Sài đất là một loại cỏ thảo dược mọc hoang khá phổ biến ở vùng nhiệt đới. Ngoài dùng làm rau ăn, từ lâu loại cỏ này đã được xem là một vị thuốc có tác dụng chữa nhiều loại bệnh. Vậy thực hư cây sài đất có tác dụng gì? Hãy cùng thảo dược Đức Thịnh đi sâu tìm hiểu để biết rõ hơn nhé.
Sài đất là cây gì?
Cây sài đất hay còn gọi là cúc nháp hoặc cây húng trám. Cây có tên khoa học là wedelia chinensis (osbeck) Merr, thuộc họ hoa Cúc Asteraceae. Cây được gọi là húng tràm bởi vì khi nhai cây này thì có vị như rau húng, còn có mùi giống như mùi quả trám nên được gọi với cái tên là húng trám.
Là cây thân thảo, có màu xanh và lá dính sát vào thân, mọc đối nhau. Trên mép của lá có những răng cưa nhỏ, có lông trên bề mặt của lá. Đây là một loại cây mọc bò trên mặt đất, khi thân mọc lan tới đâu thì rễ cũng mọc tới đó để bám trên mặt đất. Hoa có màu vàng tươi và mọc thành từng cụm.
Cách nhận biết cây sài đất
Chúng ta cần phải biết cách nhận biết cây sài đất với những loại cây gần giống với nó để sử dụng điều trị bệnh hiệu quả. Ngoài tự nhiên có rất nhiều cây có hình dáng gần giống với cây sài đất khiến mọi người dễ bị nhầm lẫn.
Cây lỗ địa cúc
Đây là một loại cây cũng thuộc họ Cúc, có tên khoa học là wedelia prostrata. Hình dáng của cây rất giống cây sài đất nhưng phần lá ngắn hơn, phần hoa thì mỏng và có màu nhạt hơn cây sài đất.
Cây sài đất giả
Đây là loại cây thân thảo, tên khoa học là lippa nodiflora. Cành cây gần gần giống hình vuông, trên thân cây được phủ bằng một lớp lông mỏng. Chúng ta có thể phân biệt loại cây này với sài đất vì hoa của cây này màu xanh nhạt và lá có nhiều răng cưa hơn.
Thành phần chứa trong sài đất
Toàn bộ cây sài đất có chứa các hợp chất wedelolacton, caroten, flavonoid, tanin, saponin, terpenoid, steroid, đường và các muối vô cơ. Đây là những hoạt chất này giúp cho sài đất có giá trị dinh dưỡng và tác dụng điều trị bệnh.
Cây sài đất có tác dụng gì?
Cây sài đất có tác dụng gì? Vị thuốc này đã được chứng minh có nhiều tác dụng rất tốt đối với một số bệnh lý ở người, nhưng các nghiên cứu đa phần ở mức thử nghiệm trên động vật mà chưa có nghiên cứu lâm sàng trên người. Và đây là một số tác dụng đã chứng minh:
Điều trị các bệnh ngoài ra
Cây sài đất có chứa một lượng lớn các thành phần phenolic, có tác dụng điều trị viêm. Vì vậy, đã có nhiều nghiên cứu về tác dụng chữa lành vết thương của cây sài đất. Các kết quả cho thấy, đây là một vị thuốc rất hữu ích trong điều trị bệnh ngoài da.
Bên cạnh đó, dịch chiết từ lá tươi của cây sài đất đã được các bác sĩ ở Ấn Độ dùng ngoài để điều trị các bệnh về da, viêm da, mụn trứng cá và chàm.
Tác dụng kháng viêm, giảm đau
Kết quả nghiên cứu cho thấy cây sài đất có tác dụng giảm đau, kháng viêm trên mô hình động vật tương đương với các loại thuốc giảm đau như aspirin, indomethacin, morphine. Tác dụng này còn được cho là do các hoạt chất triterpenoid, flavonoid, steroid,..
Tác dụng nhuộm màu tự nhiên
Lá cây sài đất được dùng để nhuộm tóc màu xám và cải thiện rụng tóc. Nước ép của thảo dược này được dùng để xăm, màu được tạo ra là một màu xanh đen không thể xóa được. Còn phần gốc giã nát được dùng làm thuốc nhuộm đen.
Tác dụng bảo vệ gan
Thảo dược này được dùng phổ biến do tác dụng bảo vệ gan. Tác dụng này là do các hợp chất wedelolactone và demethylwedelolactone (dẫn xuất coumestans) có chứa trong cây. Do đó, cây sài đất còn được dùng như một thành phần chính trong một số công thức dược phẩm chống độc gan.
Đối với phụ nữ
Trong sài đất có chứa isoflavanoid, được dùng để hỗ trợ điều trị xuất huyết tử cung và rong kinh. Loãng xương ở phụ nữ xảy ra chủ yếu do thiếu hụt estrogen sau khi mãn kinh. Các nghiên cứu trên mô hình của chuột cho thấy isoflavone làm giảm sự thiếu hụt estrogen ở chuột bị cắt bỏ đi buồng trứng. Do đó, có tác dụng chống loãng xương đối với phụ nữ mãn kinh.
Đồng thời, các nghiên cứu gần đây còn cho thấy cây sài đất có tác dụng kháng khuẩn, chống oxy hóa, điều trị bệnh tiền liệt tuyến, bảo vệ niêm mạc dạ dày, giảm lo âu và viêm khớp tự miễn.
Bên trên chúng tôi đã giúp bạn giải đáp câu hỏi “ cây sài đất có tác dụng gì?”. Mong rằng sau bài viết này sẽ giúp bạn bổ sung thêm kiến thức về cây thuốc nam, để đưa những lựa chọn bảo vệ tốt cho sức khỏe của mình.