Nhắc đến cây tầm gửi chắc hẳn ai cũng biết. Tuy nhiên, có tác dụng trị bệnh hay không? Dùng trị bệnh gì? Điều này còn tùy thuộc vào cây chủ mà tầm gửi sống nhờ. Hôm nay, Đức Thịnh sẽ chia sẻ bài viết về cây tầm gửi trên cây khế, để bạn đọc hiểu rõ hơn nhé!
Tầm gửi trên cây khế là gì?
Trước khi bước vào giải đáp vấn đề, tầm gửi trên cây khế là gì? Chúng ta sẽ tìm hiểu sơ lược chung về cây tầm gửi. Mistletoe là tên tiếng anh của cây tầm gửi. Danh xưng của loài cây này bắt nguồn từ thực tế, tầm gửi thường xuất hiện ở những nơi chim muông để lại chất thải.
Theo thông tin dịch trong tiếng Anglo – Saxon, tầm gửi có nghĩa là “phân trên cành cây”. Trong tiếng Hy Lạp, tên của loài cây này thật sự cũng không mấy hay lắm: Phoradendron, nghĩa là “kẻ trộm trên cành cây”.
Tầm gửi với đặc điểm là loài sinh vật sống theo hình thức ký sinh trên cây khác. Đặc biệt, để hút chất dinh dưỡng, sinh trưởng, rễ của tầm gửi phải đâm sâu vào vỏ thân cây chủ. Ở một số trường hợp, tầm gửi có thể giết chết cây chủ để lấy dinh dưỡng khi số lượng của chúng quá nhiều.
Hơn nữa, với tốc độ phát tán, lây truyền của tầm gửi cực nhanh, nhất là tầm gửi lùn. Rõ ràng, khi quả tầm gửi chín, chúng sẽ nổ tung và bắn các hạt đi xa trong tầm bán kính tới 15m, bám vào các cây khác. Từ đây, hạt tầm gửi nảy mầm và bắt đầu một chu trình sống mới.
Cũng như vậy, chúng ta có thể hiểu chính xác rằng, tầm gửi trên cây khế là do hạt tầm gửi từ các quả tầm gửi chín bung, bắn và bám vào thân cây khế đã nảy mầm và sinh trưởng thành cây mới.
Tác dụng của cây tầm gửi trên cây khế là gì?
Tùy theo từng trường hợp cây chủ mà tầm gửi ký sinh, chúng sẽ có những tác dụng khác nhau. Tuy nhiên, phần lớn tác dụng của cây tầm gửi nói chung, cây tầm gửi trên cây khế nói riêng sẽ có tác dụng hỗ trợ điều trị trong những trường hợp bệnh như phong thấp, giảm đau nhức xương khớp, cơ nhục do phong thấp hoặc chấn thương, té ngã, tăng huyết áp, rối loạn tâm thần,…
Ở một số loài tầm gửi khác còn có tác dụng an thai, lợi sữa sau sinh,… Hơn nữa, theo y học hiện đại thì tầm gửi cũng có tác dụng chống viêm, giảm đau, chống oxy hóa và bảo vệ gan rất tốt. Cụ thể bên dưới đây là một số tác dụng chính ở các loài tầm gửi thường gặp.
Cây tầm gửi trên cây dâu tằm
Tầm gửi sống trên cây dâu tằm có tên gọi khác là tang ký sinh, có vị đắng, tính bình, quy vào 2 kinh can, thận. Trong đông y, cây tầm gửi trên cây dâu tằm thường được sử dụng làm các bài thuốc chữa đau nhức thần kinh, trừ phong thấp, mạnh gân cốt, dùng tốt cho trường hợp chức năng can thận kém dẫn đến đau lưng mỏi gối.
Đối với các trường hợp bệnh này, các thầy thuốc trong đông y thường dùng bài thuốc: Tầm gửi trên cây dâu 18g, phòng phong, đỗ trọng, ngưu tất, đương quy, độc hoạt, tần cửu, bạch thược, mỗi vị 9g, kết hợp tế tân 3g, sinh địa 15g, đảng sâm, phục linh, mỗi vị 12g và nhục quế 1.5g, cam thảo 6g.
Với bài thuốc này, các bệnh nhân sẽ đem sắc với nước, chia làm 3 lần uống trong ngày, trước bữa ăn. Hoặc bài thuốc này cũng có thể bào chế dạng thuốc hoàn hoặc ngâm rượu. Công năng chính của bài thuốc đối với người dùng là trừ phong thấp, bổ khí huyết, ích can thận.
