Cốt toái bổ từ lâu đã được biết đến như một loại thảo dược hàng đầu mang lại nhiều lợi ích điều trị bệnh, đặc biệt là trị chứng thận hư, đau răng rất hiệu quả, khó có một vị thảo dược nào khác sánh bằng. Vậy dùng cốt toái bổ ngâm rượu có tác dụng gì, cách ngâm như thế nào đúng chuẩn? Bài viết này nhà thuốc Đức Thịnh sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn.
Cốt toái bổ là gì?
Cốt toái bổ còn được với cái tên là tắc kè đá, tổ rồng, tổ phượng. Cây cao khoảng 40cm, sống lâu năm trên các hốc đá hoặc mọc trên những đám rêu, có thể sống trên các thân cây lớn như cây si, cây đa. Là cây thân rễ mọc bò, phủ đầy lông dạng vảy màu nâu, hình ngọn giáo.
Lá cây có 2 loại đó là lá không sinh sản, giúp hứng mùn che kín thân rễ, hình tim khum, không có cuống màu nâu, mặt dưới lá có gân và lông. Còn lá sinh sản có cuống dài, phiến lá màu lục sẫm, túi bao tử tròn xếp hàng đều đặn giữa các gân, không có áo túi.
Cốt toái bổ trong tự nhiên gồm có 2 loại:
Loại thứ nhất: Lá bất thụ, màu nâu, có lá hình trứng, phía cuống lá có gân nổi rõ.
Loại thứ hai: Lá hữu thụ màu xanh thẫm, phần cuống có thùy thuôn, có dìa và mạng xếp thành 1 hàng ở mỗi bên gân chính, không nang và lá có hình tròn.
Cốt toái bổ ngâm rượu có tác dụng gì?
Cốt toái bổ là một vị thuốc quý trong đông y, được dùng để điều trị bệnh viêm khớp. Công dụng của vị thuốc này ngoài chữa bệnh, còn được dùng ngâm rượu để giúp bồi bổ sức khỏe.
Theo tài liệu của y học cổ truyền, cốt toái bổ có vị đắng, tính ôn, không độc, được quy vào hai kinh can và thận. Có các công dụng chính như:
Giúp bổ thận, trị chứng ù tai, tiêu chảy do bị thận hư, hành huyết phá huyết ứ, làm thuốc hòa hoãn, sát trùng đỡ đau,…
Dùng để điều trị đau xương, dập xương, sai khớp, bong gân, tai ù răng đau,…
Cách ngâm rượu cốt toái bổ
Ở đây chúng ta chọn củ rễ của cây cốt toái bổ ngâm rượu. Hiện tại có 2 cách để ngâm đó là ngâm tươi và ngâm khô. Cách nào cũng tốt vì vậy tôi sẽ hướng dẫn bạn cả 2 cách ngâm.
Cách ngâm cốt toái bổ tươi
Đầu tiên rửa sạch cốt toái bổ dùng dao cạo sạch lông bên ngoài củ. Rửa thêm một lần nữa với nước xong để ráo. Bạn có thể bổ đôi hoặc để nguyên miếng vào bình ngâm rồi đổ rượu vào theo tỉ lệ 1kg củ cốt toái bổ với 4 lít rượu. Đậy nắp kín trong 2 tháng là có thể dùng được.
Cách ngâm cốt toái bổ khô
Cách này hơi cầu kỳ một chút nhưng kết quả đem lại cho bạn là một bình rượu ngon chất lượng nhất và tốt nhất.
Dùng dao thái thành các lát mỏng có độ dày tầm 1,5-2cm, rồi đem đi phơi khô khoảng 5-6 nắng. Sau khi đã khô chuẩn bị chảo và đem sao qua với lửa, sao xong để nguội rồi cho vào bình ngâm theo tỉ lệ 100g cốt toái bổ với 2 lít rượu trắng cứ thế mà thực hiện. Đậy nắp bình kín ngâm trong khoảng 1 tháng là có thể dùng được.
Cách dùng: Mỗi ngày uống khoảng 1- 2 chén nhỏ rượu khoảng 40ml, không lạm dụng quá nhiều sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.
Lưu ý
Ngoài ta người ta hay sử dụng cốt toái bổ ngâm kết hợp hơn là ngâm độc vị hoặc có thể dùng loại khô để sắc nước uống chữa bệnh.
Mỗi ngày dùng 6-12g, sắc với 400ml nước đun đến cạn còn 100ml, chia làm hai lần uống trong ngày. Dùng riêng hoặc kết hợp với lá, thân, rễ cây lưu ký nô với liều lượng bằng nhau, cùng sắc uống.
Dùng uống trong hoặc đắp ngoài: liều lượng mỗi ngày là 6-12g. Dùng đắp ngoài không giới hạn về liều lượng. Có thể dùng dưới nhiều hình thức như thuốc sắc hoặc ngâm rượu hoặc giã đắp lên vết thương.
Với những thông tin ở trên chúng tôi đã chia sẻ cho bạn về cốt toái bổ ngâm rượu. Hy vọng đây sẽ giúp bạn có được một bình rượu ngon mà còn tốt cho sức khỏe.