Rễ đinh lăng được xem là “nhân sâm của người nghèo”. Rễ đinh lăng không chỉ dùng để ngâm rượu trang trí mà nó còn là một vị thuốc có tác dụng bồi bổ sức khỏe, hỗ trợ điều trị được nhiều căn bệnh với công hiệu mang lại khá bất ngờ.
Vậy cụ thể rễ đinh lăng thật sự tốt như thế nào? Hôm nay Thảo Dược Đức Thịnh sẽ giúp bạn đọc tìm hiểu rõ hơn về loài cây này cũng như thành phần, công dụng, cách sử dụng hiệu quả nhất thông qua bài viết bên dưới đây.
Giới thiệu sơ lược về cây đinh lăng
Đặc điểm của cây đinh lăng
Bên dưới đây sẽ là những đặc điểm của rễ đinh lăng lá nhỏ, được mua với ý định làm thuốc hỗ trợ điều trị bệnh.
Cây đinh lăng có tên khoa học là Polyscias fruticosa L. Harms (Tieghempanax fruticosus R Vig.). Thuộc họ nhân sâm (ngũ gia bì)
Đinh lăng hay còn gọi các tên khác như cây gỏi cá, nam dương sâm.
Là một loài cây nhỏ dạng bụi, cao 1,5-2m.
Thân nhẵn, ít phân nhánh, các nhánh non có nhiều lỗ bì lồi.
Lá kép mọc so le, có bẹ, phiến lá xẻ 3 lần lông chim, mép có răng cưa không đều, chóp nhọn, lá chét và các đoạn đều có cuống.
Hoa thường ra vào tháng 4-7, kích thước nhỏ, có màu trắng xám, thường là cụm hoa chuỳ ở ngọn, gồm nhiều tán.
Quả hình trứng, dẹt, màu trắng bạc
Rễ đinh lăng lá nhỏ có hình dạnh giống như rễ nhân sâm
Các loại cây đinh lăng
Rễ đinh lăng thì có hai loại đó là rễ đinh lăng lá to và rễ đinh lăng lá nhỏ. Tuy hai loại rễ này cùng là một mục đích dùng ngâm rượu trưng bày nhưng chỉ có rễ đinh lăng lá nhỏ mới có công dụng làm thuốc.
Phân bố
Thảo dược được trồng làm cảnh ở khắp các miền Bắc Nam nước ta, hầu như mỗi nhà dân đều có một cây trong vườn hoặc trong chậu đặt trước nhà.
Bộ phận dùng
Củ (Rể) và lá đinh lăng đều được dùng để làm thuốc.
Thu hoạch
Người ta thường thu hái rễ đinh lăng vào mùa đông, trồng trên 5 năm, bởi lúc này thảo dược có nguồn dinh dưỡng tốt và dồi dào nhất.
Đào lấy rễ đinh lăng, sau đó rửa sạch, that lát hoặc để nguyên phơi khô. Bảo quản nơi khô ráo tháng mát để được lâu mà các dưỡng chất vẫn còn nguyên vẹn.
Thành phần hóa học rễ đinh lăng
Qua nhiều nghiên cứu đã có kết luận thành phần hóa học bên trong rễ đinh lăng đều là những hoạt chất hữu ích cần thiết và rất tốt cho sức khỏe mỗi người. Trong đó:
- Saponin là thành phần chủ yếu có trong rễ đinh lăng
- Gồm khoảng 13 axit amin
- Nhiều vitamin nhóm B và nhiều nhất là sinh tố B1
- Đặc biệt có chứa rất nhiều các nguyên tố vi lượng
Tính vị, tác dụng trong Đông y
Theo Đông Y, rễ đinh lăng là thảo dược thuộc tính hàn, có vị vừa ngọt vừa đắng nhẹ. Rễ đinh lăng được mệnh danh là sâm của người nghèo, bởi nó có tác dụng không khác gì nhân sâm: giúp thông huyết mạch, tăng cường sức dẻo dai, bồi bổ khí huyết, nâng cao sức đề kháng của cơ thể, giảm mệt mỏi, ăn ngon, ngủ tốt.
Công dụng của rễ đinh lăng là gì?
