Lợi ích sức khỏe mà kim ngân hoa mang lại vốn đã rất nổi tiếng. Thế nhưng để hiểu được toàn bộ về thảo dược này, bạn sẽ phải choáng ngợp, bởi còn nhiều điều bạn vẫn chưa biết về chúng. Vậy công dụng của kim ngân hoa là gì? Dùng kim ngân như thế nào? Sử dụng dược liệu này có cần chú ý gì không? Tất cả sẽ được chúng tôi tổng hợp trong bài viết sau, mời bạn đón đọc.
Đặc điểm cây kim ngân hoa
Cây kim ngân hoa có tên khoa học là Lonicera joponica Thumb, họ cơm cháy. Trong dân gian, cây thuốc còn được gọi là mật ngân hoa, nhẫn đông hoa, kim ngân hoa lộ, ngân hoa thán, tế ngân hoa, thổ ngân hoa, tỉnh ngân hoa, ngân hoa, nhị hoa, song hoa.
[content-egg module=AE__shopducthinh]Cây kim ngân hoa thuộc dạng thân leo. Thân cây có chiều dài từ 9 – 10m, đường kính khoảng 1 cm, mọc nhiều cành. Thân cây non có màu xanh, chuyển màu nâu đỏ khi về già. Lá kim ngân hoa dài khoảng 20 – 30 cm, rộng tầm 5 – 6cm. Đặc biệt, lá kim ngân hoa xanh quanh năm, rất ít rụng. Ngay cả thời tiết giá rét của mùa đông cũng không làm chúng rụng được.
Hoa kim ngân mọc theo chùm ở kẽ lá, thường mỗi kẽ lá sẽ có 2 hoa. Hoa màu trắng, về sau sẽ chuyển dần thành màu vàng nhạt, có hương thơm dễ chịu. Tràng hoa cánh hợp dài 2 – 3cm, chia thành 2 môi dài không đều nhau, mỗi môi lại chia thành 4 thùy nhỏ. Hoa có 5 nhị đính ở họng tràng và mọc thò ra ngoài. Quả kim ngân hoa có hình cầu, đen mọng.
Công dụng của kim ngân hoa trong điều trị bệnh
Cây kim ngân hoa được biết đến với công dụng thanh lọc, giải trừ độc tố, giúp giải nhiệt cơ thể hiệu quả. Nhưng không dừng lại ở đó, thảo dược này còn mang lại nhiều tác dụng khác cho cơ thể như:
Tác dụng diệt khuẩn của cây kim ngân
Kim ngân hoa có khả năng ngăn chặn các loại vi khuẩn, virus liên quan đến các căn bệnh về đường hô hấp như: Cảm cúm, tụ cầu, lao, ho gà, sốt xuất huyết,… Đồng thời, các thành phần trong dược liệu này còn có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh cầu khuẩn, lỵ, tiêu chảy, nấm…
Tác dụng trị viêm của cây kim ngân hoa
Kim ngân hoa có khả năng điều trị hiệu quả các ổ viêm, sưng, mưng mủ vàng. Thông qua tác dụng tiêu viêm, thanh nhiệt, giải độc và đẩy độc tố ra ngoài. Bên cạnh đó, vị thuốc này cũng có tác dụng trị các bệnh viêm ngoài da như: Mụn nhọt, viêm khớp, viêm phổi, giang mai, ban đỏ,…
Tác dụng điều hoà hệ tuần hoàn máu của kim ngân hoa
Kim ngân hoa có tác dụng thúc đẩy quá trình hoạt động của các tế bào máu. Từ đó, giúp làm giảm các triệu chứng của bệnh huyết áp thấp. Cùng lúc, vị thuốc này còn có tác dụng làm hạ cholesterol cao trong máu. Qua đó, sẽ thúc đẩy quá trình chuyển hóa chất béo thừa trong cơ thể.
Tác dụng của kim ngân hoa đối với gan, thận
Kim ngân hoa hỗ trợ quá trình hoạt động của gan, thận tốt. Đồng thời, ngăn chặn các cơ quan này làm việc quá tải. Song song là giúp đẩy lùi các bệnh về thận yếu, gan yếu. Nhưng sẽ tùy vào mức độ bệnh mà dược liệu sẽ cho kết quả hỗ trợ điều trị bệnh khác nhau.
Tác dụng cây kim ngân đối với mắt
Trong y học, kim ngân hoa được ghi nhận là có tác dụng rất tốt đối với việc hỗ trợ điều trị các bệnh về mắt, nhất là bệnh xuất huyết võng mạc.
Tác dụng đến trung khu thần kinh của cây kim ngân hoa
Với khả năng tác động thẳng đến dây thần kinh, dùng cây kim ngân hoa mỗi ngày sẽ giúp cơ thể có cảm giác thoải mái, hưng phấn hơn, giảm căng thẳng, mệt mỏi, ngủ tốt,…
Tác dụng chống oxy hóa của cây kim ngân hoa
Đặc tính chống oxy hóa cũng được tìm thấy trong kim ngân hoa. Với tác dụng này, dược liệu sẽ có khả năng chống lại các gốc tự do, tế bào ung thư, cũng chính là chống lại các nguyên nhân gây lão hóa nhanh, nguyên nhân hình thành bệnh ung thư ở cơ thể.
