Hiệu quả của củ gai có lẽ ai cũng biết, thế nhưng sử dụng củ gai khô như thế nào để an toàn và tốt cho thai nhi thì không phải mẹ bầu nào cũng rõ. Hiểu được điều này, trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn cách dùng củ gai khô cho bà bầu một cách an toàn và hiệu quả nhất.
Tác dụng của củ gai khô với bà bầu
Trong Đông y cổ truyền, củ gai là loại dược liệu có vị ngọt, tính hàn và không độc nên rất thích hợp để thanh nhiệt, giải độc, chỉ huyết và dùng để an thai cho bà bầu, hỗ trợ điều trị xuất huyết do huyết nhiệt, nhiệt độc ung thũng,…
Trong y học hiện đại, thành phần hợp chất acid chlorogenic có trong củ gai có tác dụng giúp tăng cường hiệu lực của hormon adrenalin, hỗ trợ làm thông tiểu tiện cũng như kích thích sự bài tiết mật. Bên cạnh đó, hoạt chất này còn có tác dụng chống oxy hóa tế bào, phòng ngừa bệnh cao huyết áp, ngừa nhồi máu cơ tim và xơ vữa động mạch.
Đối với bà bầu, củ gai khô có những tác dụng cụ thể như:
Củ gai khô giúp an thai
Trong củ gai có chứa nhiều vitamin và khoáng chất, đặc biệt là sắt và vitamin C, góp phần giúp bổ máu. Bên cạnh đó, các hoạt chất chống oxy hóa của củ gai có công dụng hỗ trợ chống co thắt, giảm đau lưng, giảm đau bụng,…rất thích hợp để chị em phụ nữ dùng để an thai.
Củ gai khô điều trị ốm nghén
Đối với các chứng buồn nôn, ốm nghén, khó ăn trong quá trình thai kỳ, củ gai khô có thể giúp giảm tình trạng ốm nghén. Ngoài ra dùng củ gai khô kết hợp với các thực phẩm như gà ác, móng giò, bồ câu,… để thành những món ăn ngon miệng, đồng thời cũng bổ dưỡng cho bà bầu.
Củ gai khô giúp làm sạch nhau thai
Bà bầu trong thời kỳ mang thai có những biểu hiện động thai như huyết đỏ hoặc nâu, tiểu ra máu, tiểu đục, bong nhau thai, tụ dịch màng nuôi, bong màng nuôi,…thì có thể sử dụng củ gai sẽ cho hiệu quả cực kì tốt.
Cách dùng củ gai khô cho bà bầu
Củ gai khô tuy không tốt bằng củ gai tươi nhưng lại dễ sử dụng kết hợp với các vị thảo dược khác để tăng hiệu quả trị bệnh và đồng thời cũng dễ bảo quản để sử dụng lâu dài. Thông thường có 2 cách dùng củ gai khô cho bà bầu, là sắc nước uống hoặc nấu chung với thực phẩm.
Các bước chế biến cụ thể từng cách dùng củ gai khô cho bà bầu như sau:
Cách 1: Dùng củ gai khô sắc nước uống cho bà bầu
- Bước 1: Công cụ và nguyên liệu để sắc nước gồm có 100gr củ gai khô, ấm sắc thuốc, nước sạch.
- Bước 2: Rửa sạch củ gai khô, cho vào ấm sắc thuốc, thêm nước và đun sôi.
- Bước 3: Sau khi đun sôi khoảng 20 phút thì tắt bếp, để nguội và chắt lấy nước để uống. Uống đều đặn 3 lần trong ngày, mỗi lần uống không quá 1ml.
Lưu ý: Uống nước củ gai khô đều đặn trong 3 tháng đầu thai kỳ để mang lại hiệu quả dưỡng thai tốt nhất. Đồng thời 3 tháng đầu thai còn yếu, uống củ gai khô có thể phòng chống các tình trạng động thai, dọa sảy thai,…
Cách 2: Cách dùng củ gai khô hầm với gà ác
- Bước 1: Nguyên liệu gồm 300gr củ gai khô, 1 con gà ác, nấm hương khô 50gr, nấm rơm 100gr, gia vị cơ bản
- Bước 2: Làm sạch gà, rửa sạch các nguyên liệu và để ráo nước.
- Bước 3: Ướp thịt gà với các gia vị cho thấm, sau đó cho vào nồi. Cho củ gai khô đã rửa sạch và thêm 1,5 lít nước vào hầm với lửa nhỏ cho mềm thịt gà.
- Bước 4: Sau khi thịt gà đã mềm, cho thêm nấm hương và nấm rơm vào và tiếp tục hầm trong 10 phút, nêm nếm gia vị cho phù hợp và thưởng thức.
Lưu ý: Có thể thay gà ác bằng bồ câu, móng giò,…tùy theo khẩu vị của từng người.
Bài thuốc giúp mẹ bầu điều trị bệnh lý trong quá trình mang thai
Ngoài dùng để sắc nước uống hoặc nấu chung với thực phẩm, củ gai khô còn có thể kết hợp với nhiều loại thảo dược khác để tăng hiệu quả điều trị.
Cách dùng củ gai khô cho bà bầu cụ thể cho từng trường hợp như sau:
Đối với trường hợp bà mẹ có nhu cầu dưỡng thai
Dùng củ gai khô hầm chung với các loại thực phẩm như gà ác, móng giò, bồ câu,… để bổ sung các chất dinh dưỡng cho cơ thể và thai nhi. Cách nấu như đã được nêu ở mục 2 (Cách 2: Hầm với gà ác).