Sở dĩ rễ đinh lăng được xem là “nhân sâm của người nghèo” bởi vì trong rễ chứa một lượng lớn chất saponin (chất này đóng vai trò quan trọng trong thành phần của nhân sâm) giúp tạo nên công dụng tuyệt vời cho rễ đinh lăng.
Cả Đông y và Y học hiện đại đánh giá cao và công nhận công dụng tuyệt vời từ loại rễ này trong hỗ trợ điều trị nhiều ngăn bệnh như:
- Giúp thông huyết mạch, bồi bổ khí huyết, tăng cường sinh lực, dẻo dai, tăng cường sức chịu đựng
- Giúp tăng trí nhớ, tăng sức đề kháng cho cơ thể
- Hỗ trợ điều trị ho, hạ sốt
- Hỗ trợ điều trị đau tức vú, tắc tia sữa, làm lợi sữa, làm săn da
- Giúp hỗ trợ chứng kiết lỵ, chứng suy nhược cơ thể
- Giúp khôi phục sức khỏe khi cơ thể bị suy nhược, giúp ăn ngon, ngủ tốt, tăng cân
- Giúp nhịp tim sớm ổn định trở lại bình thường sau khi gắng sức
- Làm tăng biên độ điện thế não, giúp tăng tỉ lệ các sóng alpha, bêta, giảm tỉ lệ sóng delta.
Đối tượng sử dụng rễ đinh lăng
- Người luôn hoạt động mạnh và cần bổ sung nhiều dưỡng chất.
- Người bình thường cũng có thể dùng rễ đinh lăng sắc uống hoặc ngâm rượu để tăng tuổi thọ.
- Người mới ốm dậy.
- Nam giới có thể uống rượu rễ đinh lăng uống hàng ngày để tăng cường sinh lý.
Liều dùng
Mỗi ngày một người chỉ nên dùng 5 đến 50g rễ đinh lăng, không được sử dugnj quá liều. Bởi vì, trong thảo dược có chứa Saponin, chất này có thể làm vỡ hồng cầu gây ra các hiện tượng buồn nôn, chóng mặt,… Nếu dùng quá nhiều sẽ dẫn đến đinh lăng.
Cách sử dụng rễ đinh lăng như thế nào?
Rễ đinh lăng có thể dùng sắc hoặc ngâm rượu để hỗ trợ điều trị bệnh. Tất cả các bộ phận của cây đinh lăng, từ thân cành lá cho đến toàn bộ rễ và vỏ cây (đã trồng được 5 năm trở lên) đều có thể sử dụng làm thuốc. Trong đó rễ cây là bộ phận được sử dụng nhiều nhất.
Có 2 cách sử dụng rễ cây thuốc phổ biến đó là sắc uống và ngâm rượu, mỗi cách sẽ phù hợp với từng bệnh và từng sở thích sử dụng khác nhau. Hôm nay, chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn đọc 2 cách sau:
Sắc uống:
Tùy vào từng tình trạng bệnh mà chúng ta sử dụng liều lượng rễ đinh lăng thích hợp để sắc nước uống hàng ngày. Với cách này, các bạn có thể xem trong bài thuốc mà chúng tôi liệt kê phía dưới.
Ngâm rượu rễ cây tươi:
- Chuẩn bị: 1kg nguyên rễ rửa sạch (Dùng dao hoặc thìa sắt để cạo phần thân nối với củ gần bề mặt đất nhất, rồi sau đó rửa và tráng qua nước thêm 1 lần nữa để ráo nước bạn có thể dùng khăn lau cho khô), 6-7 lít rượu và 1 bình ngâm như trên.
- Cách làm: Tiến hành sắp xếp đặt rễ cây vào bình tạo dáng, rồi tiến hành đổ rượu vào. Ngâm từ 6 tháng trở lên là có thể dùng.
- Cách dùng: Ngày dùng 2 lần, mỗi lần 10-15ml.
Kết luận: Rượu ngâm đủ ngày sẽ ra màu vàng cánh gián, đặc trưng mùi hương dịu. Lúc này nồng độ rượu sẽ giảm xuống còn 32-35%, uống vào ban đầu hơi có vị mát sau khi ngụm rượu tới bụng sẽ bừng nóng. Đối với cách làm khô thì rượu đinh lăng có mùi thơm nhiều người đánh giá là uống ngon hơn so với ngâm tươi.
