Lá mật gấu tắm cho bé

Trẻ em có làn da nhạy cảm, thường bị các bệnh về da như ban, rôm sẩy,…. Đặc biệt, tình trạng này ở bé thường xuất hiện vào mùa hè, mùa nóng. Dân gian, có khá nhiều loại lá sử dụng tắm cho bé để trị các bệnh này. Trong đó, có bài thuốc “Dùng lá mật gấu tắm cho bé trị bệnh ngoài da” ít ai biết đến, bạn có biết không? Mời các bạn cùng tìm hiểu với Đức Thịnh nhé!

lá mật gấu tắm cho bé
Lá mật gấu tắm cho bé

Bé bị rôm sảy là do các nguyên nhân nào?

Trẻ em thường có rôm sảy ở da đầu, cổ, vai, ngực và lưng, cũng có thể có thêm ở kẽ nách, háng. Hiện trạng thường xuất hiện các triệu chứng mụn nước dưới da, sau đó nổi mẩn đỏ, có thể gây ngứa cho trẻ. Thường rôm sảy có thể tự khỏi nhưng cũng có trường hợp phải được điều trị.

Tình trạng rôm sảy xuất hiện ở trẻ là do các tuyến mồ hôi bị tắc nghẽn. Bởi các ống tuyến mồ hôi ở trẻ phát triển chưa hoàn chỉnh nên rất dễ khiến mồ hôi tiết ra không có đường thoát ra ngoài. Điều này thường xảy ra khi thời tiết nóng và đôi khi cũng do trẻ mặc quần áo quá nóng.

Trẻ bị sốt cao hay trẻ ở trong lồng ấp cũng có thể bị tắc nghẽn các ống tuyến mồ hôi. Hoặc cũng có thể do khí hậu nhiệt đới nóng, ẩm, cơ thể vận động (làm việc nặng, chơi đùa…) với cường độ cao. Hay do trẻ mặc quần áo, tã lót bằng một số loại vải pha nilon gây bí.

Cũng có thể do một vài vi khuẩn thường trú ngoài da, cơ thể bài tiết một loại chất nhờn làm bít các ống tuyến mồ hôi. Nhưng đa số trẻ chỉ bị rôm sảy khi nóng, còn lúc thời tiết mát mẻ, rôm sẽ tự lặn hết, không gây tác hại gì.

Tuy nhiên, cũng có rất nhiều trường hợp mụn rôm sảy làm trẻ ngứa, gãi nhiều làm da sây sát. Cũng có trường hợp bị nhiễm trùng, nhiễm khuẩn làm thành những mụn mủ và nhọt.

bé bị rôm sảy là do các nguyên nhân nào
Bé bị rôm sảy là do các nguyên nhân nào?

Tác dụng của lá cây mật gấu

Trong y học, lá mật gấu được xem là dược liệu quý mang lại nhiều công dụng đối với sức khỏe. Đặc biệt, lá mật gấu được nhắc và sử dụng nhiều trong các trường hợp bệnh như:

  • Tác dụng của lá cây mật gấu trong hỗ trợ điều trị đau nhức xương khớp, đau lưng

Với thành phần moocphin, berberin có trong cây mật gấu có tác dụng tiêu viêm, giảm đau hiệu quả. Đó là lý do vì sao cây mật gấu thường được dùng ngâm rượu, sử dụng xoa lên chỗ xương khớp đau hoặc để uống giúp hỗ trợ trị các bệnh về đau xương khớp, phong tê thấp, giảm bớt các cơn đau nhức xương, tê mỏi gân cốt,… hiệu quả.

  • Tác dụng của lá cây mật gấu giúp ổn định lượng tiểu đường

Trong y học cổ truyền, lá mật gấu có tác dụng chính là ổn định đường huyết, hỗ trợ điều trị tiểu đường. Thường thì lá cây mật gấu sắc nước uống hằng ngày, là cách dùng đơn giản, được ứng dụng phổ biến để điều trị bệnh tiểu đường.

tác dụng của lá cây mật gấu
Tác dụng của lá cây mật gấu
  • Lá mật gấu giúp giải độc gan, hạ men gan và điều trị các triệu chứng của gan

Theo đông y, cây mật gấu có tính hàn, vị đắng, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm, tăng cường sức đề kháng tốt. Mọi người thường dùng cây mật gấu sắc nước uống. Hoặc dùng lá mật gấu phối hợp cùng các vị thuốc khác, tạo nên các bài thuốc trị viêm gan, vàng da rất hiệu quả.

