Bài viết giới thiệu về công dụng của hoa kim châm được nhiều bạn quan tâm. Tìm hiểu cùng thảo dược Đức Thịnh về loài hoa kim châm này nhé!
Hoa kim châm là gì?
Hoa liên là một tên gọi khác của hoa kim châm. Cây kim châm thuộc thân thảo sống lâu năm. Thân và rễ rất ngắn, lá có dạng sợi, nhiều mạch lá phân thành nhiều nhánh. Hoa kim châm có 6 cánh, màu vàng rất đẹp, trông giống như hoa loa kèn nhưng nhỏ hơn. Quả hình quạt và có hạt màu đen, bóng.
[content-egg module=AE__shopducthinh]Công dụng của hoa kim châm
Hoa kim châm mang đến nhiều tác dụng hữu ích cho sức khỏe, đem lại giá trị cao trong y học. Tuy được phát hiện muộn hơn, nhưng chúng đang dần trở thành vị thuốc quý được nhiều người săn đón, được nền y học ghi nhận với nhiều tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh như:
Công dụng của hoa kim châm đối với bệnh giảm tiểu cầu vô căn
Bệnh giảm tiểu cầu thường xuất hiện với nhiều vết bầm tím ở tay, chân, chảy máu chân răng, chảy máu cam, bị thương chảy máu không ngừng,… Bệnh thường gây ra những nguy hiểm rất khó lường, khó kiểm soát.
Làm tăng tiểu cầu là công dụng nổi bật của hoa kim châm. Vì vậy mà khi bệnh nhân bị chứng giảm tiểu cầu dùng hoa kim châm sẽ giúp làm tăng tiểu cầu trở lại. Sau một thời gian dùng dược liệu, bệnh nhân sẽ thấy các triệu chứng trên dần biến mất.
Hoa kim châm chữa tắc tia sữa, ít sữa
Tương tự như cây bồ công anh, hoa kim châm cũng có tác dụng đáng kể trong việc hỗ trợ chữa tắc tia sữa. Trường hợp sau sinh bị ít sữa, không có sữa, các chị em có thể dùng món canh nấu từ hoa kim châm với giò heo, dùng khoảng 1 tuần là sữa sẽ về.
Công dụng của hoa kim châm giúp điều trị bệnh trĩ
Hoa kim châm sử dụng phối hợp với cây huyết dụ sẽ là bài thuốc chữa bệnh trĩ cực hay ít ai biết. Đơn giản, mỗi ngày chỉ cần dùng 2 vị thuốc này nấu nước uống, dùng liên tục 15 – 20 ngày sẽ có hiệu quả. Hoặc có thể dùng hoa kim châm sắc nước, uống như trà cũng tốt cho bệnh nhân trĩ.
[content-egg module=AE__shopducthinh]Hoa kim châm hỗ trợ điều trị chảy máu cam
Có thể nói hoa kim châm là một phương pháp hỗ trợ điều trị chảy máu cam hiệu quả. Đặc biệt lúc thời tiết nóng, các cháu nhỏ dễ bị chảy máu cam, dùng hoa kim châm rửa sạch, giã nát, thêm ít nước, lọc lấy nước cốt để uống, bã dùng đắp nhẹ vào lỗ mũi.
Trường hợp, các cháu nhỏ bị chứng chảy máu mũi nhiều năm thì nên sử dụng phương pháp hoa kim châm này khoảng 10 – 15 lần sẽ khỏi hẳn. Hoặc có thể dùng rễ cây kim châm 15g để tươi, rửa sạch, giã nhỏ, thêm nước, vắt lấy nước (khoảng một bát), hòa một ít mật ong để uống.
Bên cạnh đó, bạn cũng có thể dùng hoa kim châm 30g rửa sạch, hấp chín, chia làm 2 – 3 phần đều nhau. Khi dùng sẽ cho 1 phần vào ly, rót nước sôi vào ngâm, để nguội uống thay nước trà. Tuy nhiên, nếu lỗ mũi trước đây có bị ngoại thương, hay do nội tạng có bệnh, thỉnh thoảng gây ra chảy máu cam thì không thể áp dụng cách này.
Dùng hoa kim châm có tác dụng phụ không?
Cùng với tác dụng mà hoa kim châm mang lại được y học công nhận, người dùng vẫn còn nhiều câu hỏi thắc về loại dược liệu này. Chẳng hạn như: Uống hoa kim châm có bị tác dụng phụ gì không? Khi dùng hoa kim châm có cần chú ý điều gì không?…..
[content-egg module=AE__shopducthinh]Uống hoa kim châm có gây tác dụng phụ không?
Hoa kim châm dưới dạng khô hay tươi đều là thảo dược lành tính, không hề có độc và không gây ra tác dụng phụ nghiêm trọng. Tuy nhiên, người dùng phải sử dụng chúng khi đã được làm chín. Nghĩa là có thể xào, nấu canh, chưng, hấp,… tùy sở thích mỗi người, miễn là sử dụng dược liệu đã được sơ chế qua.
Vì nếu ăn sống hoa kim châm, người dùng có thể sẽ bị ngộ độc. Vì thế mà, chúng tôi khuyến khích bạn nên làm chín dược liệu này trước khi đưa vào sử dụng.
Một số lưu ý khi dùng hoa kim châm
Hoa kim châm không phải là thuốc, nếu được dùng dưới dạng thức ăn. Còn khi sử dụng dưới dạng sắc thuốc thì người dùng nên cân nhắc và chú ý một số lưu ý sau:
– Tuy dược liệu lành tính nhưng chúng tôi khuyên bạn nên cân nhắc về liều lượng sử dụng đối với tình trạng bệnh hiện tại để hiệu quả mang lại tốt nhất.
– Nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc lương y đang điều trị các vấn đề sức khỏe cho bạn.
– Hãy ngưng sử dụng nếu trong quá trình dùng dược liệu người dùng có các biểu hiện buồn nôn, nổi mẩn, ngứa ngáy,…