Ngâm rượu với rễ cây khô:
- Chuẩn bị: 1kg rễ cây thuốc (lá nhỏ) khô tán nhỏ, 9-10 lít rượu độ cồn từ 40-42 độ), 1bình ngâm thủy tinh hoặc chum sành.
- Cách làm:Cho cả rượu và rễ vào bình ngâm, đậy kín nắp bình rồi ngâm trong thời gian khoảng thời gian hơn 3 tháng là sử dụng được.
- Cách dùng rượu rễ đinh lăng: Ngày dùng 2 lần, mỗi lần 10-15ml.
Một số bài thuốc kết hợp rễ đinh lăng với một số vị thảo dược khác
Bồi bổ cơ thể và giảm mệt mỏi
Rễ cây hái về chặt nhỏ hoặc thái lát mỏng khoảng 15g, nấu với 300ml nước trong khoảng 15 phút, chia uống 2-3 lần trong ngày.
Hỗ trợ điều trị tắc tia sữa ở phụ nữ sau sinh
Dùng 30-40g rễ, nấu với 0.5 lít nước, sắc lại còn 250ml, uống khi còn nóng.
Điều trị ho lâu ngày
Rễ cây, bách bộ, đậu săn, rễ cây dâu, nghệ vàng, rau tần dày lá tất cả đều 8g, củ xương bồ 6g, gừng khô 4g. Đem tất cả nấu 600ml, sắc còn 250ml, chia làm 2 lần uống trong ngày( lưu ý uống khi còn nóng ).
Hỗ trợ điều trị liệt dương
Đinh lăng, hoài sơn, ý dĩ, hoàng tinh, hà thủ ô, kỷ tử, long nhãn, cám nếp, mỗi vị 12g; trâu cổ, cao ban long, mỗi vị 8g; sa nhân 6g. Đem tất cả nấu với 1000ml nước, sắc còn lại 500ml, chia làm 2 lần, cứ như vậy dùng trong 1 tháng.
Điều trị viêm gan
Đinh lăng 12g, nhân trần 20g, ý dĩ 16g; chi tử, hoài sơn, biển đậu, rễ cỏ tranh, xa tiền tử, ngũ gia bì, mỗi vị 12g; uất kim, nghệ, ngưu tất, mỗi vị 8g. Đem tất cả nấu với 600ml nước, sắc còn lại 250ml, chia làm 2 lần, cứ như vậy dùng trong 1 tháng.
Trị thiếu máu
Đinh lăng, hà thủ ô, thục địa, hoàng tinh, mỗi vị 100g; tam thất 20g, tán bột. Pha nước uống mỗi ngày 10g.
Lưu ý:
- Không được dùng với liều cao, sẽ bị say, có hiện tượng mệt mỏi, nôn mửa, tiêu chảy…
- Đặc biệt, khi sử dụng phải dùng những cây đã có từ 3 – 5 tuổi trở lên.
Địa chỉ mua rễ đinh lăng uy tín – chất lượng
Hiện nay, trên thị trường thuốc nam rễ đinh lăng được bày bán rất nhiều. Điều này khiến nhiều người dùng hoang mang, không biết nên lựa chọn mua ở đâu? Là chất lượng là an toàn.
Không cần phải đắng đo lựa chọn, hãy đến ngay cửa hàng Thảo Dược Đức Thịnh. Tại đây Đức Thịnh có bán tất cả các sản phẩm thuốc nam quý với chất lượng và an toàn luôn được đảm bảo, hơn nữa là giá cả lại hợp lý.
Ngoài ra, Đức Thịnh còn bán các sản phẩm rượu rễ đinh lăng ngâm sẵn lâu năm. Nếu như bạn đang có nhu cầu mua hoặc giải đáp bất kỳ thắc mắc gì, chỉ cần gọi ngay hotline bên dưới hoặc cũng có thể xem thông tin chi tiết tại website: thaoduocducthinh.com bạn nhé!
(Kết quả có thể khác nhau, tùy vào cơ địa từng người)