  • Lá mật gấu giúp tiêu hóa tốt, giảm cân cho người béo phì

Khi dùng lá cây mật gấu thường xuyên, điều độ sẽ giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh, đẩy nhanh quá trình trao đổi chất tốt. Đồng thời, dược liệu này còn giúp hỗ trợ gan đào thải chất độc hại. Từ đó, dược liệu hình thành nên tác dụng đẩy nhanh quá trình chuyển hóa mỡ thừa trong cơ thể, đặc biệt hạn chế sự tích tụ của chúng và giúp giảm cân hiệu quả hơn.

Lá mật gấu tắm cho bé giúp phòng và điều trị các bệnh ở da

Lá cây mật gấu có vị đắng, tính mát, có tác dụng kháng khuẩn, tiêu viêm, thanh nhiệt, giải độc tốt nên thường được dùng để tắm cho các bé trị các bệnh về da. Trong dân gian, lá mật gấu được sử dụng nấu nước để tắm trị ghẻ, lở loét, rôm sảy,.. cho các bé rất tốt và hiệu quả.

Hướng dẫn dùng lá mật gấu tắm cho bé an toàn, hiệu quả

Nhằm đảm bảo an toàn cho bé, các bậc phụ huynh nên dùng loại lá cây mật gấu chất lượng, biết rõ nguồn gốc. Tránh sử dụng lá bị phun thuốc hay sâu bệnh. Thực hiện rửa lá mật gấu thật sạch. Đặc biệt, nên ngâm lá mật gấu với nước muối loãng để tăng hiệu quả làm sạch.

Sau bước làm sạch, lấy lá mật gấu đun sôi chung với nước, để nguội, lọc lấy nước lá mật gấu tắm cho bé (tránh tác động của lá cây làm ảnh hưởng, trầy xước da bé). Tuy nhiên, trước khi dùng nước lá mật gấu tắm cho bé thì các mẹ nên tắm qua cho bé bằng nước ấm để làm sạch da bé trước. Đồng thời, sau khi dùng nước lá mật gấu tắm cho bé thì các mẹ sẽ tắm lại cho bé bằng nước ấm bình thường.

hướng dẫn dùng lá mật gấu tắm cho bé an toàn, hiệu quả
Hướng dẫn dùng lá mật gấu tắm cho bé an toàn, hiệu quả

Cách bảo vệ các bé khỏi rôm sảy

Thay vì điều trị bệnh thì để tránh hiện tượng rôm sảy xuất hiện trên da của bé nhà bạn thì bạn có thể áp dụng các biện pháp phòng tránh sau:

  • Tạo điều kiện nơi ở, chơi đùa cho bé phải thoáng mát.
  • Mặc quần áo bằng chất liệu cotton mềm mại, rộng rãi, có khả năng thấm hút tốt cho bé.
  • Trong thời gian cho bé bú, mẹ cần tránh ăn các món đồ nóng và nên uống nhiều nước.
  • Không nên bôi quá nhiều kem, phấn rôm lên da bé, vì chúng có thể sẽ gây bít các lỗ chân lông của bé.
  • Trường hợp khi bé đã bị rôm sảy, tuyệt đối tránh làm trầy các vết rôm sảy, vì rất dễ dẫn đến nhiễm trùng da.

Một số lưu ý khi dùng lá tắm cho trẻ sơ sinh

Tuy rằng lá mật gấu tự nhiên, an toàn, lành tính, dùng tắm tốt cho bé. Nhưng các mẹ nên chú ý một số vấn đề cụ thể bên dưới khi dùng lá mật gấu tắm cho bé:

  • Sau khi tắm cho bé bằng lá mật gấu các mẹ nên theo dõi xem trên da bé có nổi hột đỏ hoặc mẩn đỏ không. Nếu có nên ngưng ngay vì có thể cơ địa bé không phù hợp với loại lá này.
  • Lá mật gấu sử dụng nấu nước tắm cho bé phải được rửa thật sạch để loại bỏ bụi bẩn, trứng côn trùng, thuốc trừ sâu,…
  • Nước lá mật gấu sử dụng tắm cho bé nên lọc lấy nước và bỏ lá hoàn toàn để khi tắm tránh trầy xước da bé.
  • Không tắm nước lá mật gấu cho bé khi da bé bị trầy xước, mưng mủ.

Lá mật gấu tắm cho bé là một phương pháp trị các bệnh về da cho bé hiệu quả, được các mẹ ứng dụng khá rộng rãi và phổ biến. Tuy nhiên, để an toàn tuyệt đối cho bé, các mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng phương pháp này cho bé nhà bạn nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *