Lá đinh lăng có tác dụng gì? Không chỉ đơn thuần là có tính mát, giúp thanh nhiệt, giải độc mà lá đinh lăng còn mang đến nhiều tác dụng trong ngăn ngừa và hỗ trợ chữa bệnh khiến nhiều người bất ngờ. Cụ thể, những tác dụng tuyệt vời mà lá đinh lăng mang lại cho sức khỏe là gì? Bài viết sau đây sẽ là câu trả lời dành cho các bạn. Xem ngay để biết thêm thông tin bạn nhé!
Lá đinh lăng là gì?
Lá đinh lăng là bộ phận lá của cây đinh lăng hay còn có tên gọi khác là cây gỏi cá, nam dương sâm. Bên cạnh đó, chúng còn có tên khoa học là Polyscias fuiticosa (L) Harms, thuộc họ ngũ gia bì (Araliaceae).
Từ xa xưa, lá đinh lăng đã được người dân biết đến và sử dụng với tác dụng chữa mất ngủ, cảm sốt, đau nhức cơ thể. Bên cạnh đó, mọi người còn sử dụng lá đinh lăng phơi khô để làm gối cho các bé nhỏ nằm với mục đích trừ tà ma quấy phá, mang đến một giấc ngủ ngon cho các bé yêu.
Đồng thời, lá đinh lăng tươi thường được mọi người sử dụng làm rau ăn kèm với các món ăn ở các bữa ăn hằng ngày. Hoặc cũng có thể chúng sẽ được dùng để pha trà, nấu nước uống mỗi ngày, giúp thanh nhiệt, mát gan hiệu quả.
Lá đinh lăng có tác dụng gì? Tác dụng của lá đinh lăng
Trong đông y, lá đinh lăng có công năng giải độc, kháng dị ứng. Thường thì, dược liệu được các thầy thuốc đông y ứng dụng dùng để giải độc thức ăn, chữa ho ra máu, kiết lỵ, mụn nhọt sưng tấy,…
Còn trong y học hiện đại, lá đinh lăng được các chuyên gia nghiên cứu xác nhận là chứa hơn 8 loại saponin. Trong đó, có nhiều loại saponin tương tự như ở thành phần saponin của nhân sâm. Đặc biệt, ở lá đinh lăng có thành phần saponin triterpen (1.65%) và một genin đã xác định được là acid oleanolic.
Đồng thời, ở dược liệu này còn chứa các thành phần alcoloid, các vitamin B1, B2, B6, vitamin C, 20 acid amin, glycocid, alcaloid, phytosterol, tanin, acid hữu cơ, tinh dầu, nhiều nguyên tố vi lượng và 21,1% đường.
Tới đây thôi chúng ta đã thấy được, lá đinh lăng tại sao lại có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe như vậy. Đương nhiên không dừng ở đó, loại lá này còn được cả 2 nền y học đông y và tây y nhận định chung về các tác dụng mang lại như:
- Giúp bồi bổ sức khỏe cho sản phụ trước và sau sinh.
- Giúp lợi sữa, chữa tắc sữa hiệu quả.
- Điều trị dị ứng ngoài da, dị ứng thời tiết, mẩn ngứa, mề đay.
- Chữa ho dai dẳng do thời tiết.
- Giúp lợi tiểu, giải độc, mát gan, giảm các triệu chứng cảm sốt rất tốt.
- Hỗ trợ điều trị chứng mất ngủ, khó ngủ.
- Giúp làm giảm các triệu chứng đau mỏi lưng, tê bì chân tay.
- Giảm tình trạng ra mồ hôi trộm ở trẻ nhỏ, giúp bé ngủ ngon hơn.
Bên cạnh đó, lá đinh lăng cũng được ứng dụng để làm đẹp. Với các chất axit amin, vitamin B, methionine,… chứa trong thì lá đinh lăng có tác dụng hỗ trợ quá trình dưỡng trắng, làm đẹp da hiệu quả.
Với lá đinh lăng bạn có thể sử dụng để nấu nước xông mặt mỗi ngày. Đơn giản, chỉ cần bỏ ra khoảng 5 – 10 phút/ngày để xông hơi như vậy, làn da bạn sẽ được làm sạch sâu, dưỡng trắng, ngăn ngừa và điều trị mụn triệt để nhất.
Việc uống nước lá đinh lăng hàng ngày có tốt không?
Nước lá đinh lăng mang lại nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe, được ứng dụng nhiều trong lĩnh vực y học cổ truyền và cả làm đẹp. Tuy nhiên, bạn cũng không nên lạm dụng uống nước lá đinh lăng quá nhiều trong ngày.
Bởi cái gì cũng có mặc lợi và mặc hại của chúng, lá đinh lăng cũng vậy. Theo thông tin ghi nhận, trong loại lá này có chứa nhiều chất saponin. Đây là hoạt chất tốt cho sức khỏe nhưng đó là khi chúng được sử dụng với liều lượng đúng.
Ngược lại, nếu bị lạm dụng sử dụng quá nhiều, chúng có thể gây rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy ở các đối tượng người mắc hội chứng ruột kích thích, thậm chí là gây phá hủy hồng cầu. Bên cạnh đó, việc bạn uống quá nhiều nước lá đinh lăng sẽ khiến cơ thể dung nạp hàm lượng lớn hoạt chất saponin, gây tình trạng mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt hoặc có thể là nôn mửa.
Chính vì vậy, để có hiệu quả tốt nhất khi sử dụng lá đinh lăng, bạn nên có cách dùng đúng, áp dụng liều lượng thích hợp nhất. Đặc biệt, không nên uống nước lá đinh lăng thường xuyên, chỉ nên dùng đủ trong một thời gian nhất định.
Hoặc trường hợp nếu trong quá trình sử dụng dược liệu này mà gặp phải các tác dụng phụ kể trên, bạn nên ngưng dùng và đến cơ sở y tế gần nhất để được các chuyên gia bác sĩ chuyên khoa thăm khám và tư vấn cụ thể.
Lá đinh lăng có tác dụng gì? Có tốt cho sức khỏe không? Có hay không thì điều này còn tùy thuộc vào cách dùng, liều lượng mà bạn sử dụng dược liệu này mỗi ngày. Hãy là người dùng thông minh, để có sức khỏe tốt nhất bạn nhé!