Cây vòi voi có uống được không? Bởi có nhiều thông tin cho rằng cây vòi vòi chỉ được sử dụng để chữa các bệnh ngoài da và không thể uống được từ thảo dược này được. Vì nghe đồn trong cây thuốc có một số chất độc hại gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người uống.
Vậy cây vòi voi có uống được không? Hãy cùng Thảo dược Đức Thịnh theo dõi bài viết dưới đây để giải đáp cho câu hỏi này nhé!
Cây vòi voi có uống được không?
Theo y học cổ truyền thì cây vòi voi là một loại thảo dược thuộc tính mát, có mùi hăng, vị đắng nhẹ, hơi the, tác động đến 3 kinh tỳ, thận, đại tràng.
Tác dụng chính của cây vòi voi là sát khuẩn, chống viêm và giảm đau. Nên người ta thường sử dụng cây vòi voi trong các trường hợp phong thấp hay viêm gân do chấn thương là chủ yếu.
Không chỉ thế, trong dân gian cũng sử dụng cây vòi voi để chữa đau nhức xương khớp tại lưng gối và điều trị loét cổ họng bạch hầu, viêm tinh hoàn, viêm mủ màng phổi, viêm phổi, tiêu chảy, lị, nhọt sưng tấy, viêm mủ da.
Đồng thời, các nghiên cứu của y học hiện đại cũng cho thấy, trong cây vòi voi có một lượng lớn heliotrin – do hoạt chất alcaloid pyrolizidin tạo thành, dễ dàng gây ra ung thư.
Tuy nhiên, trong cây vòi voi lại có 2 hoạt chất indixin và indixin N-oxyd có tác dụng ức chế khối u phát triển. Nên các bác sỹ rất thận trọng khi sử dụng loại dược liệu này.
Cây vòi voi uống được, nhưng phải sử dụng đúng liều lượng mà bác sĩ quy định, nếu không sẽ gây ra hiệu quả khôn lường, bởi những chất độc trên.
Để biết được liều lượng sử dụng cây vòi voi như thế nào, thì hãy cùng xem phần kế tiếp của bài viết.
Hướng dẫn cách sử dụng cây vòi voi an toàn mà hiệu quả
Theo lương y Nguyễn Đức Thịnh, bài thuốc dùng cây vòi voi trị bệnh theo những định lượng tương ứng như sau:
Cách dùng cây vòi voi chữa viêm phổi, viêm mủ màng phổi:
Dùng 60g cây vòi voi tươi rửa sạch rồi ngâm với muối loãng, mới được đem đi đun sôi trong nước và uống với mật ong.
Hoặc lấy 60-120g lá cây vòi voi tươi giã nát, lấy dịch pha với mật ong uống.
Cách dùng cây vòi voi chữa sưng amygdal:
Dùng lá cây vòi voi tươi, cũng rửa sạch và ngâm qua dung dịch muối loãng 15 phút, rồi mới say ra và lọc lấy dịch súc miệng, mỗi ngày làm 4-6 lần.
Cách dùng cây vòi voi chữa phong thấp, viêm gân do chấn thương:
Lấy 300g cây vòi voi khô, 200g rễ nhàu rừng, 150g củ bồ bồ, 100g cỏ mục. Đem tất cả thảo dược sao vàng rồi tán nhuyễn thành bột và vò ra viên bằng hạt tiêu. Mỗi lần uống 20-30 viên, ngày sử dụng 2-3 lần.
Hoặc lấy 500g cây vòi voi tươi cũng rửa sạch và ngâm với muối loãng, rồi mới chặt thành từng đoạn nhỏ, sau đó giã nát bỏ vào chảo sao nóng với dấm. Gói thuốc vào 1 miếng vải sạch đem buộc vào vùng bị phong thấp, chấn thương.
Cách rượu ngâm cây vòi voi để trị đau nhức xương khớp:
Lấy 1 nắm cây vòi voi đem ngâm cùng với rượu khoảng 1 tháng hoặc cho đến khi rượu thành màu vàng.
Sau đó, lấy rượu này đắp vào vùng bị đau nhức xương khớp để giảm sưng đau rất hiệu quả.
Nếu vết đau đã làm mủ rồi, thì rượu cây vòi voi không có tác dụng làm tan mủ nhưng cũng có thể làm bớt sưng tấy và ngăn không cho mủ lan rộng hơn.
Cách đắp cây vòi voi chữa viêm da cơ địa:
Dùng 1 nắm cây vòi voi tươi đem giã nát, rồi đắp lên vùng da bị viêm trong 30 phút. Làm 2 lần mỗi ngày, thực hiện liên tục trong vòng 10 ngày sẽ có chuyến biến tích cực.
Một số lưu ý khi dùng cây vòi voi
Theo lương y Nguyễn Đức Thịnh, việc sử dụng cây vòi voi trị bệnh khá đơn giản và tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên, nếu dùng cây vòi voi không đúng cách sẽ rất nguy hiểm, chẳng hạn như:
Trong cây vòi voi hoạt chất alkaloid có độc tính với gan. Nếu dùng quá liều lượng, chúng có thể hủy hoại tế bào gan, đồng thời gây đau bụng, tiêu chảy, xuất huyết, ung thư…
Một hoạt chất khác trong thảo dược này cũng có thể gây sảy thai ở phụ nữ. Do đó, phụ nữ đang mang thai tuyệt đối không nên sử dụng cây thuốc này để chữa bệnh.
Từ những thông tin trên, bạn đã biết cây vòi voi có uống được không và cách sử dụng loại thảo dược này rồi. Mong rằng những thông tin này sẽ hữu ích đối với nhiều người.