bé. Nếu bé vẫn sốt trên 38 độ thì cha mẹ cho bé hạ sốt theo liều lượng cũng như hướng dẫn của bác sĩ.
Trong quá trình sốt, cha mẹ tuyệt đối không được bật quạt và điều hòa. Nếu bật quạt sẽ khiến cho da bé bị khô, mất nước và bé ho hạ sốt. Bạn có thể dùng tay quạt nhẹ để thoáng gió cho bé. Điều quan trọng nhất là để bé tự đổ mồ hôi.
Ngoài ra, đối với những bé hay bị sốt, chảy máu cam, nóng trong người hoặc nổi mề đay,… Cha mẹ có thể dùng bài thuốc trên để điều trị cho bé. Vì cây nhọ nồi là dược liệu thiên nhiên lành tính, không độc tố nên mọi người có thể yên tâm cho bé dùng.
Lưu ý: Đối với trẻ sơ sinh, cha mẹ nên dùng nước cây nhọ nồi lau người cho bé. Không nên cho trẻ uống.
Những lưu ý khi sử dụng cây nhọ nồi hạ sốt
- Giữ vệ sinh sạch sẽ trong quá trình hạ sốt cho bé, tránh để các loại vi khuẩn gây hại xâm nhập vào cơ thể của bé.
- Cho bé uống nước thường xuyên để bù đắp cho bé lượng nước thiếu hụt trong giai đoạn sốt.
- Mặc cho bé những bộ đồ mát mẻ, thấm hút mồ hôi tốt.
- Thường xuyên lau người vệ sinh sạch sẽ thoáng mát cho bé bằng nước ấm. Ngoài ra, các bà mẹ có thể tham khảo thêm những cách hạ sốt khác bằng cây lá tự nhiên như: lá diếp cá, lá húng chanh, lá trầu không, lá tía tô, chanh tươi,… cũng rất an toàn mà đem lại hiệu quả cao.
Trên đây là những chia sẻ về cách dùng cây nhọ nồi hạ sốt cho trẻ, hy vọng các mẹ sẽ có thêm kiến thức cần thiết để bảo vệ chăm sóc sức khỏe cho bé.