Cao hà thủ ô loại nào tốt nhất? Đây là câu hỏi được nhiều người tiêu dùng thắc mắc nhất hiện nay. Do đó, trong bài viết hôm nay chúng tôi sẽ chỉ cho bạn đọc biết loại cao hà thủ ô nào tốt nhất, cũng như tác dụng và cùng dùng của sản phẩm.
Cao hà thủ ô loại nào tốt nhất?
Cao hà thủ ô đỏ là loại cao tốt nhất. Bởi trong hà thủ ô đỏ có các hoạt chất Anthranoid 1.7% (Trong đó có emodin, rhein, physcion, chrysophanol) và 45.2% tinh bột, 1.1% protid, 3.1% lipid, 4.5% chất vô cơ. Ngoài ra, trong hà thủ ô đỏ còn chứa 26,45g các chất tan trong nước, rhaponticin, ponticin, lecitin.
Khi chưa được chế biến, vị thuốc này chứa 7.68% tannin và 0.25% dẫn chất anthraquinon tự do cùng 0.8058% dẫn chất anthraquinon toàn phần. Sau khi hà thủ ô đỏ được chế biến thì chất tannin chỉ còn 3.82% và dẫn chất anthraquinon tự do còn 0.1127% cùng dẫn chất anthraquinon toàn phần còn 0.2496%.
Ngoài những hoạt chất trên thì trong loại thảo dược này còn có các chất đạm, chất béo, tinh bột và chất vô cơ. Và đặc biệt hợp chất lexitin là một phosphatid có tác dụng kết hợp acid glycerophosphoric với một phân tử cholin và hai phân tử acid béo giúp hà thủ ô hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả.
Cách phân biệt hà thủ ô đỏ với các loại hà thủ ô khác
Hiện nay trong tự nhiên đang có ba loại hà thủ ô đó là: hà thủ ô đỏ, hà thủ ô trắng và hà thủ ô củ nâu. Tuy nhiên, hiện nay tại nước ta chỉ có 2 loại hà thủ ô là đỏ cùng trắng, trong đó đỏ được ưa chuộng nhiều hơn.
Đồng thời, củ hà thủ ô nâu có hình dáng bên ngoài gần giống với hà thủ ô đỏ nên hai loại này cũng rất dễ bị nhầm lẫn. Do đó, nếu không muốn “tiền mất tật mang”, tốt nhất bạn nên tìm hiểu rõ về 3 loại hà thủ ô này để biết cách phân biệt thật giả khi mua nhé.
Hà thủ ô đỏ
Hà thủ ô đỏ là loại cây sống lâu năm ở các tỉnh miền núi như: Lai Châu, Lào Cai, Sơn La, Hà Giang, Nghệ An, Bình Định, Phú Yên, Lâm Đồng, Đắk Lắk.
Là loại cây thân leo, thường mọc xoắn vào nhau, bề ngoài thân cây là màu xanh tía, nhẵn và có vân. Rễ hà thủ ô đỏ phồng thành củ giống với củ khoai lang với mặt ngoài màu nâu đỏ và có nhiều chỗ lồi lõm, cứng chắc nên rất khó bẻ. Mặt cắt ngang của hà thủ ô đỏ có lớp vỏ màu nâu sậm, nhưng lớp bên trong có màu hồng có nhiều bột, ở giữa là có lõi gỗ cứng. Bột có màu nâu hồng và không mùi nhưng vị đắng chát.
Lá hà thủ ô đỏ thường mọc so le, cuống dài. Phiến lá hình trái tim, cả hạị mặt đều nhẵn, mép hơi lượn sóng, ở đầu nhọn, lá dài từ 4 – 8cm, rộng khoảng 2.5 – 5cm.
Hoa của loại thảo dược này rất nhỏ, có đường kính 2mm và mọc cách xa nhau ở kẽ lá. Một bông hoa thường có 8 nhụy (Trong đó có 3 nhụy hơi dài hơn) và đầu nhụy là hình mào gà.
Hà thủ ô trắng
Hà thủ ô trắng còn được gọi là nam hà thủ ô. Cũng là loại cây dây leo, được người dân địa phương dùng thân thái mỏng sử dụng thay cho hà thủ ô đỏ.
Hà thủ ô trắng có mùi thơm nhẹ và vị đắng chát. Vì trên thân và lá cây này có nhiều nhựa nên không có công dụng bồi bổ cơ thể như là hà thủ ô đỏ.
Hà thủ ô củ nâu
Hà thủ ô nâu thường có củ màu nâu hồng hay nâu tím, lớp bề ngoài hơi sần sùi và hay có sơ gai nhỏ khi bị cắt ngang hoặc dọc, cũng rất cứng nên khó bẻ. Có hình hơi tròn hoặc bầu dục, vị rất chát và se lưỡi.
Theo Đông y, củ nâu có tác dụng thanh nhiệt, hoạt huyết, sát trùng, cầm máu, cầm tiêu chảy. Tuy nhiên, do trong củ nâu có chứa nhiều hợp chất tannin nên dễ gây táo bón, sử dụng lâu ngày sẽ gây tích tụ chất độc trong cơ thể, nguy hại đến gan và thận.
Hướng dẫn cách sử dụng cao hà thủ ô đỏ
Mỗi lần dung 3g cao hà thủ ô đỏ hòa cùng 200ml nước sôi để uống. Nên sử dụng sáng và chiều mỗi ngày. Kiên trì uống 3-6 tháng để thấy hiệu quả tốt hơn.
Đối với trẻ em trên 6 tuổi thì uống khoảng một nữa cao hà thủ ô của người lớn.
Vị cao hà thủ ô đỏ rất dễ uống vì nó đã được trung hòa bớt vị đắng vốn có của thảo dược.
Như vậy, bạn đã biết cao hà thủ ô loại nào tốt và cách phân biệt, cách sử dụng của sản phẩm như thế nào rồi đúng không. Nếu bạn còn thắc mắc gì hoặc muốn mua cao hà thủ ô đỏ chất lượng thì liên hệ ngay số Hotline: 0937.301.801 để được tư vấn.