Cây mần ri hoa tím và cây mần ri hoa trắng có công dụng gì? Cây mần ri có 2 loại là mần ri hoa tím và mần ri hoa trắng. Cần chú ý phân biệt bởi 2 loại cây này, bởi nó có công dụng hoàn toàn khác nhau. Ở bài viết này Đức Thịnh xin giới thiệu công dụng của từng loại.
Tìm hiểu về cây mần ri
Tên gọi khoa học
Cây mần ri còn có tên gọi khác là cỏ mần ri, màn màn hoa trắng hay màn ri hoa tím. Cây mần ri có 2 loại là mần ri hoa tím và mần ri hoa trắng, 2 loại cây này có công dụng khác nhau.
- Tên khoa học của loài mần ri hoa tím là Cleome chelidonii và thuộc họ màn màn.
- Tên khoa học của loài mần ri hoa trắng là Cleome gynandra L.
Đặc điểm của cây mần ri
Cây mần ri là một loại cây thân thảo sống rất lâu năm. Thân cây mần ri màu xanh và có thân nhiều lông hơn lá.
Lá dài và hẹp, có màu xanh và một ít lông trắng ở mặt dưới, một cuống từ thân cây ra 3 lá chét.
Rễ cây mần ri hình trụ dài và xếp thành chùm.
Hoa mần ri nở quanh năm, có nhiều màu như: tím, trắng, vàng. Tuy nhiên, mỗi cây mần ri chỉ cho ra một màu nhất định. Quả mần ri dài.
Khu vực phân bố
Cây mần ri thường mọc ở đồng bằng, đặc biệt là những vùng đất thấp. Phân bố ở hầu hết các tỉnh thành từ Bắc vào Nam.
Bộ phận dùng
Tất cả các bộ thân, lá, rễ và hạt cây mần ri đều được dùng làm thuốc.
Cách chế biến và thu hái
Cây mần ri được thu hái dùng quanh năm và có thể dùng tươi hoặc dùng khô đều được. Thường người dân miền quê hay dùng tươi hơn, còn người thành phố thì dùng cây khô.
Thành phần hóa học
Trong cây mần ri chứa nhiều dược chất như: alucocleomin, glycoside và glucocapparin. Ba chất này hầu hết có trong tất cả các bộ phận của thảo dược.
Hạt của cây mần ri còn chứa chất viscosin 0.04% và axit viscose 0.1% giúp hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả.
Ngoài ra, trong cây mần ri còn chứa hàm lượng lớn các vitamin A, protein, chất béo và đường khử. Vừa có tác dụng bổ sung dinh dưỡng và nâng cao sức đề kháng cho người bệnh.
Công dụng và cách dùng cây mần ri
Tuy có hình dáng bên ngoài giống nhau nhưng tác dụng của cây mần ri hoa tím và cây mần ri hoa trắng lại có sự khác nhau như sau:
Công dụng và cách dùng mần ri hoa trắng
Theo Y học cổ truyền, mần ri hoa trắng là thảo dược thuộc tính ầm, có vị cay đắng. Thảo dược có tác dụng tiêu đờm, hoạt huyết, giải uất, thanh nhiệt, giải độc.
Cây thuốc này thường được dùng làm thuốc để điều trị bệnh đau xương khớp như: phong tê thấp, thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm. Ngoài ra, cây mần ri hoa trắng còn được dùng để làm thuốc tăng cường chức năng gan và hỗ trợ điều trị viêm gan B. Hạt của thảo dược được dùng làm thuốc diệt giu, chấy, rận,…
Cách dùng là lấy 50g cây mần ri hoa trắng khô nấu cùng với 500ml nước. Nên đun sôi thảo dược với lửa nhỏ khoảng 15 phút để các dược chất còn đọng lại dược liệu thẩm thấu ra bên ngoài. Uống khi còn nóng sẽ rất tốt, sử dụng hàng ngày.
Công dụng và cách dùng mần ri hoa tím
Theo y học cổ truyền thì cây mần ri hoa tím là thảo dược cũng thuộc tính ấm nhưng lại có vị cay và không có độc, rất lành tính cho người sử dụng.
Thảo dược này thường được dùng làm thuốc hỗ trợ điều trị bệnh nhúc đầu, cảm cúm, ho hen, rắn cắn. Đồng thời cây thuốc này còn có tác dụng hỗ trợ điều trị các bệnh về thận như: thận hư, thận yếu, viêm cầu thận mãn tính.
Cách dùng thảo dược này là lấy khoảng 40g cây mần ri hoa tím khô nấu với 500ml nước uống hàng ngày. Cách nấu cũng giống như cây mần ri hoa trắng trên.
Ngoài cách sắc cây mần ri thì bạn cũng có thể dùng nó để hãm trà. Cách này thuận tiện cho nhân viên văn phòng sử dụng.
Như vậy, bạn đã biết cây mần ri hoa tím và trắng có công dụng gì qua những chia sẽ trên rồi đúng không. Mong rằng những thông tin này của chúng tôi giúp bạn hiểu hơn về hai loại dược liệu này.