Bồ công anh là một loài thực vật khá gần gũi và thân quen với nhiều người. Thực tế, có khá nhiều người lầm tưởng đây chỉ là cỏ dại ven đường nhưng đây lại là một dược liệu quý có thể giải quyết nhiều vấn đề sức khỏe. Cây bồ công anh có tác dụng gì? Ở bài viết hôm nay, Đức Thịnh sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về loại cây này nhé!
Cây bồ công anh có đặc điểm gì?
Trong khoa học, cây bồ công anh có tên là Lactuca indica L, thuộc họ cúc. Ở Việt Nam, cây thuốc còn được gọi với nhiều tên gọi khác như cây diếp trời, cây bồ cóc,… Đây là một cây thân cỏ, mọc thẳng, không có cành, có chiều cao từ 1 – 2m.
Đặc biệt, thân cây khi cấu vào sẽ thấy tiết ra dịch màu trắng đục như sữa. Lá dài, mép lá có nhiều răng cưa. Còn hoa bồ công anh có màu trắng hoặc màu vàng. Bồ công anh có nhiều ở các nước Nam Á, Đông Á và Đông Nam Á.
Cây thường mọc tự nhiên ở bên vệ đường, vùng ven sông, hồ hoặc tại các sườn núi. Ở nước ta, cây bồ công anh mọc nhiều ở miền Bắc. Ngày nay, do nhu cầu sử dụng bồ công anh chữa bệnh tăng cao nên nhiều nơi đã trồng loại cây này.
Thành phần dược tính trong cây bồ công anh
Theo nghiên cứu y học, trong cây bồ công anh có chứa rất nhiều loại vitamin: Vitamin A ( tốt cho da, mắt), B6, B1 (hỗ trợ phát triển khung xương),… Hơn nữa, trong rễ bồ công anh có chứa nhiều khoáng chất vi lượng tốt cho sức khỏe như sodium, mangie, sắt, calcium, potassium,…
Cây bồ công anh có tác dụng gì?
Theo nghiên cứu đông y, bồ công anh là vị thảo dược có tính mát, vị đắng. Cây thuốc có tác dụng giải nhiệt, thanh lọc cơ thể, tiêu viêm rất tốt. Tất cả các bộ phận của cây thuốc đều mang đến mỗi tác dụng riêng, chúng ta có thể kể đến:
Bồ công anh chữa tắc tia sữa
Cây bồ công anh giúp điều trị chứng tắc tia sữa cho phụ nữ sau sinh rất tốt. Trong dân gian, ông bà ta thường dùng bài thuốc: Lá bồ công anh khô 10g (hoặc 50g lá bồ công anh tươi), thần khúc 50g. Các dược liệu rửa sạch, để ráo nước, đun sôi cùng với 900ml nước, cô lại còn tầm 300ml, để nguội, chia thành 2 phần uống sáng và tối trong ngày.
Lá bồ công anh trị mụn
Lá Cây bồ công anh là dược liệu có tác dụng trị mụn cực kỳ hiệu quả. Bởi trong thảo dược này có chứa chất chống oxy hóa và kháng viêm. Đó là lí do vì sao, bồ công anh hay được dùng để đẩy mụn nhọt, làm sáng da.
Cách dùng đơn giản, chỉ cần chuẩn bị bồ công anh 20g, lá dâu 12g, cam thảo 6g, thương nhĩ tử 12g. Các dược liệu đem rửa sạch, sắc cùng 1.5 lít nước, uống trong ngày thay cho nước lọc.
Bồ công anh chữa bệnh dạ dày
Theo Phó Chủ tịch Hội Đông y Ba Đình, Lương y Bùi Hồng Minh cho biết: Bồ công anh là loại thảo dược trị đau dạ dày, tá tràng hiệu quả, thông qua “ Khả năng giảm đau, chống viêm”. Còn theo PGS. TS. Nguyễn Duy Thuần, nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu Y học cổ truyền Tuệ Tĩnh, đồng thời cũng là PGĐ Học viện Y học cổ truyền Việt Nam, bài thuốc chữa đau dạ dày bằng bồ công anh được thực hiện như sau:
- Thứ nhất: Cần chuẩn bị lá bồ công anh khô 20g, lá khổ sâm 10g, lá khôi 15g.