Đối với trường hợp mang thai ra huyết đỏ sẫm
Chuẩn bị 48g củ gai tươi, 12g lá ngải cứu, 12g tía tô. Tất cả rửa sạch đem sắc với 1 lít nước, đun sôi khoảng 15 – 20 phút rồi chắt lấy nước uống, nên dùng thuốc khi còn ấm nóng để mang lại hiệu quả cao.
Cách dùng củ gai khô cho bà bầu an thai
Chuẩn bị 4g củ gai khô, 4g cành tía tô. Tất cả rửa sạch, sắc với 400ml, đun sôi cho đến khi còn 100ml, chắt lấy nước uống và uống khi còn nóng ấm.
Cách dùng củ gai tươi hỗ trợ chuyển phôi
Lấy 100g củ gai tươi đun với 400ml nước uống ngày 3 lần. Lưu ý nên uống liên tục trước 3 ngày và sau 7 ngày kể từ thời điểm chuyển phôi.
Uống củ gai có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Củ gai có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe, thành phần hóa học của củ gai có chứa nhiều vitamin, khoáng chất và các hoạt chất giúp hỗ trợ điều trị nhiều bệnh như:
- Cảm cúm, sốt, sởi
- Tiểu rắt, tiểu ra máu, trĩ ra máu
- Nhiễm trùng đường tiết niệu,
- Viêm thận phù thũng
- Ngăn ngừa mụn nhọt, mưng mủ
- Chữa các vết thương do đinh nhọt và côn trùng cắn
Ngoài công dụng hỗ trợ điều trị các loại bệnh trên, củ gai còn là dược liệu được nhiều bà bầu lựa chọn và tin dùng vì:
- Củ gai giúp bà bầu có thể an thai, dưỡng thai, cung cấp nhiều chất dinh dưỡng và tăng sức đề kháng cho bà bầu.
- Giúp phòng ngừa dọa sảy thai, động thai; giảm hiện tượng bong tách và tụ dịch màng nuôi.
- Giúp bà bầu thanh nhiệt, giải độc, nóng trong người, nổi mụn, táo bón; bảo vệ thai nhi phát triển khỏe mạnh.
Như vậy, có thể thấy củ gai có thể hỗ trợ điều trị rất hiệu quả đối với các chứng bệnh của phụ nữ khi mang thai, giúp bà bầu khỏe mạnh đồng thời ngăn ngừa các triệu chứng xấu đối với thai nhi. Vì vậy, uống củ gai không hề ảnh hưởng đến thai nhi, ngược lại rất an toàn và tốt cho thai nhi lẫn mẹ bầu.
Cách bảo quản củ gai
Củ gai sau khi thu hoạch về sẽ cắt bỏ phần rễ con, rửa sạch, cắt thành lát mỏng. Củ gai có thể dùng tươi hoặc đem phơi khô để giữ được lâu dài hơn. Có 2 cách để bảo quản củ gai là bảo quản củ gai tươi và bảo quản củ gai khô.
Cách bảo quản củ gai tươi
Củ gai khi mua về chỉ cần rửa sạch phần cần dùng, không nên rửa hết một lần nếu chưa sử dụng. Phần chưa sử dụng bỏ vào túi nilon hoặc giấy báo, để dưới ngăn mát của tủ lạnh để giữ củ tươi không bị hỏng, mốc. Có thể dùng củ tươi trong vòng 20 ngày theo cách này.
Cách bảo quản củ gai khô
Củ gai tươi cắt lát, sau đó sấy khô hoặc phơi khô, sau đó bỏ vào trong túi kín hoặc lọ kín, để nơi có nhiệt độ thoáng mát, khô ráo và sạch sẽ. Tại một số vùng có độ ẩm cao, củ gai khô thường dễ bị mốc, vì vậy cách một thời gian cần đem ra phơi hoặc sấy để giữ được lâu hơn.
Một số chú ý khi sử dụng củ gai cho phụ nữ mang thai
Củ gai mang lại nhiều lợi ích cho bà bầu, tuy nhiên khi sử dụng củ gai cũng cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Đối với cách dùng sắc nước uống, bà bầu có thể sắc chung với ít cam thảo, mía hay đường phèn để cho ngọt nước và dễ uống hơn.
- Nước củ gai để qua đêm có thể gây đau bụng hoặc không tốt cho tiêu hóa, nếu để qua đêm cần để trong tủ lạnh, hâm nóng lại khi muốn dùng tiếp.
- Củ gai tuy rằng rất tốt cho bà bầu, nhưng phải sử dụng đúng liều lượng và có sự cho phép, hướng dẫn của bác sĩ.
- Củ gai tươi dùng trực tiếp có thể gây ngứa, nên sắc uống hoặc nấu chín.
- Củ gai tuy không có độc tố nhưng tính hàn, có tác dụng hoạt huyết. Mẹ bầu không nên sử dụng liên tục trong thời gian dài. Có thể dẫn đến phản tác dụng.
Những lợi ích mà củ gai mang lại cho bà bầu là hết sức rõ ràng, hy vọng những chia sẻ về cách dùng củ gai khô cho bà bầu có thể giúp bạn có thêm những bài thuốc mới để giúp an thai, dưỡng thai và điều trị các vấn đề thường gặp khác khi mang thai. Một điều hết sức quan trọng là bạn nên mua củ gai khô ở những địa chỉ thảo dược uy tín, có đội ngũ bác sĩ, dược sĩ chuyên môn để hỗ trợ điều trị, chăm sóc sức khỏe thai nhi tốt nhất!