Cây hoa hè là một dược liệu được biết đến nhiều trong y học. Bởi không những có tác dụng hạ huyết áp, tăng cường sức khỏe tốt mà dược liệu này còn có tác dụng chữa bệnh hiệu quả. Cụ thể thì cây hoa hòe có tác dụng gì? Mời bạn đọc cùng tìm hiểu chung với Đức Thịnh thông qua bài viết sau đây nhé!
Cây hoa hòe là cây gì?
Cây hoa hè còn gọi là hòe mễ, hòe hoa mễ, hòe hoa. Trong khoa học, cây thuốc có tên là Sophora japonica L. Đây là loài cây thuộc họ cánh bướm Fabaceae Papilionaceae (Papilionaceae).
Hoa hòe là một cây to cao tầm 5 – 6m. Cây có dạng lá kép lông chim lẻ, mọc so le. Thường thì mỗi lá cây hoa hòe sẽ có từ 7 – 17 lá chét. Hoa hòe mọc thành bông, dạng cánh bướm, có màu vàng trắng. Cây có quả là một giáp dài hoặc hơi cong và có hạt. Ở giữa các hạt của quả này hơi thắt lại. Loài cây này thường có mùa hoa vào các tháng 7, 8, 9.
Thường thì mọi người sẽ sử dụng hoa hòe hay hòe hoa (Flos Sophorae japonicae) là hoa chưa nở, được phơi hoặc sấy khô. Cũng có trường hợp, mọi người sẽ dùng luôn cả quả hòe hay hòe giác (Fructus Sophorae japonicae).
Thành phần hóa học của cây hoa hòe
Khi đưa vào thực hiện nghiên cứu, cây hoa hòe được ghi nhận với nhiều thành phần dược chất chứa trong. Cụ thể, từng bộ phận của cây hoa hòe có chứa các thành phần dược chất sau:
- Rễ và gỗ cây hoa hòe: Gồm các thành phần irrisolidon, blochanin A, blochanin 7-D-glucosid, blochanin 7-D-xylosylglucosid, maackianin, flemichaparin B,…
- Lá hoa hòe: Chứa 4 – 6% rutin và một số axit amin khác như lipid, protein.
- Nụ hoa hòe: Đối với nụ hoa khô chứa hơn 20% rutin, sophoradiol, botulin cùng một số quercetin. Khi hoa ở dạng tươi nở sẽ có 8% rutin.
- Quả hòe: Vỏ quả chứa 5 – 11% rutin, có genistin, N-methylcytisine, flavonoid aglyconses hay quercetin , sophocarpin, alcaloid cytisine,…
- Hạt hòe: Chứa 1 – 2% rutin, alkaloid, flavonoid.
Tác dụng dược lý của cây hoa hòe
Qua kết quả nghiên cứu y học, trong hoa hòe có từ 6 – 30% rutin (rutozit) và cả quả hòe cũng có chứa chất này. Mà rutin là một loại vitamin P, có tác dụng chủ yếu là bảo vệ sức chịu đựng của mao mạch.
Trường hợp, nếu thiếu chất vitamin này thì tính chất chịu đựng của mao mạch có thể sẽ bị giảm đi, mao mạch dễ bị đứt vỡ. Hiện tượng này trước đây mọi người thường cho rằng do thiếu vitamin C mà có. Nhưng gần đây mới phát, hiện tượng này liên quan đối với vitamin P.
Công dụng và liều dùng cây hoa hòe trong chữa bệnh
Không chỉ đơn thuần là bài thuốc dân gian, cây hoa hòe là một dược liệu quý được nền y học đánh giá cao về dược chất chứa trong và có tác dụng mang lại. Cụ thể:
Tính chất của cây hoa hòe theo tài liệu cổ:
Hoa hòe có vị đắng, tính bình. Quả có vị đắng, tính hàn. Hoa hòe quy vào hai kinh can và đại tràng. Quả quy vào kinh can. Dược liệu được ghi nhận là có tác dụng lương huyết, thanh nhiệt, chỉ huyết (hoa). Cây thuốc thường được dùng để chữa xích bạch lỵ, trĩ ra máu, thổ huyết, chảy máu cam, phụ nữ băng huyết. Quả hòe có tính chất gần như giống hoa hòe nhưng có thể gây xảy thai.
Ứng dụng bài thuốc thực tế từ hoa hòe:
Hiện nay, mọi người thường dùng hoa hòe để làm thuốc cầm máu. Dược liệu được ứng dụng chữa trị các bệnh như ho ra máu, đổ máu cam, tiểu tiện ra máu, ruột chảy máu. Thường thì mọi người sử dụng hoa hòe để sắc nước uống, với liều lượng 5 – 20g/ngày.
Ứng dụng hoa hòe trong y học:
Rutin được biết đến là thành phần hoạt chất chính có trong hoa hòe. Mà trong y học, rutin thường được dùng cho bệnh nhân cao huyết áp, mao mạch dễ vỡ, giúp phòng đứt mạch máu não, ngừa xuất huyết cấp tính do viêm thận và xuất huyết ở phổi không rõ nguyên nhân.
Hơn nữa, trong y học thì hoạt chất rutin này còn được chế thành thuốc viên, với lượng dùng là 0.02g/viên. Khi áp dụng thực tế thì dùng uống 3 lần/ngày, 1 – 2 viên/lần (tương ứng với 0.06 – 0.12g/ngày).
Cây hoa hòe có tác dụng gì?
