Dây đau xương là một dược liệu quá đỗi quen thuộc đối với mọi người. Cây thuốc với khả năng chống viêm, giảm đau, bớt sưng đỏ,… thường xuất hiện rất nhiều trong các bài thuốc trị bệnh xương khớp. Cụ thể, thực hư dây đau xương có tác dụng gì? Đức Thịnh mời bạn đọc cùng tìm hiểu với chúng tôi nhé!
Dây đau xương là cây gì?
Dây đau xương hay còn có tên gọi khác là cây khoan cân đằng, là một loại thảo dược có hoa, thuộc họ biển bức cát. Không đơn thuần vị thuốc này được mọi người gọi với cái tên như vậy. Dây đau xương tên gọi được bắt nguồn từ chính công dụng của chúng, đó chính là chữa bệnh đau xương khớp.
Dây đau xương được biết đến là loài cây thân leo. Cây có cành dài ra sẽ có xu hướng rủ xuống đất. Ban đầu, khi mới phát triển, trên cành cây xuất hiện lông, sau đó nhẵn. Lá cây dạng hình tim, rộng 8 – 10cm, dài 10 – 12cm. Lá có mặt dưới màu trắng nhạt, mặt trên màu xanh và có 5 đường gân rõ ràng.
Hoa của dây đau xương màu trắng, nở thành từng chùm hoặc cũng có khi đơn độc. Quả dạng hình bán cầu, bị hóp lại, khi chín sẽ có màu đỏ, chảy ra dịch nhầy. Dây đau xương tồn tại nhiều ở các vùng có khí hậu nhiệt đới. Đặc biệt, cây thuốc rất ưa thời tiết tại Việt Nam, nhất là các tỉnh miền núi Phía Bắc.
Dây đau xương có tác dụng gì?
Theo lý luận của y học cổ truyền, tác dụng mạnh nhất của dây đau xương chính là khu phong, trừ thấp, mạnh gân hoạt cốt. Cây thuốc thường được dùng để chữa các triệu chứng bệnh tê thấp, đau xương khớp, dùng tốt đối với trường hợp người cao tuổi bị đau người, đau dạ dày,…
Còn dưới góc nhìn của y học hiện đại, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng: Dây đau xương là vị thuốc có tác dụng giảm đau mỏi gân cơ, chữa đau nhức xương khớp cực tốt. Cây thuốc được xác nhận là chứa hàm lượng cao thành phần alkaloid có tác dụng giảm đau, giảm tê nhức, chống viêm cực tốt.
Alkaloid là hoạt chất có tác dụng dược lý đặc thù, đặc biệt là đối với hệ thần kinh sẽ có tác dụng giảm đau và chống viêm do thoái hóa. Bên cạnh đó, trong quá trình nghiên cứu các nhà nghiên cứu cũng đã tìm thấy trong dây đau xương chứa chất dinorditerpen glucosid.
Hợp chất Dinorditerpen glucosid là Tinosinensid A, B. Đây là các hoạt chất có tác dụng giảm viêm mạnh. Chính vì vậy mà việc ứng dụng sử dụng dây đau xương sẽ giúp tình trạng khớp bị sưng, nóng, đỏ, đau nhanh chóng được đẩy lùi.
Không dừng ở đó, dây đau xương còn có tác dụng ức chế quá trình co thắt cơ trơn. Tác dụng này được hình thành nhờ có sự xuất hiện của hai hoạt chất có lợi là Glycosid và Dior Diterpen. Đồng thời, chúng còn có khả năng ức chế hệ thần kinh trung ương, đóng vai trò như một “liều thuốc” giúp an thần, giảm đau và lợi tiểu cực tốt.
Với các đặc tính tuyệt vời nêu trên, dây đau xương được công nhận với nhiều tác dụng mang lại trong ngăn ngừa và hỗ trợ các căn bệnh như:
- Cải thiện nhanh chóng cơn đau nhức xương khớp kéo dài, giúp hỗ trợ điều trị thoái hóa khớp, thoát vị đĩa đệm, đau vai gáy, viêm sưng khớp, phong tê thấp, viêm khớp dạng thấp,…
- Ngăn chặn các biến chứng và giảm thiểu các cơn đau do bệnh tràn dịch khớp, gout, loãng xương,…gây ra.
- Giúp đẩy lùi các cơn đau đớn, tê mỏi chân tay khi ngồi lâu ở một tư thế.
- Hỗ trợ hạn chế sự tổn thương tới hệ xương khớp do mang vác nặng, lao động quá sức,…
Đối tượng nên sử dụng dây đau xương
Dây đau xương là một thảo dược lành tính, vì thế trong quá trình sử dụng sẽ không gây ra bất cứ tác dụng phụ nào tới cơ thể người sử dụng. Đặc biệt, cây thuốc có tác dụng tốt đối với các đối tượng sau:
- Người mắc các bệnh lý tràn dịch khớp gối, bệnh gout,…
- Người có triệu chứng đau vai gáy, đau nhức xương khớp kéo dài.
- Người bị trường hợp viêm khớp, phong thấp lâu năm.
- Người gặp tổn thương xương khớp sau chấn thương, mang vác nặng.
Thông bài viết bên trên là câu trả lời mà Đức Thịnh muốn gửi đến bạn đọc. Hy vọng qua đây các bạn có thể tự giải đáp cho mình về câu hỏi thắc mắc “dây đau xương có tác dụng gì?”. Hãy bỏ túi hoặc chia sẻ thông tin này nếu bạn thấy hay và bổ ích nhé!