Rễ đinh lăng có tác dụng gì?

Rễ đinh lăng có tác dụng gì? Được đồn thổi quý như vị nhân sâm núi, nhiều người đã không tiếc thời gian, công sức, chi phí đi tìm rễ đinh lăng về để chữa bệnh và cải thiện sức khỏe. Vậy sự thật rễ đinh lăng có tác dụng gì? Rễ đinh lăng có tốt cho sức khỏe thật không? Các bạn hãy cùng Đức Thịnh đi tìm câu trả lời nhé!

rễ đinh lăng có tác dụng gì
Rễ đinh lăng có tác dụng gì?

Sự thật rễ đinh lăng có tác dụng gì?

Theo nghiên cứu của GS. Ngô Ứng Long tại học viện Quân y nói riêng: Rễ đinh lăng chứa rất nhiều thành phần hoạt chất saponin giống như ở nhân sâm, cùng các loại vitamin B1, B2, B6, C và 20 acid amin cần thiết cho cơ thể.

Còn theo TS. Nguyễn Thị Kim Hương tại trung tâm sâm và dược liệu TPHCM, rễ đinh lăng có khả năng tăng cường thể lực, kích thích các hoạt động của não bộ, giúp giải tỏa lo âu, căng thẳng, mệt mỏi, chống oxy hóa, hỗ trợ bảo vệ gan, kích thích hệ miễn dịch tốt.

Kết luận chung qua các nghiên cứu đã thực hiện, rễ đinh lăng được xác nhận là dùng tốt cho sức khỏe. Dược liệu được ghi nhận là có khả năng:

  • Tăng cường sức khỏe, sức dẻo dai của cơ thể tương tự như nhân sâm, tam thất và các cây khác cùng họ.
  • Hỗ trợ giúp làm giảm trương lực cơ tim, làm tim co bóp chậm, huyết áp giảm.
  • Tăng cường hỗ trợ hô hấp về biên độ và tần số.
  • Giúp lợi niệu, làm tăng co bóp tử cung nhẹ.
  • Tăng sức đề kháng đối với tác hại của bức xạ siêu cao tần, kéo dài hơn ngũ gia bì, đương qui, ba kích.

Đồng thời, rễ đinh lăng sử dụng rất tốt cho não bộ, hoạt huyết dưỡng não, an thần, tăng khả năng tập trung, tăng cường trí nhớ, có lợi cho người lao động bằng trí óc, giúp ăn ngon ngủ tốt. Dược liệu còn hỗ trợ chữa trị các chứng bệnh rối loạn tiền đình, mất ngủ, suy nhược thần kinh,…

Hơn thế nữa, rễ đinh lăng còn có tác dụng giúp lợi tiểu, hỗ trợ điều trị các chứng bệnh về thận và sỏi thận, các bệnh có liên quan đến tiết niệu như háo tiểu, nước tiểu vàng,…

sự thật rễ đinh lăng có tác dụng gì
Sự thật rễ đinh lăng có tác dụng gì?

Cách sử dụng rễ đinh lăng hiệu quả nhất

Rễ đinh lăng sẽ thật sự tốt và phát huy hết tác dụng khi người dùng có cách sử dụng phù hợp, với liều lượng dược liệu đúng. Bên dưới đây là một số cách dùng rễ đinh lăng hiệu quả đối với các trường hợp bệnh, tình trạng sức khỏe:

  • Rễ đinh lăng giúp tăng cường sinh lực, sức khỏe dẻo dai và khả năng chống chịu của cơ thể:

Dùng 150g rễ đinh lăng khô đã thái lát đem ngâm cùng với  1 lít rượu gạo 35 – 40 độ, ngâm tầm 7 – 10 ngày liền là dùng được (thực hiện lắc đều 1 lần/ngày). Uống 2 lần/ngày vào trước bữa ăn 30 phút, 5 – 10 ml/lần.

  • Rễ đinh lăng giúp chữa đau lưng mỏi gối, tê thấp:

Dùng 20 – 30g rễ đinh lăng sắc lấy nước, chia làm 3 lần uống trong ngày. Hoặc có thể phối hợp sắc nước chung với cả rễ cây xấu hổ, cúc tần và cam thảo dây.

  • Rễ đinh lăng hỗ trợ thông tia sữa tắc:

Sử dụng 30 – 40g rễ đinh lăng đem sắc với 500ml nước, đun sôi, để lửa nhỏ cô cạn còn 250ml. Nước sắc thu được sẽ chia làm 2 – 3 lần uống trong ngày. Nên uống nước sắc khi còn ấm và uống liền 2 – 3 ngày.

cách sử dụng rễ đinh lăng hiệu quả nhất
Cách sử dụng rễ đinh lăng hiệu quả nhất

Một số lưu ý khi dùng rễ đinh lăng chữa bệnh

Rễ đinh lăng có tác dụng gì? Rễ đinh lăng được xem là nhân sâm núi quả là không sai. Với các thành phần dược chất quý bên trong tựa nhân sâm, rễ đinh lăng không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn có khả năng chữa bệnh tuyệt vời. Và để phát huy hết tác dụng, mang đến kết quả tốt nhất khi dùng rễ đinh lăng, các bác sĩ y học cổ truyền đã cho lời khuyên như sau:

  • Khi sử dụng rễ đinh lăng nên dùng dược liệu có từ 3 – 5 tuổi trở lên.
  • Không nên sử dụng rễ đinh lăng với liều lượng cao. Bởi nếu dùng dược liệu này với liều cao, người dùng sẽ bị say thuốc và xuất hiện các hiện trạng mệt mỏi, nôn mửa, tiêu chảy.
  • Bệnh nhân bị bệnh gan không nên sử dụng rễ đinh lăng.
  • Phụ nữ đang mang thai cũng không nên sử dụng dược liệu này.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *