Cây ngải cứu có phải rau tần ô?

Hàng loạt câu hỏi được đặt ra về cây ngải cứu, nào là ngải cứu là cây gì? Ngải cứu có tác dụng gì? Cây ngải cứu có phải rau tần ô? Cây ngải cứu ăn được không?,….. Ở các bài viết trước, Đức Thịnh đã giúp các bạn trả lời một số câu hỏi. Riêng ở bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ giúp bạn trả lời cho câu hỏi “cây ngải cứu có phải rau tần ô?”, hãy cùng Đức Thịnh theo dõi nhé!

cây ngải cứu có phải rau tàn ô
Cây ngải cứu có phải rau tần ô?

Liệu rằng cây ngải cứu có phải là rau tần ô?

Sự thật thì “ngải cứu có phải là rau tần ô không? Câu trả lời là “KHÔNG”. Ban đầu, nếu bạn thoạt nhìn thì chúng có hình dáng bên ngoài khá giống nhau. Nhưng nếu bạn chịu để ý kỹ thì có thể nhìn thấy được những điểm khác nhau của 2 loài cây này.

Hơn nữa, cây ngải cứu và tần ô cũng có mùi vị và công dụng hoàn toàn khác nhau. Đặc biệt, tần ô là một loại rau dùng để nấu ăn, nấu canh,…. tốt cho sức khỏe. Còn ngải cứu lại là cây thuốc nam dùng để chữa trị nhiều căn bệnh thường gặp trong cuộc sống.

Nhận biết rau tần ô với cây ngải cứu

Cây ngải cứu cũng thuộc họ cúc. Đây là lý do dễ gây hiểu nhầm giữa rau tần ô với cây ngải cứu. Ngải cứu là loài cây trồng sống lâu năm, phát triển tối đa, cây có thể cao lên tới 50 cm. Ngải cứu có thể sống trong mọi thời tiết nhưng thích hợp nhất là các vùng có môi trường khí hậu ẩm ướt.

Trong tự nhiên, mọi người có thể nhận biết rau tần ô với cây ngải cứu qua: Lá của rau ngải cứu có màu hơi tím hoặc lục sẫm (màu bạc), viền lá hình răng cưa, mặt bên dưới có phủ một lớp lông mịn. Đặc biệt, điểm dễ phân biệt giữa rau ngải cứu và rau tần ô là mùi vị, ngải cứu có mùi thơm nồng, khá cay và vị đắng.

nhận biết rau tần ô với cây ngải cứu
Nhận biết rau tần ô với cây ngải cứu

Cây ngải cứu còn gọi là cây gì? Cây ngải cứu có phải rau tần ô?

Cây ngải cứu còn có tên gọi là cây thuốc cứu, rau ngải cứu, cây ngải cứu ven sông, cúc cỏ dại, cây ngải dại. Hơn nữa, cũng tùy vùng miền mà cây thuốc có tên gọi khác nhau. Ở dân tộc Tày, mọi người gọi ngải cứu là nhả ngải. Ở dân tộc H’mông thì cây thuốc được gọi là quá sú. Riêng ở Thái, ngải cứu được gọi là cỏ linh li hay ở miền nam còn gọi là cây ngải điệp.

Đồng thời, trong khoa học cây ngải cứu còn có tên là Artemisia Vulgaris. Chúng thuộc họ Cúc Asteraceae. Cây có thân thẳng, có rãnh, phân nhánh, màu xanh bạc, chiều cao khoảng 30 – 50 cm, sống lâu năm. Lá ngải cứu mọc so le, xẻ hình lông chim.

Các lá mọc từ gốc, có thể dài 5 – 20cm với cuống lá dài. Lá trên thân thì nhỏ hơn, dài tầm 5 – 10cm, ít phân chia và có cuống lá ngắn. Các lá ngải cứu trên cùng nhỏ và hầu như không có cuống lá. Hơn nữa, mặt trên của lá có màu lục sẫm, mặt dưới phủ đầy lông nhung màu trắng.

Hoa ngải cứu có màu vàng nhạt, mọc thành chùm kép ở đầu cành với các cụm hoa nhỏ hình đầu. Cây thường ra hoa từ đầu mùa hè đến đầu mùa thu.

Cây ngải cứu cho quả dạng bế, nhỏ, không có túm lông. Rễ cây dạng sợi, thân rễ rộng. Ngải cứu có 2 loại là ngải cứu trắng và ngải cứu tía (ngải cứu tím). . Cây ngải cứu có mùi thơm, vị đắng, hơi cay. Cây thường sống ở những vùng đất ẩm ướt, mọc theo đám.

Ngải cứu là loài cây có nguồn gốc ôn đới từ các khu vực Châu Âu, Châu Á, Bắc Phi, Alaska, Bắc Mỹ. Ở Việt Nam, cây thường mọc hoang tại các vùng miền núi thuộc những tỉnh như Lào Cai, Yên Bái, Lai Châu, Lạng Sơn, Hòa Bình, Hà Giang,… Ngày nay, ngải cứu còn được người dân trồng nhiều trong các vườn gia đình hoặc các vườn thuốc.

cây ngải cứu còn gọi là cây gì
Cây ngải cứu còn gọi là cây gì?

Thành phần hóa học có trong cây ngải cứu là gì?

Qua kết quả nghiên cứu y học cho thấy, toàn bộ cây ngải cứu chứa tinh dầu (khoảng 0.2 – 0.34%). Thành phần chủ yếu của tinh dầu ngải cứu là các monoterpen và sesquiterpene, gồm có 1.8‑cineol, camphor, terpinen 4‑O‑l, β‑pinen, (–)‑borneol, mycren, vulgrin, không có hoặc có ít thuyon.

Bên cạnh đó, trong cây ngải cứu còn chứa flavonoid (3-flavonol luterosid), triterpene (fermenol), hợp chất màu indigo – base, cùng các acid amin, cineol, tetradecatrilin, tricosanol, arachyl alcol, adenin, cholin.

Cây ngải cứu sử dụng để làm gì?

Trong dân gian từ trước đến nay, cây ngải cứu thường được dùng để chế biến món ăn, giã nát dùng bôi trực tiếp lên cơ thể. Hoặc ngải cứu còn được dùng làm điếu ngải để chữa nhiều căn bệnh thường gặp trong cuộc sống.

  • Cây ngải cứu điều hòa kinh nguyệt ở phụ nữ

Dùng 10g ngải cứu khô rửa sạch, sắc với 200ml nước. Đun sôi để lửa nhỏ, cô cạn còn 100ml, lấy làm nước uống trong ngày, ngày uống 2 lần.

  • Cây ngải cứu an thai

Các mẹ bầu có thể dùng ngải cứu sắc làm nước uống như trên hoặc có thể đi kèm kết hợp với lá tía tô để nấu nước uống đều được.

  • Cây ngải cứu dùng sơ cứu vết thương

Dùng lá ngải cứu rửa sạch, đem giã nát với một chút muối rồi đắp lên vết thương để cầm máu. Ngoài ra, cây ngải cứu còn dùng để chữa các bệnh như đau thần kinh tọa, đau lưng, đau khớp xương, đau đầu, suy nhược cơ thể,…

cây ngải cứu sử dụng để làm gì
Cây ngải cứu sử dụng để làm gì?

Rau tần ô là rau gì?

Rau tần ô còn có nhiều tên gọi khác là rau cải cúc, đồng cao, xuân cúc, cúc. Loài cây này có nguồn gốc từ khu vực Đông Á và Địa Trung Hải. Rau tần ô có thể trồng và thu hoạch quanh năm. Đây được xem là một loại rau, thực phẩm ăn hằng ngày.

Rau tần ô có thể dùng chế biến thành nhiều món ăn ngon, bổ dưỡng như nấu canh, xào, làm rau nhúng lẩu,… Đồng thời, nhiều người còn trồng rau tần ô để hái hoa, hái lá làm trà khô, sử dụng hãm nước uống.

Các công dụng của rau tần ô đối với sức khỏe

Về phía y học, rau tần ô có hàm lượng dinh dưỡng phổ biến, đa dạng với các loại vitamin A, B, C, E và K, cùng nhiều dưỡng chất như chất xơ, kẽm, sắt, chất béo, đường, các loại axit amin, prolin, lysin, analin, glutamic, selen, threonin, aspartate, tinh dầu thơm. Vì vậy mà việc dùng rau tần ô mỗi ngày rất tốt cho sức khỏe.

Rau tần ô với các đặc tính không độc, vị ngọt, tính mát, thơm, hơi đắng, the. Trong đông y, loại rau này có công dụng bình can bổ thận, lưu thông khí huyết, cải thiện trí nhớ, hỗ trợ điều trị mất ngủ, tiểu tiện nhiều lần, ho nhiều đờm, chứng bất an, hồi hộp, hạ huyết áp.

Cây ngải cứu có phải rau tần ô? Qua bài viết trên thì chắc hẳn các bạn đã có đáp án cho mình rồi phải không ạ! Đây hoàn toàn là hai cây khác nhau nhưng đều có công dụng tốt trong y học và mỗi loại đều có mỗi công dụng riêng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *