Trong dân gian, la hán quả được biết đến rộng rãi với nhiều tác dụng tuyệt vời. Trong đông y, vị thuốc này được mệnh danh là “quả thần tiên”. Vậy sự thật la hán quả có tác dụng gì? Đáp án là gì? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn đọc trả lời nhé!
La hán quả là gì? Nguồn gốc tên gọi
Tên gọi quả la hán có nguồn gốc từ đất nước Trung Hoa. Ở thời kỳ hưng thịnh của thời Đường, các môn phái võ thuật phát triển vô cùng mạnh mẽ. Trong đó, nổi bật nhất là phái Thiếu Lâm Tự thuộc miền Nam Trung Quốc.
Theo sử sách đã ghi chép, các vị đại sư thường nấu nước la hán quả uống mỗi ngày với tác dụng bồi bổ cơ thể, tăng cường dẻo dai, linh hoạt, đồng thời kéo dài tuổi thọ. Kể từ đó, dân gian cũng đã biết đến và truyền tai nhau về loại quả thần kỳ mang tên la hán quả này (sức mạnh phi thường của các vị La Hán).
Thành phần dinh dưỡng có trong la hán quả
Được mệnh danh là “quả thần tiên”, vua của các loại quả, quả la hán được ghi nhận là chứa đựng thành phần dưỡng chất vô cùng đa dạng, bao gồm:
- Hợp chất Protein Monogrosvin
- Đường hữu cơ gồm có Glucose, Fructose,…
- Chất tạo ngọt tự nhiên Mogrosid, vị ngọt gấp 300 lần so với đường mía. Có vị ngọt nhưng đây không phải là đường, nên sẽ là thức ăn lý tưởng dành cho bệnh nhân bị rối loạn mỡ máu, tiểu đường, béo phì, tim mạch,…
- Protein thực vật có tới 8 – 13%.
- Chứa dồi dào hàm lượng vitamin C, khoáng chất vi lượng (sắt, kẽm, mangan,…).
- Trong hạt la hán quả chứa tới 41% acid béo tự nhiên, tác dụng thúc đẩy quá trình trao đổi chất và chuyển hóa chất béo rất tốt.
Công dụng thần kỳ của la hán quả
La hán quả có tác dụng gì? Không chỉ là dược liệu bình thường, la hán quả được nhiều nghiên cứu chứng minh là loại dược liệu quý, có nhiều công dụng thần kỳ, trong đó có:
Thanh nhiệt, giải độc, mát gan
Với thói quen sinh hoạt thiếu lành mạnh, có chế độ ăn uống không hợp lý,… sẽ gây tình trạng tích tụ độc tố trong gan, lâu ngày dẫn đến hiện tượng phát ban, nổi mụn, ngứa ngáy… La hán quả với vị ngọt, tính ôn, giúp làm mát máu, kích thích tiêu hóa tốt, làm sạch đường ruột, thải độc gan, ngừa tình trạng nóng trong người vô cùng hiệu nghiệm.
Chống dị ứng
Một số kết quả nghiên cứu ghi nhận, la hán quả có tác dụng kháng histamin (chiếm vai trò quan trọng trong việc sản sinh một số phản ứng như sốc phản vệ, dị ứng, tăng cường bài tiết nước mắt, nước mũi,…). Vì vậy mà, dược liệu này có khả năng giảm ngứa, chống viêm rất tốt (do dị ứng).
Kháng viêm, chống nhiễm trùng
Các chuyên gia khoa học đã nhận định rằng, la hán quả có khả năng gây ức chế sự phát triển của vi khuẩn, đặc biệt là vi khuẩn gây bệnh viêm nha chu, sâu răng. Đồng thời, loại quả này còn giúp ngừa và hỗ trợ chữa trị tình trạng nhiễm trùng gây ra bởi nấm candida. Bên cạnh đó, chúng còn có tác dụng kháng viêm, làm lành vết thương, giảm sưng đau ở các vị trí bị tổn thương.
Cung cấp năng lượng
Qua kết quả thí nghiệm, các chú chuột được cho uống nước la hán quả có thể vận động trong một khoảng thời gian dài hơn hẳn. Các chuyên gia đã lý giải rằng, chính chất tạo ngọt tự nhiên trong loại quả này đã cung cấp nguồn năng lượng dồi dào, hỗ trợ giảm căng thẳng, mệt mỏi sau khi tập thể dục cường độ cao hay vận động, lao động nặng nhọc.
Điều trị bệnh tiểu đường, béo phì
Từ xa xưa, ngành y học cổ truyền Trung Hoa đã nghiên cứu và ứng dụng thực tế la hán quả để chữa bệnh tiểu đường, béo phì. Với vị ngọt tự nhiên gấp 300 lần so với đường mía, la hán quả có thể đáp ứng tốt nhu cầu ăn ngọt của bệnh nhân bị tiểu đường, mà vẫn đảm bảo sức khỏe ổn định.
Thêm vào đó, vị ngọt này của la hán quả còn giúp làm giảm lượng đường trong máu, thúc đẩy tuyến tụy sản xuất nhiều insulin hơn. Nhờ đó cơ thể sẽ kiểm soát và đẩy lùi các triệu chứng của bệnh tiểu đường hiệu quả.
