Vào năm 1999, khi lần đầu tiên tìm ra dược liệu giảo cổ lam ở Việt Nam, các nhà khoa học trong và ngoài nước đã không ngừng tiến hành nhiều công trình nghiên cứu khoa học chuyên sâu. Họ đã chứng minh được giảo cổ lam hạ đường huyết, hạ huyết áp, dùng chữa tiểu đường hiệu quả. Cụ thể giảo cổ lam có tác dụng chữa tiểu đường tuýp 2 và ngừa các biến chứng do tiểu đường gây ra.
Cơ chế hạ đường huyết và chữa tiểu đường của giảo cổ lam
Y học ghi nhận, cơ chế tác động để điều trị bệnh tiểu đường hiện nay đều tập trung vào việc hạ đường huyết. Mà cụ thể là tác dụng làm tăng khả năng tạo insulin. Hầu hết, trong thành phần các loại thuốc điều trị tiểu đường hiện nay đều có sự xuất hiện của hoạt chất glibenclamide.
Bởi glibenclamide có tác dụng giảm đường huyết bằng cách tạo phòng insulin tự nhiên vào cơ thể người bệnh. Thật may mắn khi trong quá trình nghiên cứu giảo cổ lam, các nhà khoa học ở Viện Dược Liệu Trung Ương, Viện Karolinski Thụy Điển và Hội đái tháo đường Thụy Điển đã phát hiện ra một chất mới trong dược liệu này, đó là phanosid.
Hoạt chất phanosid được đánh giá là có tác dụng mạnh gấp 5 lần so với hoạt chất glibenclamide, hỗ trợ làm hạ đường huyết mạnh. Đồng thời, hoạt chất này còn kích thích tụy tăng tiết insulin, làm tăng sự nhạy cảm của tế bào đích với insulin và giúp ổn định nồng độ đường trong máu.
Cụ thể thì hoạt chất phanosid với liều 500 µM kích thích tạo ra insulin mạnh gấp 5 lần hoạt chất glibenclamide.
Nghiên cứu tác dụng hạ đường huyết của giảo cổ lam với bệnh tiểu đường
Vào năm 2004, nhóm nghiên cứu của Viện Dược liệu Trung Ương, Đại học Y Hà Nội, kết hợp với Viện Nghiên Cứu Karolinska Thụy Điển. Họ đã tìm ra một hoạt chất mới từ cây giảo cổ lam như đã nêu trên đó là hoạt chất phanosid.
Tiếp đó, họ đã cho ứng dụng thử nghiệm lâm sàng trên bệnh nhân đái tháo đường type 2. Một thử nghiệm lâm sàng năm 2010 cho thấy: Sau khi dùng trà giảo cổ lam với mức liều 6g/ngày, chỉ sau 4 tuần thì nồng độ đường trong máu giảm 3mmol/l so với trước khi dùng. Hơn nữa, giảo cổ lam còn giúp cải thiện tình trạng rối loạn mỡ máu ở bệnh nhân tiểu đường rất tốt.
Một nghiên cứu lâm sàng khác nữa vào năm 2011, do Tiến Sĩ Vũ Thị Thanh Huyền (Bộ môn dược lý, trường Đại học Y Hà Nội) phối hợp cùng hội đái tháo đường Thụy Điển thực hiện tại bệnh viện Lão Khoa Trung Ương.
Nghiên cứu được tiến hành trên các bệnh nhân tiểu đường type 2, có chỉ số đường huyết lúc đói trong khoảng từ 9 – 14mmol/l. Họ đã cho bệnh nhân sử dụng trà giảo cổ lam với mức liều 6g/ngày trong 12 tuần.
Kết quả cho thấy, nhóm sử dụng dược liệu giảo cổ lam đã giảm đường huyết xuống 3mmol/l so với nhóm chứng (nhóm không sử dụng giảo cổ lam). Đồng thời, nghiên cứu cũng cho thấy được, dùng giảo cổ lam sẽ giúp làm tăng mức độ nhạy cảm của tế bào với insulin. Song song cũng làm tăng khả năng dùng glucose ở tế bào, từ đó giúp ổn định nồng độ đường trong máu hiệu quả.
