Giảo cổ lam đã được sử dụng rộng rãi trong y học cổ truyền để điều trị một số bệnh, bao gồm viêm gan, tiểu đường và bệnh tim mạch. Hơn nữa, Giảo cổ lam gần đây đã được chứng minh là có các hoạt động chống ung thư mạnh mẽ. Giảo cổ lam được phân biệt thành nhiều loại dựa trên hình dáng lá của chúng, mỗi loại đều có những đặc điểm và công dụng riêng.
Bài viết này được chia sẻ từ các chuyên gia của Đức Thịnh, sẽ cung cấp cho bạn cách phân biệt các giống giảo cổ lam và giới thiệu các công dụng trị bệnh của từng loại, đồng thời bài viết cũng đưa ra một số lời khuyên trong việc lựa chọn giảo cổ lam 5 lá hay 7 lá tốt hơn trong điều trị bệnh.
Có mấy loại giảo cổ lam ?
Theo các chuyên gia thảo mộc của Đức Thịnh, cây Giảo Cổ Lam phân bố phân bố khắp nơi, từ dải nhiệt đới châu Á đến Đông Á, từ dãy Himalaya đến Nhật Bản, Malaysia và New Guinea. Theo những nghiên cứu mới nhất đã được công bố thì hiện nay trên thế giới có chính thức 19 loài Giảo cổ lam.
Tuy nhiên, tại Việt Nam, Giảo cổ lam chỉ mới thấy có 3 giống, đó là giống cây giảo cổ lam 3 lá, giống cây giảo cổ lam 5 lá và giống cây giảo cổ lam 7 lá. Đặc điểm nhận dạng cơ bản của 3 giống giảo cổ lam này là từ số lượng lá trên một cành nhỏ của chúng.
Trong 3 loại Giảo cổ lam này thì Giảo cổ lam 3 lá thường ít được sử dụng trong y học nhất vì hiệu quả điều trị bệnh không cao, các thành phần dược tính trong Giảo cổ lam 3 lá còn đang được nghiên cứu.
Giống giảo cổ lam 5 lá và giống giảo cổ lam 7 lá mọc khá phổ biến trong tự nhiên và ứng dụng nhiều trong y học. Trong phạm vi của bài viết này chỉ đề cập đến 2 loại là Giảo cổ lam 5 lá và Giảo cổ lam 7 lá.
Đặc điểm đặc trưng của giảo cổ lam 5 lá và giảo cổ lam 7 lá?
Giảo cổ lam 5 lá
Tên khoa học: Gynostemma pentaphyllum (Thunb.) Makino
Đặc điểm phân bố: Mọc trên núi đá vôi cao, có độ cao 500 – 600m so với mực nước biển, mọc dưới tán lá rừng. Ở Việt Nam, Giảo cổ lam tập trung nhiều ở vùng núi đá vôi của tỉnh Hòa Bình nên cũng thường được gọi là giảo cổ lam 5 lá Hòa Bình. Nhìn chung, loại giảo cổ lam này khá kén chọn nơi sinh trưởng.
Đặc điểm sinh học: Là loại có thân mảnh, có dây leo nhờ tua cuốn ở nách lá. Lá kép hình chân vịt, mép lá có dạng răng cưa, có 5 lá trên một cành. Hoa hình chùy màu trắng. Quả khô hình cầu, đường kính từ 5 đến 9mm, khi quả chín có màu đen.
Dược tính: Theo Đông y, giảo cổ lam 5 lá có vị đắng, tính hàn, không độc, lá khô có mùi thơm, pha nước uống lúc đầu đắng sau sẽ ngọt dần.
Giảo cổ lam 7 lá
Tên khoa học: Gynostemma pedatum Blume
Phân bố: Thường mọc ven suối, chân núi hoặc nơi có nước chảy. Khí hậu Việt Nam thích hợp với sự phát triển của Giảo cổ lam 7 lá nên loại này có thể bắt gặp ở nhiều nơi tại Ba Vì, Lạng Sơn, Sapa, Ninh Bình, Hòa Bình.
Đặc điểm sinh học: Là cây thảo nhiều năm, có dạng dây leo nhẵn hoặc có lông, có dây leo mảnh mọc ra từ nách lá. Loại này được gọi là Giảo cổ lam 7 lá vì chúng có 7 lá mọc trên 1 cành, lá mọc so le, kép hình chân vịt. Hoa đơn tính, mọc thành cụm hoặc hình chùy.
Dược tính: Vị rất đắng, tính hàn, không vị, lá khô không có mùi thơm.
Giảo cổ làm 5 lá hay 7 lá tốt hơn?
Cho đến nay vẫn chưa có nghiên cứu y học chính thức nào so sánh giảo cổ lam 5 lá hay 7 lá tốt hơn. Tuy nhiên qua khảo sát tác dụng và công dụng của 2 loại giảo cổ lam 5 lá và 7 lá dưới đây, bạn có thể lựa chọn được loại nào hiệu quả cho việc điều trị bệnh.
Tác dụng của Giảo cổ lam 5 lá
Trong thành phần của Giảo cổ lam 5 lá có chứa các hoạt chất như saponin, flavonoid, polysaccharide, vitamin, canxi và nhiều khoáng chất.
Do đó, giảo cổ lam 5 lá có tác dụng chống mệt mỏi, tăng cường miễn dịch bảo vệ gan, chống oxy hóa tế bào, giảm cholesterol và lipid máu, hạ glucose máu, tăng cường sự lưu thông mạch vành và giảm áp lực máu, giảm nhồi máu cơ tim, giảm đau, chống loét và viêm.
