Cây muối có tác dụng gì? Cây muối là một vị thuốc quý trong Đông y với công dụng hỗ trợ điều trị được nhiều chứng bệnh hiệu quả. Do đó, trong bài viết này chúng tôi sẽ bật mí cho bạn đọc biết cây muối có tác dụng gì và cách dùng thảo dược như thế nào.
Cây muối có tác dụng gì?
Theo y học cổ truyền cây muối là một vị thuốc thuộc tính bình, có vị chát và hơi chua. Nhưng phần rễ và lá của loại thảo dược này lại thuốc tính mát và có vị mặn. Do đó, những bộ phận của loại thảo dược này có tác dụng khác nhau như sau:
Tác dụng của quả cây muối
Bởi vì phần quả của cây muối có chứa nhiều axit, nên nó được dùng trong cả mục đích y tế như là chất thay thế rennet (men dịch vị), trị đau bụng, ho, sốt rét, kiết lỵ, vàng da và thấp khớp. Hoặc chúng có thể được dùng làm muối.
Nốt sần trên lá
Nốt sần trên lá và cuống của cây muối là do hoạt động của rệp tạo ra. Những nốt sần này rất giàu tannin nên được sử dụng để khử trùng, làm se da và cầm máu.
Nếu bài chế nốt sần này để uống có thể hỗ trợ điều trị tiêu chảy mãn tính, đổ mồ hôi ban đêm, đổ mồ hôi tự phát, ho dai dẳng có máu, xuất huyết, đại tiện ra máu hay đờm có máu.
Ngoài ra, phần nốt sần này cũng có thể được dùng để trị bệnh đái tháo đường hay những vết thương ngoài da, chẳng hạn như: bỏng, trĩ, chảy máu do chấn thương và lở loét trong miệng.
Lá và rễ cây muối
Phần lá và rễ của cây muối được sử dụng để kích thích lưu thông máu. Bên cạnh đó, người ta cũng sắc lá và rễ cây muối uống để dùng trong điều trị ho ra máu, viêm thanh quản, đau dạ dày, gãy xương do chấn thương hay rắn cắn.
Ngoài ra, vỏ và thân cây muối lại có tác dụng làm se, tẩy giun sán.
Ngoài những tác dụng này thì trong y học hiện đại các chiết xuất của cây muối được dùng để ngăn hặn sự tăng sinh của virus ở não mạnh hơn ở da, chống siêu vi khuẩn bệnh herpes, ức chế nhiều loại vi khuẩn (Như: Clostridium perfringens, Escherichia coli, c. paraputrificum, Eubacterium limosum, Bacieroides fragilis và Staphylococcus aureus).
Hướng dẫn cách sử dụng cây muối hiệu quả
Liều lượng sử dụng cây muối được khuyến cáo là khoảng từ 15 – 60g mỗi ngày. Có thể điều chỉnh liều lượng thảo dược này khi được kết hợp với các loại dược liệu khác vào bài thuốc cụ thể.
Tùy thuộc vào từng bài thuốc và mục đích sử dụng mà có thể dùng cây muối bằng cách sắc lấy nước uống hay đắp ngoài da như sau:
Cách dùng cây muối chữa kiết lỵ ra máu lâu ngày
Lấy 40g cây muối, 20g phèn phi và 5g đồng cân, đem các nguyên liệu này tán thành bột rồi viên với hồ. Mỗi lần sử dụng khoảng 2 – 8g với tần suất 2 – 3 lần một ngày, nên uống chung thảo dược với nước cơm để đạt hiệu quả tốt.
Cách dùng cây muối trị ho lâu ngày, khạc ra máu
Lấy một lượng cuống lá của cây muối mang đi sao vàng rồi tán thành bột để sử dụng dần. Mỗi lần sử dụng đúng 4g cùng với tần suất 2 – 3 lần một ngày. Nên uống cùng với nước chè sau bữa ăn.
Cách dùng cây muối trị đau răng, loét lợi
Lấy một lượng nhỏ cây muối vừa với chỗ đau răng hoặc loét lợi. Đem thảo dược tán nhỏ rồi tiến hành xát trực tiếp vào chỗ bị đau.
Cách dùng cây muối chữa thủy thũng
Dùng 4 – 8g vỏ rễ cây muối sắc cùng với 1 thăng nước. Đun sôi với lửa nhỏ và ngưng sắc khi lượng nước thuốc rút cạn chỉ còn phân nửa. Chia thành nhiều lần uống trong ngày.
Cách dùng cây muối trị bệnh thận hư, thận ứ nước
Dùng cây muối, cây nổ, cây mực và cây quýt gai mỗi vị 20g sắc chung với khoảng 800ml nước. Đun sôi trên lửa nhỏ cho đến khi lượng nước thuốc còn 300ml. Chia ra làm 3 lần sử dụng trong ngày, nên uống nước thuốc khi còn ấm nóng là tốt nhất. Sử dụng với liều lượng 1 ngày 1 thang.
Từ những chia sẽ trên chúng tôi tin rằng bạn đã giải đáp được “Cây muối có tác dụng gì?”. Mong rằng bài viết này giúp bạn hiểu hơn về tác dụng và cách dùng cây muối như thế nào.