Bảo vệ gan
Hoạt chất Mogrosid trong la hán quả có khả năng phá vỡ cấu trúc của Cholesterol. Đồng thời, hoạt chất này còn giúp bảo vệ gan khỏi tổn thương của quá trình oxy hóa. Hơn nữa, ở một số nghiên cứu cho thấy, chất này có thể kích hoạt các enzyme chống oxy hóa gan (Superoxide Effutase, Glutathione Peroxidase) ở cơ thể mắc bệnh tiểu đường. Đây đều là 2 enzyme có vai trò quan trọng quyết định trong quá trình thanh lọc và giải độc cơ thể.
Hỗ trợ giảm cân
La hán quả chứa ít calo, không có carbohydrate và chất béo nên sẽ là thực phẩm hỗ trợ giảm cân tuyệt vời dành cho các chị em phụ nữ. Bởi bạn có thể tận dụng vị ngọt tự nhiên của loại quả này để thay thế đường nhân tạo trong giai đoạn ăn kiêng.
Ngăn ngừa quá trình lão hóa
Chất tạo ngọt tự nhiên, Mogrosid đặc trưng của la hán quả, có tác dụng chống oxy hóa vô cùng mạnh mẽ. Hoạt chất này có khả năng bảo vệ tế bào của cơ thể khỏi sự tấn công của các gốc tự do. Cũng từ đó giúp làm chậm tiến trình lão hóa và ngừa bệnh tật hiệu quả.
Song song, sử dụng quả la hán còn giúp chị em phụ nữ hạn chế tình trạng da dẻ nhăn nheo, tóc rụng, bạc sớm, rối loạn kinh nguyệt, suy giảm chức năng sinh lý,…
Chữa bệnh ung thư
Đặc biệt, ở nhiều nghiên cứu đã khẳng định, chất chống oxy hóa trong la hán quả có khả năng ức chế sự hình thành và phát triển của khối u, ngăn ngừa quá trình lan rộng của bệnh ung thư. Tuy trong quá trình điều trị bệnh thì bệnh nhân nên kiêng ăn đường nhân tạo, nhưng có thể yên tâm khi dùng chất tạo vị ngọt tự nhiên từ quả la hán.
Cải thiện các bệnh lý về hô hấp, tim mạch
Trong đông y, la hán quả được các thầy thuốc đánh giá cao về tính mát, vị ngọt thanh, có tác dụng hỗ trợ chữa nhiều bệnh lý đường hô hấp như ho khan, ho gà, viêm thanh quản, viêm phế quản, viêm amidan,… Đồng thời, dược liệu này cũng có tác dụng góp phần giúp cải thiện triệu chứng bệnh tim mạch, cao huyết áp, xơ vữa động mạch,…
Làm đẹp da và dưỡng tóc
Ngoài các biệt danh: Quả thần tiên,.. được nêu trên, la hán quả còn được gọi và quý là “dược liệu thần”. Bởi loại quả này chứa khá nhiều các thành phần vitamin, khoáng chất, có tác dụng bồi bổ, tốt cho sức khỏe, giúp da dẻ hồng hào, nuôi dưỡng mái tóc óng mượt,….
Kéo dài tuổi thọ
Các nhà khoa học cho biết, nếu kiên trì việc sử dụng uống nước la hán trong nhiều năm liền, sức khỏe tổng thể của bạn sẽ được cải thiện rõ rệt, giúp kéo dài tuổi thọ tốt nhất.
Những bài thuốc trị bệnh từ quả la hán
Cả trong y học và dân gian, la hán quả được ứng dụng với đa cách dùng. Bên dưới đây là một số bài thuốc trị bệnh từ la hán quả, bạn đọc có thể tham khảo qua:
Trị ho lao:
Chuẩn bị 60g la hán quả, 100g thịt nạc lợn. Nguyên dược liệu đem rửa sạch. Thịt thái miếng, la hán quả đập vỡ với kích thước vừa. Sau đó cho tất cả vào nồi, hầm với nước, có thể nêm nếm gia vị vừa ăn, dùng ăn với cơm trắng.
Hỗ trợ trị viêm họng, viêm thanh quản (kèm mất tiếng):
Dùng 1 quả la hán đập nhỏ, hãm với nước sôi tầm 15 – 30 phút là được, dùng uống nhiều lần trong ngày.
Trị ho gà (bách nhật khái):
Dùng 1 quả la hán, 25g hồng khô. Hai dược liệu đem rửa sạch, sắc lấy nước uống trong ngày.
Chữa ho khạc ra đờm vàng đặc:
Dùng 20g quả la hán và 12g tang bạch bì. Các dược liệu rửa sạch, đem sắc nước uống trong ngày.
Chữa viêm phế quản, ho có nhiều đờm:
Nguyên dược liệu cần có 1 quả la hán và 10g hạnh nhân. La hán quả đập nhỏ cho vào ấm cùng hạnh nhân, sắc với 1 lít nước, chia nhỏ, uống 3 – 4 lần/ngày.
Trị táo bón:
Dùng la hán quả sắc lấy nước, pha thêm chút mật ong, uống nhiều lần trong ngày.
Hỗ trợ điều trị tiểu đường:
Dùng 2 – 3 quả la hán sắc nước đặc và bảo quản. Mỗi lần dùng, chỉ cần lấy một ít cho vào thức ăn hoặc đồ uống giúp tạo vị ngọt thay thế cho đường nhân tạo.
Bên trên là lời giải đáp cho câu hỏi “la hán quả có tác dụng gì?” mà Đức Thịnh muốn gửi đến quý đọc giả. Hy vọng, qua đây bạn sẽ tích góp cho mình thêm nhiều kiến thức hay, bổ ích cho cuộc sống thường ngày nhé!