Đặc biệt, Giảo cổ lam 5 lá còn có tác dụng ức chế các tế bào ung thư.
Tác dụng của Giảo cổ lam 7 lá
Thanh nhiệt, giải độc, an thần, giảm cholesterol, tăng cường tuần hoàn máu, hạ đường huyết.
Nên chọn giảo cổ lam 5 lá hay 7 lá tốt hơn?
Như phần trước chúng ta đã thảo luận về vấn đề giảo cổ lam 5 lá hay 7 lá tốt hơn? Vậy về mặt tác dụng, có thể thấy được Giảo cổ lam 5 lá có nhiều tác động tốt cho sức khỏe hơn và trị được nhiều bệnh hơn. Do đó mà dùng giảo cổ lam 5 lá tốt hơn cho việc điều trị bệnh.
Thêm vào đó, về độ phổ biến, Giảo cổ lam 5 lá trên thế giới đã được sử dụng rất rộng rãi, đồng thời cũng đã có nhiều nghiên cứu khoa học y học, các công trình đánh giá về thành phần hóa lý sinh và nhiều thử nghiệm lâm sàng về loại Giảo cổ lam này.
Trong khi đó, các công trình nghiên cứu về Giảo cổ lam 7 lá vẫn còn hạn chế, chưa thấy thông tin được công bố nhiều. Chính vì lẽ đó mà vẫn nên dùng Giảo cổ lam 5 lá để được an toàn và tăng hiệu quả trị bệnh hơn.
Tại sao giảo cổ lam 5 lá lại tốt hơn so với giảo cổ lam 7 lá?
Mặc dù Giảo cổ lam 7 lá cũng là loại thảo dược có nhiều công dụng đối với sức khỏe con người, tuy nhiên nếu so sánh giảo cổ lam 7 lá với giảo cổ lam 5 lá thì Giảo cổ lam 5 lá vẫn tốt hơn bởi những lý do sau:
- Trong thành phần hóa học của Giảo cổ lam 5 lá có nhiều hoạt chất có lợi cho cơ thể người, có thể chữa trị được nhiều loại bệnh hơn.
- Gần đây các nghiên cứu đã phát hiện ra trong Giảo cổ lam 5 lá có chứa các loại hoạt chất saponin, có khả năng tiêu diệt mạnh các tế bào ung thư trong khi Giảo cổ lam 7 lá không có.
- Giảo cổ lam 5 chỉ phân bố tại một số địa phương và không dễ phát triển như Giảo cổ lam 7 lá nên quý hiếm hơn.
- Đã có nhiều nghiên cứu y học về Giảo cổ lam 5 lá, công dụng trị bệnh cũng như độ an toàn của nó đã được công bố chính thức nên sẽ tốt hơn cho người sử dụng.
Giảo cổ lam điều trị bệnh gì ?
Nhờ trong thành phần có chứa nhiều hoạt chất quan trọng và tốt cho sức khỏe nên Giảo cổ lam có thể hỗ trợ điều trị những bệnh như:
- Bệnh tiểu đường: Giảo cổ lam có tác dụng giảm lượng đường trong máu lúc đói và cải thiện mức độ nhạy cảm của cơ thể đối với tác động của insulin ở những người mắc bệnh tiểu đường.
- Bệnh Cholesterol cao: Giảo cổ lam có thể làm giảm tổng lượng cholesterol và tăng tỷ lệ lipoprotein, ngăn ngừa xơ vữa động mạch.
- Thừa cân, béo phì: Giảo cổ lam cũng có tác dụng giảm béo, đẩy nhanh quá trình chuyển hóa năng lượng của cơ thể, làm thúc đẩy quá trình oxy hóa chất béo và giảm lượng mỡ thừa.
- Bệnh huyết áp cao: Giảo cổ lam có tác dụng kích thích cơ thể sản xuất ra oxit nitric, một chất có vai trò tích cực trong việc kiểm soát và điều hòa huyết áp.
- Bệnh tim mạch: Giảo cổ lam làm giảm nguy cơ nhồi máu cơ tim, lưu thông máu.
- Bệnh gan: Giảo cổ lam có thể giúp bảo vệ tế bào gan trước sự tấn công của các độc tố, làm tăng tiết mật.
- Bệnh u bướu: Các chiết xuất từ Giảo cổ lam có tác dụng ngăn ngừa và kìm hãm sự phát triển các tế bào ung thư.
Dùng lâu giảo cổ lam có gây hại gì với sức khỏe không?
Các nghiên cứu y học và thử nghiệm lâm sàng đã chứng minh trong thành phần của Giảo cổ lam không có chứa các độc tố gây hại cho sức khỏe. Hơn thế, trong thành phần của Giảo cổ lam còn có nhiều vitamin, các khoáng chất như kẽm, mangan, sắt và các hoạt chất có lợi cho sức khỏe nên có thể sử dụng bình thường và lâu dài để tăng cường sức khỏe và kéo dài tuổi thọ.
Qua những chia sẻ trong bài viết hẳn các bạn đã biết được giảo cổ lam 5 lá hay 7 lá tốt hơn. Việc lựa chọn thảo dược đúng sẽ mang lại những lợi ích không nhỏ đến sức khỏe của bạn, vì vậy hãy tìm hiểu kỹ càng về thảo dược bạn đang muốn dùng để hiệu quả hơn cho việc trị bệnh.