Cùng với các nghiên cứu, thử nghiệm lâm sàng dược liệu giảo cổ lam tại Việt Nam, trên thế giới, cũng có hàng nghìn công trình nghiên cứu đã khẳng định tính hiệu quả của dược liệu này trên bệnh tiểu đường tuýp 2, được đăng tải trên nhiều tạp chí khoa học và hệ thống thư viện Y khoa Hoa Kỳ.
Thực tiễn sử dụng giảo cổ lam hỗ trợ hạ đường huyết
Sau những công trình nghiên cứu về cây giảo cổ lam hỗ trợ hạ đường huyết thì dược liệu được nhiều người biết đến. Đã có nhiều bệnh nhận tiểu đường sử dụng dược liệu này, kết quả mang lại khá bất ngờ. Giảo cổ lam mang đến niềm vui và niềm hy vọng mới cho các bệnh nhân này.
Đương nhiên, giảo cổ lam không chỉ giúp hạ đường huyết, ngăn ngừa các biến chứng tiểu đường, hỗ trợ điều trị tiểu đường type 2. Dược liệu còn giúp hạ mỡ máu, giảm cholesterol toàn phần, ngừa xơ vữa mạch máu, giúp hạ huyết áp, tránh các biến chứng về tim mạch,…rất tốt.
Lưu ý khi sử dụng giảo cổ lam hạ đường huyết, chữa tiểu đường
Để dược liệu giảo cổ lam có thể phát huy hết công dụng hỗ trợ hạ đường huyết, chữa tiểu đường hiệu quả thì người dùng cần chú ý một số lưu ý sau đây:
Thời gian uống giảo cổ lam:
Nên dùng dược liệu vào buổi sáng và đầu giờ chiều, không nên dùng vào lúc tối hoặc trước khi đi ngủ. Vì giảo cổ lam có khả năng gây mất ngủ cho người dùng.
Các đối tượng cần lưu ý đặc biệt khi dùng giảo cổ lam:
Đối với người hay bị hạ đường huyết, huyết áp quá thấp muốn dùng dược liệu phải dùng lúc ăn no hoặc có thể thêm một vài lát gừng vào nước sắc dược liệu để uống. Trường hợp người không bị tiểu đường có thể thêm đường trước khi uống.
Đối với người dùng muốn giảm cân thì không nên ăn quá nhiều. Bởi giảo cổ lam có tác dụng đốt cháy mỡ thừa tốt nhưng lại kích thích tiêu hóa gây đói bụng và ngủ ngon.
Các triệu chứng ban đầu khi dùng giảo cổ lam:
Giảo cổ lam khi uống xong sẽ có cảm giác nóng người hoặc một số trường hợp huyết áp tăng nhẹ, gây khát nước, khô miệng. Vì vậy khi dùng dược liệu cần uống thêm nước lọc. Sau một thời gian cơ thể sẽ tự điều chỉnh lại các triệu chứng trên sẽ tự mất dần.
Đối tượng không nên dùng dược liệu giảo cổ lam:
Trong giảo cổ lam có chứa thành phần hoạt chất saponin. Vì vậy mà phụ nữ có thai, đang cho con bú, trẻ em dưới 6 tuổi, đối tượng đang bị thương chảy máu, người đang dùng thuốc chống thải loại khi cấy ghép không nên dùng dược liệu này.
Bên trên là một số thông tin về tác dụng giảo cổ lam hạ đường huyết mà Đức Thịnh muốn mang đến cho bạn đọc. Hi vọng qua đây, bạn đọc sẽ bỏ túi được kinh nghiệm ứng dụng cây thuốc nam vào thực tế. Nếu có thắc mắc hoặc có nhu cầu mua giảo cổ lam hoặc dược liệu cây thuốc nam, bạn đọc vui lòng liên hệ hotline bên dưới đây nhé!