Dùng lá cây đinh lăng ngâm rượu được không? Từ xưa, rượu đinh lăng đã được biết đến với nhiều công dụng cho sức khỏe. Nhưng thường, chúng ta chỉ nghe đến rượu ngâm củ đinh lăng. Còn với lá đinh lăng chỉ dùng làm rau ăn kèm, sắc nước uống, làm gối. Vậy thì lá đinh lăng ngâm rượu được không? Câu trả lời sẽ có ở bài viết sau, mời các bạn cùng theo dõi nhé!
Sử dụng lá cây đinh lăng ngâm rượu có được không?
Vấn đề sử dụng lá đinh lăng ngâm rượu có được không? Lá đinh lăng ngâm rượu thì có tác dụng gì không? Hiện nay, vẫn chưa có bất cứ một tài liệu, nghiên cứu chính thức nào trả lời được các câu hỏi, thắc mắc này.
Chắc có lẽ bởi vì, lá đinh lăng có nhựa sẽ khá chát, vị không đậm đà, không thích hợp để ngâm rượu. Mà từ trước đến nay, theo như nhiều nghiên cứu, ghi chép trong y học, lá đinh lăng chủ yếu được sử dụng làm dược liệu sắc nước uống, làm gối để ngủ.
Hoặc ở dạng tươi lá đinh lăng được dùng làm rau ăn kèm với nhiều thức ăn khác. Với những cách dùng này, lá đinh lăng mang đến nhiều công dụng cho sức khỏe như:
- Nước lá đinh lăng giúp bồi bổ cho sức khỏe của phụ nữ sau sinh hiệu quả.
- Giúp chữa tắc tia sữa cho phụ nữ sau sinh.
- Hỗ trợ chữa và ngăn ngừa dị ứng, thải độc rất tốt.
- Hỗ trợ chữa đau tử cung cũng như rối loạn kinh nguyệt tốt.
- Hỗ trợ chữa các bệnh liên quan đến tiêu hóa như tiêu chảy, khó tiêu, đầy hơi,…
- Chữa đau lưng do thời tiết thay đổi.
- Chữa ho lâu ngày không khỏi.
- Chữa bệnh mất ngủ.
- Giúp lợi tiểu, đặc biệt có hiệu quả tốt đối với bệnh nhân bị bệnh về thận.
Lá cây đinh lăng ngâm rượu được không? Nên sử dụng bộ phận nào của cây đinh lăng để ngâm rượu?
Vẫn như thường lệ, mọi người sẽ sử dụng rễ đinh lăng để ngâm rượu. Đặc biệt là loại rễ được lấy từ cây trồng có độ tuổi từ 3 – 4 năm tuổi. Đỉnh điểm rễ đinh lăng chất lượng nhất là rễ cây trồng từ 6 – 7 năm.
Trường hợp, rễ đinh lăng chưa tới 3 năm tuổi thì dược chất chứa trong vẫn chưa hình thành hoàn thiện. Còn ngược lại ở giai đoạn độ tuổi rễ đinh lăng trên 7 năm tuổi thì các dược chất bên trong sẽ giảm dần theo thời gian.
Một số lưu ý khi thực hiện ngâm rượu rễ đinh lăng
Thường thì để có một bình rượu ngâm rễ đinh lăng chất lượng, ngon nhất thì bạn cần lưu ý các yếu tố như: Độ tuổi của rễ đinh lăng (xem thông tin bên trên), nồng độ rượu (38 – 45 độ), bình ngâm (nên chọn bình bằng chất liệu thủy tinh hoặc sành sứ).
Đồng thời, tỉ lệ rượu với dược liệu cũng là yếu tố quan trọng quyết định nên chất lượng của rượu ngâm. Thông thường, 1kg rễ đinh lăng tươi sẽ ngâm cùng 3 – 4 lít rượu, còn 1kg rễ đinh lăng khô sẽ ngâm cùng 10 – 12 lít rượu.
Bên cạnh đó, rượu đinh lăng cần phải được ngâm tự nhiên trong một thời gian nhất định mới đạt được đến vị ngon nhất của sản phẩm. Đặc biệt, đối với rượu ngâm rễ đinh lăng khô cần thời gian là 3 tháng. Còn đối với rượu ngâm rễ đinh lăng tươi sẽ cần khoảng 6 tháng. Tuy nhiên, nếu ngâm quá lâu thì rượu cho ra cũng không tốt, vì lúc này các dưỡng chất quý hiếm sẽ không còn nữa.
Ngoài ra, để rượu ngâm rễ đinh lăng ngon, tăng thêm hương vị cũng như dược tính thì có thể ngâm cùng với một số dược liệu khác chẳng hạn:
- Sâm cau: Là một vị thuốc trong đông y, có vị hơi cay, ngọt, tính ấm, sâm cau khi ngâm cùng với rượu đinh lăng sẽ có tác dụng kiện gân cốt, ôn thận, tráng dương, rất tốt cho nam giới bị rối loạn cương dương và có tình trạng tóc bạc sớm.
- Bạch tật lê: Vị thuốc này rất tốt cho phụ nữ đang cho con bú. Đặc biệt, khi bạch tật lê ngâm rượu cùng với rễ đinh lăng sẽ có tác dụng giúp giảm tình trạng đau ngực, thông tuyến sữa, ngừa viêm, trị u nhọt ở vú hiệu quả.
Mặc dù rượu đinh lăng tốt nhưng bạn cũng không nên lạm dụng, sử dụng quá nhiều, có thể gây phản ứng ngược đối với sức khỏe. Mỗi ngày, chỉ nên uống 3 – 4 ly nhỏ là vừa.
Vậy lá cây đinh lăng ngâm rượu được không? Qua bài viết bên trên bạn đọc đã có câu trả lời cho mình rồi đúng không ạ! Mỗi một bộ phận ở cây đinh lăng sẽ có những công dụng, cách dùng khác nhau. Hy vọng với mục đích, cách sử dụng tương ứng, đúng sẽ mang đến cho bạn kết quả tốt nhất khi sử dụng dược liệu này nhé!