Cây cẩu tích cái tên khá xa lạ đối với nhiều người. Nhưng trong y học, loài cây này khá nổi tiếng, được biết đến với nhiều công dụng chữa bệnh hiệu quả. Cụ thể, cây cẩu tích có tác dụng gì? Sau đây, bạn đọc sẽ phải bất ngờ với những bật mí của Đức Thịnh nhé!
Cẩu tích là cây gì?
Cẩu tích là loài cây dương xỉ, thường mọc hoang ở các vùng có đất ẩm. Trong dân gian, loài cây này được gọi với nhiều tên gọi khác nhau. Còn trong khoa học, cây thuốc cũng có pháp danh và tên khoa học cụ thể.
- Tên gọi khác: Cẩu tích hay còn được gọi với nhiều tên gọi như cây lông cu li, lông khỉ, kim mao cẩu tích,…
- Tên khoa học: Cẩu tích có tên khoa học là Cibotium barometz, thuộc họ nhà Dicksoniaceae.
Đặc điểm nhận biết từng bộ phận của cây cẩu tích
Trong tự nhiên, để phân biệt cây cẩu tích với những loài dương xỉ khác, có thể dựa vào các đặc điểm chi tiết của từng bộ phận trên cây như sau:
- Phần thân và rễ cây: Các bộ phận này của cây được phủ một lớp lông mềm có màu vàng nâu. Thân cây có chiều cao trung bình là khoảng trên dưới 2.5m.
- Lá cây: Lá cây cẩu tích dạng kép, chia thành nhiều chét xếp sát nhau. Mỗi chét có hình dáng giống lông chim. Lá có mặt trên đậm màu hơn so với mặt dưới. Cuống lá cứng, màu nâu, được bao bọc bởi một lớp lông mỏng. Mỗi nhánh lá có chiều dài tầm 1 – 2m.
- Túi bào tử: Đây là bộ phận chính trong cơ quan sinh sản của cây cẩu tích. Túi bào tử có dạng là hình tam giác, một số trường hợp có hình tròn. Chúng có màu sáng hoặc màu đen nhám, nếu sờ tay vào thấy sần sùi. Túi bào tử có vòng cơ giới hơi mở theo đường bên, nằm nghiêng và bên trong chứa các bào tử.
Thành phần hóa học của cẩu tích
Qua nghiên cứu, các nhà khoa học và giới chuyên môn đã chỉ ra rằng: Trong phần thân, rễ của cây cẩu tích có chứa các thành phần hoạt chất tannin, alkaloid, daucosterol, β-sitostero, tinh dầu, tinh bột (chiếm khoảng 30%), vitamin E, cùng một số thành phần axit hữu cơ (acid stearic, acid protocatechuic, acid cafeic).
Cây cẩu tích có tác dụng gì?
Cây cẩu tích là một vị thuốc khá quen thuộc trong đông y. Cây thuốc là chủ trị của nhiều bài thuốc quý, chữa các bệnh về thận, xương khớp,… rất hiệu quả. Với các thành phần dưỡng chất có trong cây cẩu tích, các nhà khoa học và giới chuyên môn đã phát hiện ra một số tác dụng của chúng như:
Cây cẩu tích có tác dụng chống viêm
Trong cuộc thực hiện một cuộc thí nghiệm lên các chú chuột bị thương và đang hình thành viêm. Các nhà khoa học đã cho nhận định, trong những ngày đầu tiêm nước sắc của cây cẩu tích, các vết viêm này ở các chú chuột bắt đầu giảm dần và biến mất chỉ sau 2 tuần sử dụng.
Chính điều này các nhà khoa học đã cho nhận định chính xác, cây cẩu tích có tác dụng chống viêm, ức chế chủ yếu ở giai đoạn viêm cấp tính và có tác dụng yếu trên giai đoạn viêm mạn tính của phản ứng viêm.
Cây cẩu tích có tính kháng khuẩn
Trong y học, với chiết xuất lá cây cẩu tích có tác dụng ức chế sự phát triển của vi khuẩn. Cụ thể, khi xếp hạng hoạt tính kháng khuẩn, dựa trên số lượng vi khuẩn thử nghiệm bị ức chế là (4) Asplenium nidus > (3) Drynaria linearis = (3) Blechnum directionale > (2) C. barometz.
Kết quả nhận thấy, chiết xuất từ lá cây là C. barometz có khả năng ức chế Staphylococcus aureus và Bacillus cereus.
Cây cẩu tích có tác dụng trị thấp khớp, đau lưng
Vào năm 2002, các nhà khoa học tại Trung Quốc đã thực hiện một cuộc thí nghiệm về cây câu tích. Họ đã cho một số bệnh nhân bị thấp khớp sử dụng nước sắc từ cây cẩu tích. Và thật bất ngờ, kết quả chỉ sau 1 tháng ứng dụng bài thuốc này, các bệnh nhân bị thấp khớp đã giảm tình trạng bệnh tới 60%.
Cây cẩu tích có tác dụng chống loãng xương
Với thành phần Cibotium barometz đã được tìm thấy trong cây cẩu tích, có khả năng gây cảm ứng cao. Đặc biệt, hoạt chất này có tác dụng tốt đối với hoạt động phosphatase kiềm trong nguyên bào xương của thai nhi.
Bên cạnh đó, một số hợp chất được phân lập từ thân và rễ cây cẩu tích là cibotiumbaroside B và cibotiglycerol. Hai thành phần này của cây có tác dụng ức chế quá trình hủy xương, không gây ảnh hưởng đến khả năng sống của tế bào đại thực bào có nguồn gốc từ tủy xương.
Cây cẩu tích có tác dụng giúp cầm máu
Theo ghi nhận từ các nghiên cứu của các nhà khoa học, những thành phần dưỡng chất có trong cây cẩu tích sẽ khiến máu ở các vết thương đông nhanh chóng. Tác dụng này của cây có được là nhờ quá trình hút phần huyết thanh có trong máu.
Cây cẩu tích có tác dụng gây động dục
Một bài thuốc bổ thận của đông y, gồm 9 vị, trong đó có cây cẩu tích (chiếm 15% trọng lượng bài thuốc). Bài thuốc này đã được thử dược lý và chứng minh là có tác dụng gây động dục kiểu estrogen trên chuột nhắt cái.
Cây cẩu tích có tác dụng gì? Ngoài các tác dụng nêu trên, cây cẩu tích còn có tác dụng chữa nhiều bệnh khác như suy nhược thần kinh, khí hư bạch đới,….