Hoa hòe với các hợp chất phytonutrient có hoạt tính cao, vô cùng có lợi. Bên cạnh đó, dược liệu còn chứa các chất flavonoid, oxymatrine, troxerutin, giúp chống oxy hóa mạnh mẽ và bảo vệ cực tốt cho hệ tuần hoàn. Đồng thời, dược liệu này còn mang đến nhiều tác dụng tuyệt vời khác trong chữa bệnh như:
Hoa hòe có tác dụng giúp chữa bệnh trĩ
Bệnh trĩ là một tình trạng bệnh mà phần cuối trực tràng và hậu môn bị sưng, viêm. Thuốc mỡ và kem bôi là các phương pháp phổ biến được áp dụng giúp làm dịu đi các triệu chứng khó chịu do bệnh trĩ gây ra.
Dùng hoa hòe cũng là một bài thuốc chữa bệnh trĩ tuyệt vời được dân gian sử dụng khá nhiều. Với chất troxerutin là thành phần trong hoa hòe, có tác dụng điều trị bệnh trĩ cực kỳ hiệu quả. Đặc biệt hơn là, hoạt chất oxymatrine trong nụ hoa non là một chất giảm sưng cực tốt, giúp việc hỗ trợ trị trĩ tốt hơn.
Tuy nhiên, việc dùng hoa hòe chữa bệnh trĩ, tiến độ khỏi bệnh có thể sẽ chậm. Vì vậy mà bệnh nhân khi áp dụng bài thuốc này cần có sự kiên trì, quyết tâm, bên cạnh đó cũng nên kết hợp với chế độ ăn uống, thói quen sống khoa học.
Hoa hòe giúp điều trị viêm khớp
Theo các nghiên cứu hiện đại, hoa hòe có tác dụng làm giảm sưng viêm cực mạnh, đặc biệt là ở các mô hình động vật như chuột và thực tế là ở bệnh nhân bị viêm khớp mạn tính.
Hoa hòe có tác dụng giúp cải thiện hệ tim mạch
Với thành phần hoạt chất oxymatrine trong hòe hoa có tác dụng bảo vệ, cải thiện chức năng của tim rất tốt. Đồng thời, hoa hòe cũng có khả năng giúp giảm bớt tính thẩm thấu trong mao mạch, hỗ trợ làm tăng độ bền của thành mao mạch, giúp thúc đẩy các mạch máu khỏe mạnh và tốt cho sức khỏe tổng thể của tim mạch.
Bên cạnh đó, cây hoa hòe còn giúp tạo môi trường ít nhạy cảm với sự hình thành máu đông hiệu quả. Hơn nữa, dược liệu này cũng giúp phòng ngừa được trường hợp xơ vữa động mạch, hạ huyết áp cho các bệnh nhân cao huyết áp.
Cây hoa hòe có Hoa hòe điều trị cao huyết áp
Hoa hoè dùng rất tốt cho người cao huyết áp. Với chất rutin chiếm 6 – 30% trong nụ hoa hòe. Đây là loại vitamin P, một hợp chất Glycosid thuộc nhóm Flavonoid có trong nụ hoa này. Chúng có khả năng tăng cường sức chịu đựng của mao mạch, làm bền bỉ thành mạch hơn.
Các chuyên gia bác sĩ cũng cho biết, khi cơ thể thiếu vitamin P sẽ dẫn đến đứt và vỡ các mao mạch. Đó cũng là lý do vì sao mọi người thường dùng trà hoa hòe để giúp giảm huyết áp, đồng thời cũng sẽ giúp ngăn ngừa được các biến chứng tai biến mạch máo não, xơ vữa động mạch,..
Tác dụng của hoa hòe giúp ngủ ngon
Trong đời sống hiện đại ngày nay thì mất ngủ đã trở thành một căn bệnh phổ biến. Bệnh này hình thành do nhiều nguyên nhân khác nhau như áp lực cuộc sống, căng thẳng, dành thời gian ngủ ngày nhiều, uống nhiều cà phê, hút thuốc lá,…
Việc sử dụng hoa hòe hằng ngày sẽ giúp thanh nhiệt, giải độc, mát gan, an thần, giúp cơ thể luôn trong tư thế thư giãn, thoải mái nhất. Từ đó cũng giúp chúng ta dễ đi vào giấc ngủ và ngủ ngon giấc hơn. Và đã có rất nhiều người áp dụng hoa hòe điều trị mất ngủ và đều thành công.
Hoa hòe chữa bệnh xuất huyết
Với hàm lượng rutin cao, hoa hòe có khả năng tăng cường độ bền của các mao mạch. Từ đó, giúp cầm máu hiệu quả trong các trường hợp chảy máu cam, trĩ ra máu, đại tiện ra máu,… Đặc biệt, nếu sao hoa hòe thành than thì tác dụng rút ngắn thời gian chảy máu ngày càng tăng.
Cây hoa hòe có tác dụng gì? Hoa hòe khô hỗ trợ giảm cân
Bên cạnh các tác dụng của hoa hòe trong điều trị xuất huyết, hạ huyết áp hiệu quả mà ai cũng công nhận. Hoa hòe còn được mệnh danh là loài hoa có khả năng giúp giảm bệnh béo phì cực kỳ hiệu quả và an toàn.
Ngoài các tác dụng nêu trên, cây hoa hòe còn có một số tác dụng tốt đối với sức khỏe như hỗ trợ giảm cholesterol, phòng ngừa máu đông, cải thiện sức khỏe, tăng cường sức đề kháng cho người bệnh,…
Cây hoa hòe có tác dụng gì? Trên đây là những tác dụng chính của cây hoa hòe trong chữa bệnh và ngăn ngừa các bệnh xâm nhập và tổn hại cơ thể. Qua đây bạn đọc có thể tham khảo, bổ sung cho mình kiến thức bổ ích, thực tế. Tuy nhiên, nếu vẫn còn thắc mắc muốn được giải đáp, đừng ngần ngại hãy gọi ngay cho chúng tôi qua số hotline bên dưới đây nhé!