- Thứ 2: Đem các dược liệu đi rửa sạch và đun sôi với 300ml nước lọc, uống trong ngày. Nếu cảm thấy đắng, có thể cho thêm chút đường. Cứ vậy, duy trì liên tục trong vòng 10 ngày sẽ cho kết quả tốt nhất.
Bài thuốc này có thể ứng dụng hỗ trợ điều trị viêm dạ dày và làm giảm các cơn đau dạ dày rất hiệu quả.
Bồ công anh giúp ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị ung thư
Trong bồ công anh được ghi nhận là có chứa thành phần dược chất chống oxi hóa, giúp hỗ trợ cơ thể chống lại tổn thương do các gốc tự do gây ra (là nguyên nhân lão hóa nhanh và gây bệnh ung thư).
Vào năm 2011, tại đại học Windsor Canada, các nhà khoa học đã thực hiện nghiên cứu rễ cây bồ công anh. Kết quả nhận được gây bất ngờ, loại rễ này có khả năng loại bỏ tế bào ung thư rất tốt. Cũng chính từ đó, rễ cây bồ công anh đã được xác nhận là có công dụng ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị ung thư hiệu quả.
[content-egg module=AE__shopducthinh next=1]Bồ công anh chữa suy nhược cơ thể
Trong y học, bồ công anh có khả năng thải độc, lợi máu, tăng cường sức đề kháng tốt. Các chuyên gia sức khỏe cũng đã khuyên dùng một cốc nước ép lá bồ công anh tươi mỗi ngày giúp chữa suy nhược cơ thể, cải thiện sức khỏe tốt nhất.
Bồ công anh ngăn ngừa và chữa bệnh viêm đường tiết niệu
Rễ bồ công anh có tác dụng lợi tiểu tự nhiên, giúp thúc đẩy quá trình thải độc của gan. Đồng thời, kích thích quá trình sản xuất nước tiểu, từ đó các chất độc hại sẽ theo nước tiểu bài tiết ra ngoài. Vì vậy, cặn bã, chất độc hại không còn tích tụ ở bàng quang, ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu cũng như các chứng rối loạn bàng quang và các vấn đề ở thận, nang, ở cả cơ quan sinh sản.
Cách sử dụng bồ công anh chữa bệnh
Bồ công anh có thể sử dụng dưới nhiều dạng khác nhau như làm rau chế biến nhiều món ăn, gia vị, trà,…
Rau bồ công anh xào
Rau bồ công anh xào là một món ăn hấp dẫn, được chế biến từ các nguyên liệu cây bồ công anh tươi, tỏi, chanh tươi và các gia vị mắm, đường, hạt nêm, dầu ăn. Cây bồ công anh đem rửa sạch trước khi xào. Tỏi bóc vỏ đập dập, cho vào chảo dầu đun già, phi cho thơm vàng.
Tiếp theo sẽ cho cây bồ công anh vào xào. Nên vặn lửa to, xào nhanh tay, cho thêm 1 thìa cà phê mắm, 1 thìa hạt nêm, 2 thìa cà phê đường vào xào cùng, đảo đều khoảng 3 – 5 phút là được. Cho rau ra đĩa, vắt chanh, dùng đũa đảo đều tay rồi dùng.
Đối với món này bạn hãy nhớ không nên xào quá lâu, sẽ làm rau mất hết chất dinh dưỡng có trong rau. Bên cạnh đó, bạn có thể cho thêm một ít ớt hoặc hành tây xắt nhỏ nếu bạn muốn.
