Dạo gần đây, nhiều người dùng thắc mắc cây xương khỉ có phải là cây hoàn ngọc không do đặc điểm hình dáng bên ngoài của hai loại cây này rất giống nhau. Không biết nếu sử dụng nhầm thì có gây hại gì đến sức khỏe hay không?
Để giải đáp thắc mắc cho câu hỏi này, Thảo dược Đức Thịnh mời bạn theo dõi bài viết sau đây nhé!
Thiên nhiên ưu đãi cho nước ta nguồn tài nguyên dược liệu khá dồi dào, trải qua hàng nghìn năm lịch sử, kho tàng tri thức về chữa bệnh bằng cây cỏ ở Việt Nam ngày một phong phú về chủng loại, công dụng và cả tên gọi.
Cũng vì sự đa dạng đó mà cũng có nhiều loại thảo dược có nét tương đồng nhau về đặc điểm hình dáng và cách gọi tên. Thực tế có khá nhiều người hay nhầm lẫn giữa cây thuốc này với cây thuốc kia, nếu không biết phân biệt sẽ dễ sử dụng lầm và gây thiệt hại đến sức khỏe. Đơn cử như thời gian gần đây, có nhiều người cho rằng cây xương khỉ là cây hoàn ngọc. Vậy có phải chúng là cùng một loại hay không?
Cây xương khỉ có phải là cây hoàn ngọc không?
Trả lời cho câu hỏi cây xương khỉ có phải là cây hoàn ngọc không, Thảo dược Đức Thịnh xin khẳng định rằng cây xương khỉ không phải là cây hoàn ngọc, chúng khác nhau hoàn toàn về hình dáng lẫn công dụng. Nguyên nhân của sự nhầm lẫn này là do một trong những tên gọi của hai loại cây này có nét tương đồng nên mới dễ bị hiểu nhầm.
Thực chất, cây hoàn ngọc còn được gọi là cây con khỉ, bởi giống nhau từ “khỉ” cho nên mới hay bị nhầm là cùng một loại. Tuy nhiên một loại được gọi là “Xương khỉ” và một loại khác là cây “Con khỉ”, cho nên cần lưu ý để tránh hiểu sai.
Ngoài ra, lá của 2 loại thảo dược này cũng hơi giống nhau, nhưng nếu nhìn kỹ sẽ thấy được những điểm khác biệt.
Đặc điểm khác nhau giữa cây xương khỉ và cây hoàn ngọc
Về đặc điểm hình dáng của cây xương khỉ và cây hoàn ngọc
Cây xương khỉ
Cây xương khỉ có tên khoa học là Clinacanthus nutans, là một loại cây thân thảo, thân nhỏ như chiếc đũa, cao tới 2,5 mét.
Thân cây có màu xanh lục, thẳng đứng và hình trụ. Lá của nó có màu xanh lục, hình mác với đầu nhọn và gốc tròn, dài từ 8–12cm và rộng 4–6 cm. Hoa của nó có màu đỏ hoặc hồng, hình chùy, với những cánh hoa hình ống dài khoảng 3,5 cm và rũ xuống.
Ở một số nơi, cây xương khỉ còn được gọi với các tên như cây bìm bịp, cây mảnh cộng hay cây bách giải.
Cây hoàn ngọc
Cây hoàn ngọc có 2 loại, tên khoa học là Pseuderanthemum bracteatum (Cây hoàn ngọc trắng) và Pseuderanthemum palatiferum Radlk (Cây hoàn ngọc đỏ).
Cây hoàn ngọc thuộc dạng cây bụi, cao từ 0,6 – 2m, sống lâu năm. Khi cây còn non thì thân trơn nhẵn, màu hơi vàng hồng, lá đơn, mọc đối xứng, cuống lá dài, phiến lá hình mũi mác.
Đối với cây hoàn ngọc đỏ, lá lúc còn non ở ngọn có màu nâu, hoặc hơi vàng đỏ, bề mặt lá có lông mịn. Lá già có màu xanh đậm, mặt dưới xanh nhạt, hoa mọc ở kẻ lá hoặc đầu cành, có màu trắng pha tím nhạt.
Cây hoàn ngọc còn có những tên gọi khác như cây con khỉ, cây xuân hoa, nhật nguyệt, tu lình, trạc mã, cây mặt quỷ.