Mặt khác, để trị chứng mất ngủ, hồi hộp thì bạn có thể dùng bài thuốc: Cây tầm gửi trên dâu tằm, thảo quyết minh (sao vàng), mỗi vị 32g, kết hợp thiên ma, câu đằng, chi tử, hoàng cầm, đỗ trọng, mỗi vị 12g và dây hà thủ ô đỏ, bạch linh, mỗi vị 20g, cùng ngưu tất, ích mẫu, mỗi vị 16g.
Tương tự bài thuốc này đem sắc nước, chia làm 3 lần uống trong ngày, trước mỗi bữa ăn. Bài thuốc này dùng tốt cho người cao tuổi vào thời điểm giao mùa, giúp dưỡng tâm, an thần, ngủ ngon, ổn định huyết áp hiệu quả.
Cây tầm gửi trên cây chanh
Theo ghi nhận từ y học thì tầm gửi trên cây chanh có tác dụng trị ho khan, ho có đờm đặc. Nhưng để phát huy hiệu quả tốt nhất bạn nên kết hợp dược liệu này với trần bì, tang bạch bì, xạ can, mạch môn,… dùng dưới dạng sắc nước, siro, viên ngậm. Bài thuốc ứng dụng được cho cả trẻ em và người lớn, nhưng đối với trẻ em sẽ có sự điều chỉnh liều lượng phù hợp.
Cây tầm gửi trên cây cúc tần
Tầm gửi trên cây cúc tần cho hạt, nổi tiếng với tác dụng chữa liệt dương, tiểu dầm. Với bài thuốc hạt tơ hồng (thỏ ty tử) 8g, thục địa 16g, kết hợp lục giác giao, đỗ trọng, mỗi vị 12g và kỷ tử, nhục quế, mỗi vị 10g, cùng với sơn thù du, phụ tử chế, đương quy, mỗi vị 8g. Dùng các vị thuốc này sắc nước uống, mỗi ngày với lượng thuốc tương tự, uống sau mỗi bữa ăn.
Cây tầm gửi trên cây mít
Cây tầm gửi sống trên cây mít có tác dụng to lớn trong việc điều trị chứng sốt rét vãng lai (có nghĩa là lúc sốt cao, lúc rét lạnh). Đối với trường hợp bệnh này, chúng ta có thể kết hợp với những vị thuốc như: Thanh hao, sài hồ, hoàng cầm, thảo quả, binh lang,…
Cách dùng cây tầm gửi trên cây khế chữa bệnh
Tầm gửi với tác dụng chính là trị các bệnh về xương khớp như đau nhức xương khớp, bong gân,…Dược liệu được dùng chữa bệnh đơn giản như sau:
Tầm gửi trên cây khế sau khi thu hoạch về mang rửa sạch, để ráo, giã nát, trộn đều cùng với nước vo gạo. Sau đó, đem hỗn hợp xào nóng lên, để nguội giảm bớt độ nóng, dùng đắp lên chỗ đau, bong gân,…
Hay dùng tầm gửi trên cây khế cùng tầm gửi trên cây ruối, rau má, mỗi vị 20g và thêm lá hẹ, lá bạc hà, mỗi vị 10g. Bài thuốc này đem sắc nước uống, giúp chữa ho, hen sữa ở trẻ nhỏ rất tốt.
Cây tầm gửi trên cây khế là gì? Sử dụng tầm gửi trên cây khế có tác dụng gì? Tác dụng của cây tâm gửi sẽ tùy thuộc vào loài cây chủ mà nó ký sinh, sẽ có những tác dụng riêng biệt. Vì vậy mà việc nắm rõ tác dụng từng cây tầm gửi trong từng trường hợp bệnh là điều vô cùng cần thiết. Hy vọng, qua bài viết này, bạn đọc đã tìm thấy câu trả lời hợp lý và đúng đắn nhất cho mình rồi đúng không ạ!
Chị cho Em hỏi cây tầm gửi trến cây khê ngâm rượu uống có ảnh hưởng gì kg có tốt cho cơ thể kg ạ
Dạ tầm gửi sống trên cây khế sử dụng không tốt bằng tầm gửi trên cây gạo, cam, chanh, bưởi ạ
Nhà mình có cây khế chua to, cây tầm gửi đặp hết cả cây luôn
ôi tiếc quá ạ