Một số bài thuốc chữa bệnh hiệu quả từ kim ngân hoa
Bình thường sử dụng độc vị, kim ngân hoa đã mang lại nhiều tác dụng bất ngờ. Nhưng khi được kết hợp với một số dược liệu khác, cây thuốc còn mang lại nhiều tác dụng tuyệt vời hơn, chúng ta không thể ngờ đến. Chẳng hạn:
Bài thuốc trị chứng dị ứng, mẩn ngứa từ kim ngân hoa:
Dùng hoa kim ngân 20g, quyết minh tử, thổ phục linh đã sao khô, mỗi vị 6g, kết hợp với mạch môn, sinh địa, hoàng đằng, mỗi vị 8g và liên kiều, huyền sâm, mỗi vị 10g. Các dược liệu rửa sạch, sắc với 800ml nước, sắc cạn còn 200 ml, chia làm 3 lần uống trong ngày.
Bài thuốc chữa mụn nhọt từ cây kim ngân hoa:
Dùng kim ngân hoa 16g, bối mẫu 6g, đương quy 12g, kết hợp với trần bì, bạch chỉ, phòng phong, thiên hoa phấn, mỗi vị 8g và cam thảo, nhũ hương, một dược, tạo giác thích, mỗi vị 4g, xuyên sơn miếng. Các dược liệu đem sắc nước, chia làm 3 lần, uống trước mỗi bữa ăn khoảng 30 phút.
[content-egg module=AE__shopducthinh]Bài thuốc chữa bệnh vảy nến từ kim ngân hoa:
Dùng kim ngân hoa 16g, liên kiều 16g, kết hợp với kinh giới, bồ công anh, thổ phục linh, mỗi vị 12g, bạc hà 6g và trúc diệp, quả ké, hạ khô thảo, ngưu bàng tử, mỗi vị 8g, chi tử 6g. Các dược liệu đem sắc nước, chia 3 lần, uống trước bữa ăn khoảng 30 phút.
Bài thuốc chữa cảm sốt từ cây kim ngân hoa:
Dùng hoa kim ngân 40g, liên kiều 40g, đạm đậu xị 20g, kết hợp kinh giới, tuệ trúc diệp, mỗi vị 16g và bạc hà, cát cánh ngưu bàng tử, mỗi vị 24g. Các dược liệu mang sấy khô, tán thành bột mịn, luyện thành viên, uống mỗi ngày 2 lần, mỗi lần khoảng 12g.
Bài thuốc chữa viêm tuyến vú từ cây kim ngân hoa:
Dùng kim ngân hoa 20g, cam thảo đất 16g, bồ công nha 20g, thông thảo 20g, sài đất 50g. Các dược liệu đem sắc nước uống mỗi ngày.
Bài thuốc chữa cảm cúm từ kim ngân hoa:
Dùng kim ngân 4g, gừng 3 lát, kinh giới 3g, tía tô 3g, mạn kinh 2g. Các dược liệu đem phơi khô, rồi sắc nước uống.
Bài thuốc chữa sởi từ kim ngân hoa:
Dùng cỏ ban 30g, hoa kim ngân 30g. Các dược liệu đem giã nhỏ cùng ít nước rồi lọc lấy nước uống.
Bài thuốc chữa viêm phổi từ kim ngân hoa:
Dùng sinh địa, kim ngân hoa, huyền sâm, mỗi vị 20g, kết hợp địa cốt bì, mạch môn, sa sâm, mỗi vị 16g và xương bồ 6g, hoàng liên 12g. Các vị thuốc đem sắc nước uống mỗi ngày.
Bài thuốc chữa viêm gan mãn tính từ kim ngân hoa:
Dùng nhân trần 20g, kim ngân 16g, kết hợp hoàng cầm, đại phúc bì, hoạt thạch, mộc thông, mỗi vị 12g và trư linh, phục linh, đậu khấu, mỗi vị 8g, cam thảo 4g. Các dược liệu đem sắc nước uống.
[content-egg module=AE__shopducthinh]Bạn nên lưu ý những gì khi sử dụng kim ngân hoa?
Trong lá kim ngân hoa có chứa hoạt chất saponin – Đây là một loại chất độc kém, hầu như không gây hại cho cơ thể. Tuy nhiên, trong quá trình dùng bệnh nhân cũng cần thận trọng và tham khảo ý kiến của thầy thuốc, đặc biệt là những trường hợp phụ nữ mang thai, chuẩn bị mang thai hoặc đang cho con bú.
Đồng thời, đối với từng lứa tuổi, từng tình trạng bệnh hiện tại thì cần có liều dùng và cách sử dụng phù hợp. Vì vậy, bệnh nhân tốt nhất nên kê đơn theo bác sĩ tại phòng khám, cơ sở y tế có chuyên môn về y học cổ truyền. Ngoài ra, cây kim ngân hoa cũng không nên sử dụng cho những đối tượng:
- Người bị dị ứng với một trong những thành phần của dược liệu.
- Người có cơ thể bị hư hàn
- Người đang bị chứng lở loét hoặc mụn nhọt đã vỡ.
Bên trên là toàn bộ thông tin kiến thức về công dụng, cách dùng và một số lưu ý khi sử dụng kim ngân hoa mà Đức Thịnh muốn gửi đến bạn đọc. Nếu thấy bài viết hay và bổ ích hãy chia sẻ thông tin trên các trang mạng xã hội để mọi người cùng biết bạn nhé!