Về tác dụng của cây xương khỉ và cây hoàn ngọc
Tác dụng của cây xương khỉ
Theo các nghiên cứu y học, cây xương khỉ có vị ngọt, tính bình, chứa nhiều vitamin, khoáng chất, tanin, flavon, glycosind…cây có vị ngọt, tính bình, được dùng để hỗ trợ điều trị một số bệnh sau:
- Hỗ trợ điều trị các bệnh ung thư: ung thư phổi, ung thư gan, ung thư vú…
- Hỗ trợ điều trị bệnh viêm gan, sơ gan mãn tính, vàng da.
- Hỗ trợ điều trị phong thấp, đau nhức xương khớp.
- Giúp xương chóng liền khi bị gãy.
- Giúp thanh nhiệt, giải độc cơ thể.
Tác dụng của cây hoàn ngọc
Theo nghiên cứu, cây hoàn ngọc có vị đắng ngọt, là loại thảo dược không có độc tố.
Cây hoàn ngọc dùng để chữa các bệnh như: Chữa rối loạn tiêu hóa, viêm loét dạ dày, tá tràng, xuất huyết tiêu hóa, trĩ nội; hỗ trợ cầm máu, lở loét.
Ngoài ra, loại thảo dược này còn hỗ trợ điều trị các chứng bệnh như gan nhiễm mỡ, u xơ, tiểu đường, huyết áp cao; hạn chế sự phát triển của khối u; điều trị rối loạn tiêu hóa, đau dạ dày và đường ruột.
Cách sử dụng cây xương khỉ và cây hoàn ngọc đúng cách
Cách dùng cây xương khỉ mang lại hiệu quả cao
Xương khỉ tươi thì thường giã nhuyễn pha với nước uống. Đối với sản phẩm cây xương khỉ khô thì hãm với nước ở nhiệt độ thích hợp rồi uống như trà.
Ngoài ra cây xương khỉ còn được phối hợp với một số loại thảo dược khác nhau để tăng cường hiệu quả trị bệnh.
Bài thuốc trị bệnh dùng cây xương khỉ: Lấy khoảng 15 – 30g xương khỉ, rửa sạch, sau đó bỏ vào ấm sắc thuốc, đun sôi với 600ml nước, sắc còn 200ml và chia đều uống trong ngày. Mỗi ngày uống 2 – 3 lần sau bữa ăn.
Cách dùng cây hoàn ngọc phát huy tác dụng hữu ích nhất
Cây hoàn ngọc có thể sử dụng bằng cách uống hoặc đắp ngoài da. Về phương thức uống, cây hoàn ngọc có thể dùng tươi hoặc khô.
Đối với hoàn ngọc tươi thì giã nhuyễn vắt lấy nước cốt để uống, hoặc có thể nhai trực tiếp lá rồi nuốt, tùy theo từng loại bệnh cụ thể mà có từng liều lượng cụ thể. Đối với hoàn ngọc khô thì có thể hãm với nước lọc uống trước bữa ăn và mỗi buổi sáng để tăng hiệu quả trị bệnh.
Bài thuốc đắp từ cây hoàn ngọc trị gãy xương, lở loét, chảy máu
Giã nhuyễn lá hoàn ngọc rồi đắp vào vết thương, sau đó cố định bằng băng gạc, sau 2-3 tiếng thì thay thuốc một lần.
Bài thuốc uống
Có thể nhai trực tiếp hoặc giã nát lấy nước cốt uống. Đối với từng loại bệnh khác nhau sẽ dùng số lượng lá khác nhau.
Ví dụ đối với bệnh tiểu rắt, tiểu ra máu, viêm thận, viêm đường tiết niệu thì lấy khoảng 15-20 lá hoàn ngọc giã nát lấy nước cốt uống.
Bệnh viêm loét dạ dày tá tràng, trĩ, ho ra máu thì có thể ăn như rau sống 2 lần mỗi ngày, mỗi lần 7-9 lá;
Chữa cảm cúm, sốt cao thì nhai 8 lá, mỗi giờ nhai lại 1 lần, nhai khoảng 3 lần sẽ giảm bệnh…
Trên đây là những thông tin cơ bản về cây xương khỉ và cây hoàn ngọc giúp bạn có thể phân biệt được sự khác nhau giữa 2 loại thảo dược này. Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo chung, không thể thay thế cho bài thuốc trị bệnh cụ thể nên nếu có nhu cầu sử dụng, các bạn nên tham vấn kỹ càng ý kiến của bác sĩ.
toi muon mua giong cay con khi (cay hoan ngoc) thi lam the nao a?
Dạ bên em không bán cây giống nữa ạ