Bồ công anh dùng làm nước sốt
Trong nguyên liệu nhà bếp bạn có thể sử dụng bồ công anh làm nước sốt kết hợp với ngò. Bởi trong đông y, 2 loại rau này đều giàu chất chống oxy hóa, có tác dụng chống gốc tự do, hỗ trợ cơ thể giải độc và có đặc tính kháng siêu vi hiệu quả.
Bồ công anh dùng làm nguyên liệu món salad
Với vị đắng của bồ công anh sẽ rất phù hợp để cho vào món rau trộn. Hoặc bạn có thể trộn chung dược liệu này với bông cải xanh tạo nên một món ăn ngon miệng. Cả hai loại thực vật này đều chứa nhiều chất xơ và vitamin C có thể giúp cơ thể hoạt động tốt trong ngày.
Trà cây bồ công anh
Đối với bồ công anh bạn có thể sử dụng lá hoặc rễ để chế biến thành trà đều được. Các công thức trà này, mang lại cho bạn một món trà bồ công anh thơm ngon với sự tinh tế sang trọng trong từng tách trà nóng hổi.
Dùng lá bồ công anh làm trà:
Mỗi sớm, bạn sẽ hái vài lá cây bồ công anh rửa sạch, thái nhỏ cho trà vào ly, sau đó đổ nước sôi vào là ta đã có ly trà lá tươi để thưởng thức rồi. Hoặc bạn sẽ hái lá bồ công anh đem phơi khô, rang hoặc sấy, dùng làm trà uống mỗi ngày.
Dùng rễ cây bồ công anh làm trà:
Thường thì bạn nên thu hoạch rễ bồ công anh vào đầu mùa xuân hoặc cuối mùa thu, vào thời gian này dược liệu sẽ cho nhiều chất bổ dưỡng hơn. Hơn nữa, khi thu hái bạn nên lựa cây già thì rễ sẽ to.
Phần rễ thu được bạn sẽ đem rửa sạch, thái lát mỏng theo bề ngang của rễ. Bạn có thể dùng liền rễ tươi đã qua sơ chế, pha một ly trà nóng để thưởng thức ngay. Nhưng nếu đem dược liệu phơi khô, rang hoặc sấy thì trà sẽ thơm ngon và để được lâu hơn.
Các bài thuốc từ cây bồ công anh
Ngoài các cách sử dụng trên, bồ công anh còn được dùng sắc nước độc vị hay dùng kết hợp với một số dược liệu, ứng dụng giúp hỗ trợ nhiều căn bệnh hiệu quả như:
Hỗ trợ chữa viêm tuyến vú, tắc tuyến sữa:
Dùng 15g lá bồ công anh khô, nấu lấy nước uống hàng ngày. Kết hợp dùng lá dược liệu tươi giã nhuyễn đắp ở ngoài sẽ nhanh chóng và hiệu quả hơn.
Hỗ trợ viêm loét dạ dày:
Dùng bồ công anh, kim ngân hoa, hạ khô thảo, mỗi vị 20g. Các dược liệu đem nấu chung với 700ml nước, đun sôi, cô cạn còn 300ml, chia làm 3 lần uống trong ngày.
Hỗ trợ chữa viêm gan, vàng da:
Để giúp gan và mật hoạt động bình thường và khỏe mạnh, bạn sẽ dùng 100g lá bồ công anh rửa sạch, xay uống hoặc có thể dùng dạng trà chế biến sẵn cũng được.
Ngăn ngừa loãng xương:
Dùng lá bồ công anh 100g/ngày xay nhuyễn với cà rốt, uống hàng ngày. Hàm lượng magie có trong bồ công anh sẽ giúp ngừa loãng xương hiệu quả.
Cây bồ công anh có tác dụng gì? Bài viết trên đã phần nào giúp quý vị và các bạn hiểu hơn về dược liệu này. Để chăm sóc sức khỏe mỗi ngày, y tế khuyên chúng ta nên uống 1 ly trà bồ công anh/ngày, vừa giúp hỗ trợ điều trị bệnh, vừa ngăn ngừa bệnh tật và nâng cao sức đề kháng hiệu quả.