Sâm đại hành có tác dụng giúp an thần, bổ huyết, tiêu độc,… thường được người dân sử dụng để điều trị các triệu chứng thiếu máu, mệt mỏi, hoa mắt, ho viêm họng,… và một số bệnh lý khác. Vậy sâm đại hành có tốt cho bà bầu không? Đáp án cho câu hỏi này sẽ được chia sẻ dưới đây.
Sâm đại hành là gì?
Sâm đại hành là loại dược liệu được dùng nhiều trong dân gian mang đến công dụng giúp cải thiện rất nhiều bệnh. Đây là cây thảo sống lâu năm có chiều cao từ 30-60cm, có thể cao hơn tùy theo độ tuổi. Lá thuôn dài nhọn, hình mũi mác, có bẹ ôm sát thân. Lá có gân song song nhìn sơ bộ khá giống lá cau hoặc lá dừa.
Củ sâm đại hành có hình dáng bên ngoài khá giống củ hành lá, nhưng lớp vỏ ngoài của cây thường có màu đỏ nâu và phần thịt bên trong thường là màu nâu hồng hoặc đỏ nâu. Củ dài khoảng 4-5cm, có đường kính từ 2-3cm. Đây cũng chính là bộ phận được dùng làm thuốc của cây sâm đại hành.
Cây có hoa mọc màu trắng, vàng nhạt, có 3 cánh, có 3 nhị đại thường mọc thành từng chùm. Hoa thường mọc vào tháng 4 đến tháng 6, quả có nhưng rất ít khi gặp.
Thành phần dược tính có trong sâm đại hành
Từ những năm đầu của thập niên 70, sâm đại hành được Viện Dược Liệu nghiên cứu. Đến năm 1973, người ta đã tìm thấy được 4 chất trong củ của cây thuốc này. Đây là những thành phần quan trọng có tác dụng rất cho người sử dụng.
Cụ thể thành phần đầu tiên là hợp chất eleutherin với độ chảy là 175 độ. Tiếp đến là eleutherol, isoeleutherin và một số hoạt chất khác chưa được xác định. Những thành phần này có khả năng chống lại nhiều vi khuẩn nguy hiểm.
Trong đó,có chứa các loại khuẩn tiêu biểu như khuẩn đường ruột Escherichia Coli, khuẩn tụ khuẩn vàng staphylococcus aureus và nấm fusarium oxysporum.
Chưa hết trong y học hiện đại còn chứng minh rằng sâm đại hành có chứa kháng khuẩn B.Diphtheriae, diplococcus pneumoniae, streptococcus hemolyticus. Đi kèm với đó là khuẩn bacillus pyocyaneus và bacillus mycoides,…
Ngoài ra còn giúp làm giảm số lượng vi khuẩn trên các bề mặt da bị bong sau khi được bôi thuốc, tuy nhiên không có tác dụng đẩy nhanh quá trình làm liền sẹo.
Dịch chiết ra từ sâm đại hành có tác dụng ức chế rõ rệt in vitro đối với một số nhóm như phế cầu khuẩn, liên cầu tan máu hoặc tụ cầu vàng. Đồng thời còn có tác dụng chống viêm cấp tính và mãn tính. Sâm đại hành không độc nên sẽ không gây hại đến chức năng gan, thận hoặc máu.
Khi dùng sâm đại hành có tác hại gì không?
Nhìn chung hiện khoa học vẫn chưa đưa ra được các tác hại khi sử dụng sâm đại hành. Tuy nhiên không phải vì thế mà bạn lại chủ quan không cảnh giác. Tốt nhất khi sử dụng bạn cần phải tuân thủ đúng các nguyên tắc đề ra về liều lượng và cách dùng.
Đặc biệt bạn tuyệt đối không nên lạm dụng thuốc quá nhiều để chữa bệnh. Bởi vì điều này có thể làm ảnh hưởng rất nhiều đến cơ thể. Hơn nữa việc này cũng có tác động đến khả năng điều trị bệnh của sâm đại hàng khi dùng.
Sâm đại hành có tốt cho bà bầu không?
Theo kinh nghiệm dân gian, sâm đại hành là một trong những cây thuốc rất quý, vừa có tác dụng bồi bổ, dưỡng huyết, vừa là một vị thuốc kháng sinh thực vật.
Điều đặc biệt là sâm đại hành đã được khoa học chứng minh rất lành tính và không có độc. Vì vậy bà bầu, phụ nữ sau khi sinh, trẻ nhỏ đều có thể sử dụng được cây thuốc này.
Vậy sâm đại hành có tốt cho bà bầu không? Câu trả lời không, mặc dù vị thuốc này không độc nhưng nên hạn chế dùng với các đối tượng như bà bầu, phụ nữ cho con bú, trẻ nhỏ dưới 3 tuổi.
Tuy nhiên bạn cần lưu ý: Sử dụng sâm đại hành bạn nên dùng củ tươi sẽ tốt hơn, nếu dùng củ khô bạn nên dùng loại phơi nắng sạch sẽ, không hóa chất. Bởi hiện nay tình trạng sử dụng hóa chất để tẩm ướp và bảo quản dược liệu rất phổ biến, nếu tự trồng và sử dụng được cây sâm đại hành thì sẽ tốt hơn, nhưng nếu đi mua bên ngoài về làm thuốc bạn cần chú ý về vấn đề chất lượng.
Với những chia sẻ trên đây chúng tôi đã có đáp án cho câu hỏi “ sâm đại hành có tốt cho bà bầu không?”. Hi vọng những thông tin này sẽ thật sự hữu ích đối với mẹ bầu. Chúc mẹ bầu nhiều sức khỏe trong quá trình mang thai.