Củ gai là một vị thuốc dân gian nổi tiếng rất tốt đối với sức khỏe thai nhi. Vậy bà bầu uống củ gai bao lâu thì có tác dụng? Hãy cùng Thảo Dược Đức Thịnh tìm hiểu thông tin qua bài viết này nhé.
Củ gai là gì?
Củ gai là bộ phận rễ của cây gai hay còn gọi với cái tên khác là cây trữ ma, được trồng chủ yếu ở khu vực tây bắc. Củ gai có hình dáng giống với củ sắn nhưng dài và thon hơn, bên ngoài vỏ màu nâu đậm, có các vết sần nhỏ.
Theo nghiên cứu khoa học, củ gai có chứa một số hoạt chất như apigenin, rhoifolin 0.7%, acid quinic, acid protocatechic, acid chlorogenic có tác dụng điều trị bệnh trong y học. Có 2 cách dùng củ gai: cắt thành lát mỏng dùng tươi hoặc sấy khô bảo quản dùng lâu dài.
Bà bầu uống củ gai bao lâu thì có tác dụng?
Củ gai một vị thuốc tốt cho thai nhi, nên được các mẹ bầu ưu tiên sử dụng. Tuy nhiên các mẹ bầu trong khi sử dụng thắc mắc rằng uống củ gai bao lâu thì có tác dụng? Ngay sau đây, Thảo Dược Đức Thịnh xin đề cập đến thời gian uống của gai để phục vụ các mẹ bầu.
Đối với bà bầu có nhu cầu an thai
Từ những công dụng tuyệt vời của củ gai và lành tính khi sử dụng. Các bà bầu có thể sử dụng bài thuốc này trong suốt quá trình mang thai cho đến lúc sinh, đặc biệt là 3 tháng đầu thời điểm hình thành tim thai và thai nhi. Thành phần có trong củ gai có tác dụng hỗ trợ cho phôi thai phân chia tế bào, bám chặt vào thành tử cung, thai nhi phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn trí tuệ.
Điều trị các vấn đề gặp phải trong quá trình mang thai
Trường hợp 1:
Đối với trường hợp mẹ bầu sử dụng củ gai để điều trị các bệnh lý khi mang thai như động thai, tụ dịch sau màng nuôi, rau bị bóc tách, có ra huyết nâu đỏ. Trường hợp này mẹ bầu nên uống củ gai tối thiểu trong vòng 1 tuần để cầm máu và giúp thai nhi ổn định.
3 ngày đầu tiên mỗi ngày lấy 150g – 200g củ gai rửa sạch thái mỏng đem đun với 1 lít nước, trong thời gian 30-40 phút, một ngày đun khoảng 2-3 lần. 4 ngày sau mỗi ngày lấy 100g và nấu như trên uống thay nước trong ngày. Phần củ sau khi đun 2-3 lần mẹ bầu nên ăn hết, không nên bỏ đi.
Sau 1 tuần sử dụng sẽ có dấu hiệu thuyên giảm hoặc khỏi hẳn thì mẹ bầu cũng không nên ngưng giữa chừng. Tốt nhất nên uống thêm 1-2 tuần nữa để theo dõi và cho thai nhi ổn định trở lại, ngăn ngừa tái phát.
Trường hợp 2:
Đối với trường mẹ bầu ra máu đỏ sẫm: Lượng dùng tương tự như trường hợp 1 nhưng cho thêm vài ngọn cây ngải cứu hoặc tía tô vào.
Đối với mẹ bầu uống củ gai để hỗ trợ chuyển phôi
Các chị em nên uống liên tục trước 3 ngày và sau 7 ngày kể từ lúc chuyển phôi. Ở 3 ngày đầu, mỗi ngày lấy 100g đun với 300 – 400ml nước để uống.
7 ngày sau chuyển phôi, liều lượng dùng cũng giống với khi an thai, đây bắt đầu được coi là giai đoạn an thai sớm để phôi thai bám chắc và phát triển khỏe mạnh.
Sau khi chuyển phôi khoảng 14 ngày nếu chỉ số hCG < 25mlU/ml, có thể khẳng định đến 90% bạn đã đậu thai. Lúc này thì củ gai lại càng phát huy tốt công dụng thật sự của mình. Vì vậy, chị em không nên ngưng uống mà phải duy trì đều đặn cho tới khi sinh.
Những lưu ý khi dùng củ gai trong suốt thai kỳ
Bà bầu hoàn toàn có thể uống củ gai trong suốt thời kỳ mang thai như một loại nước uống giúp hỗ trợ cho sự phát triển của thai nhi vì công dụng của củ gai là phòng ngừa những triệu chứng xấu như sảy thai, động thai. Tuy nhiên mẹ bầu cần chọn những địa chỉ uy tín để mua củ gai vì nếu uống nhầm sang cây khách sẽ rất nguy hiểm.
Nếu mẹ bầu đang điều trị bằng thuốc tây dưới sự chỉ dẫn của bác sĩ thì vẫn có thể dùng củ gai mà không cần phải lo tác dụng phụ, bởi củ gai là một bài thuốc rất lành tính.
Mẹ bầu nên bảo quản nước củ gai đã đun trong tủ lạnh, trước khi uống thì nên làm ấm lại. Không nên uống khi quá no hoặc khi đói. Củ gai tươi không nên bảo quản ở ngăn đá tủ lạnh, còn khi để ngăn mát tủ lạnh tránh để nơi phả khí lạnh trực tiếp củ sẽ rất nhanh hỏng.
Để tăng hiệu quả củ gai, khi sắc uống bạn có thể cho thêm 1 nắm đỗ đen xanh lòng đã được rang thơm vào.
Bà bầu uống củ gai bao lâu thì có tác dụng? Thắc mắc đã được Thảo Dược Đức Thịnh giải đáp chi tiết. Mong rằng các bà mẹ trẻ thông thái sẽ có phương án dùng củ gai tươi hiệu quả suốt 9 tháng 10 ngày đồng hành cùng con.