Tầm gửi trên cây gạo là một loài tầm gửi được giới y học quan tâm nhiều nhất từ trước đến nay. Bởi không chỉ tốt cho sức khỏe mà dược liệu này còn có khả năng trị được bệnh rất tốt. Để hiểu rõ hơn về cây tầm gửi sống trên cây gạo có tác dụng gì? Đức Thịnh mời bạn đọc theo dõi bài viết sau đây nhé!
Cây tầm gửi trên cây gạo
Cây tầm gửi trên cây gạo là loài sống ký sinh, sống nhờ trên thân cây gạo. Trong dân gian, cây tầm gửi còn được gọi là cây chùm gửi, cây tằm gửi. Trong khoa học, tầm gửi trên cây gạo có tên là Taxillus chinensis, thuộc họ tầm gửi (Loranthaceae).
Khu vực phân bố
Cây tầm gửi trên cây gạo thì sẽ phân bố ở các khu vực có cây gạo. Mà cây gạo là loài cây vùng nhiệt đới. Ở nước ta, cây gạo có nhiều nhất ở tỉnh Nam Định.
Bộ phận dùng
Toàn cây tầm gởi trên cây gạo bao gồm thân, lá và cành nhỏ của cây đều được dùng làm thuốc. Nhưng theo kinh nghiệm những lá to và dầy, không mục nát thì tốt hơn những lá mỏng, nhỏ.
Cách chế biến và thu hái
Do loài tầm gửi này mọc ký sinh trên thân cây gạo nên được thu hái quanh năm. Bởi cây gạo mọc tốt quanh năm và mùa đông cây cũng không bị rụng lá. Vì vậy nên, cây tầm gửi mọc ký sinh trên cây gạo sẽ có thể hút chất dinh dưỡng quanh năm mà phát triển tốt. Khi tiến hành thu hái, người dân sẽ chặt cả cành và lá về. Băm nhỏ và phơi khô dược liệu tự nhiên để làm thuốc.
Thành phần hóa học có trong cây tầm gửi trên cây gạo
Qua nhiều nghiên, các nhà khoa học cho biết, trong cây tầm gửi trên cây gạo có nhiều dược chất quý. Trong đó, bao gồm flavonoid, saponin, couramin, trans-phytol, alpha-tocopherol quinone, afzeline, quercitrin, catechin, quercituron, acid hữu cơ, đường khử, chất béo, steroid và polysarcarid.
Đặc biệt, catechin là thành phần hoạt chất có tác dụng ngăn chặn sự hình thành sỏi canxi, rất tốt cho các bệnh nhân bị sỏi thận, sỏi bàng quang, sỏi tiết niệu.
Cách dùng, liều dùng cây tầm gửi trên cây gạo
Liều lượng 20 – 30g/ngày. Dược liệu có thể dùng dưới dạng thuốc sắc, đun uống trong ngày.
Sự thật cây tầm gửi sống trên cây gạo có tác dụng gì?
Trong y học cổ truyền nói chung, cây tầm gửi trên cây gạo có vị hơi chát, mùi thơm, tính bình, quy vào 2 kinh cạn và thận. Riêng về y học cổ truyền Trung Quốc, dược liệu này là vị thuốc bổ dương, tráng thận, mạnh gân cốt.
Còn theo y dược điển Việt Nam, cây tầm gửi trên cây gạo có tác dụng “Ấm đắng mà hạ khí, giảm bại tê, lợi gân xương, ích thận, huyết mạch thông thương, hết nhức mỏi, dạ dày tiêu hóa”. Dược liệu được nhận định với những tác dụng chủ đạo đó là:
- Bồi bổ, lưu thông khí huyết, giúp dễ ngủ, điều trị cao huyết áp.
- Giảm đau dạ dày, tăng cường chức năng thận.
- Hỗ trợ phục hồi chức năng thận ở các bệnh nhân bị suy thận.
- Tác dụng điều trị sỏi thận, phù thận.
- Điều trị viêm cầu thận, sỏi bàng quang, sỏi đường tiết niệu.
- Tác dụng thanh nhiệt, giải độc, mát gan, giải rượu cực hay.
- Điều trị phong thấp, đau lưng, mỏi gối, tê bại.
- Sử dụng tốt cho các bệnh nhân bị mắc các bệnh về xương khớp, phong tê thấp,…
- Giúp lợi sữa, an thai, điều trị bệnh hậu sản ở phụ nữ sau sinh.
Cây tầm gửi trên cây gạo hỗ trợ điều trị bệnh thận
Theo nghiên cứu của GS.TS Phạm Thanh Kỳ, nguyên là hiệu trưởng Đại học Dược Hà Nội: Trong dịch chiết ethanol của tầm gửi trên cây gạo có hoạt chất catechin, có tác dụng hỗ trợ ngăn chặn hiệu quả sự hình thành sỏi canxi, giúp điều trị sỏi tiết niệu, thận, bàng quang rất tốt.
Đối tượng sử dụng cây tầm gửi trên cây gạo
Vậy thì cây tầm gửi sống trên cây gạo có tác dụng gì? Chuyên mục bên trên chúng tôi đã trả lời đến bạn đọc. Vậy thì ai, các đối tượng nào nên và được sử dụng dược liệu này là tốt nhất.
- Người bị suy giảm chức năng thận hoặc bị suy thận.
- Các bệnh nhân bị bệnh sỏi thận, sỏi tiết niệu, sỏi bàng quang.
- Người bị bệnh viêm cầu thận cấp và mãn tính.
- Người bị suy giảm chức năng gan do dùng thường xuyên hoặc quá nhiều bia rượu.
- Người mắc các bệnh về xương khớp, phong tê thấp
- Người cao tuổi chân tay tê lạnh, đau mỏi xương khớp.
- Dùng cho phụ nữ sau khi sinh
Cây tầm gửi sống trên cây gạo có tác dụng là gì? Chắc hẳn bạn đọc đã tìm thấy câu trả lời ở bài viết này rồi đúng không ạ! Hãy cùng Đức Thịnh chia sẻ bài viết nếu bạn thấy hay và ý nghĩa nhé! Chân thành cảm ơn các bạn đã đọc và theo dõi bài viết của chúng tôi nhé!